KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CƠ QUAN NHÀ NƢỚC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở quận ba đình thành phố hà nội (Trang 109)

3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nƣớc

Về cơ chế chính sách cần có tính ổn định thống nhất: Hiện nay cơ chế chính sách trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước nói riêng của chúng ta không có tính ổn định lâu dài, thường xuyên thay đổi, đây là điều gây ra những khó khăn và bất cập cho những người làm công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước. Khi các Nghị định của

Chính phủ thay đổi kéo theo các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính c ng phải thay đổi theo cho ph hợp. Vì vậy, trong thời gian tới đề nghị Chính phủ xây dựng các Nghị định làm sao được ổn định lâu dài để các cấp chính quyền không bị lúng túng mỗi khi thay đổi các Nghị định, Thông tư hướng dẫn. Làm cho quá trình quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước đạt hiệu quả cao hơn.

Để quản lý tốt chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước thì một khâu quan trọng là phải chọn tư vấn giám sát thi công tốt, đây là “những người cảnh sát canh giữ chống sự thất thoát, lãng phí trong quá trình chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước”. Tư vấn giám sát thi công phải đủ năng lực kinh nghiệm, phải được trang bị những thiết bị công cụ cần thiết phục vụ cho kiểm tra, nghiệm thu, từng công đoạn và họ phải chịu trách nhiệm về vật chất khi phạm sai sót. Các công trình có tư vấn nước ngoài giám sát là rất yên tâm bởi họ có đủ các trang thiết bị, lương của họ cao, chẳng bên thi công nào đủ tiền mua chuộc được họ. C n giám sát thi công của ta thì sao? Không đủ phương tiện, lương lại thấp, thì khó có thể nghiêm khắc với bên B. Để tư vấn giám sát thi công của ta làm được như nước ngoài thì đề nghị Chính phủ “cần xem xét quy định lại chi phí giám sát” sao cho thích hợp, để họ không nhận “phong bì” của bên B mỗi khi nghiệm thu.

Thành lập Hội đồng độc lập trong thẩm định phê duyệt dự toán: Dự toán là tổng mức chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng công trình được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế k thuật hoặc thiết kế k thuật thi công. Dự toán là căn cứ pháp lý cho việc chi trả thanh toán khi khối lượng công việc thực hiện hoàn thành, chính vì vậy nó có ý nghĩa vô c ng quan trọng. Tuy nhiên, chất lượng dự toán của các công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay là đáng lo ngại, vẫn c n có những trường hợp áp sai định mức đơn giá và nhiều những sai sót khác mà nguyên nhân chủ yếu

nằm ở công tác thẩm định và phê duyệt dự toán. Theo quy định hiện nay, việc thẩm định và phê duyệt dự toán do các cơ quan quản lý nhà nước tiến hành như ở Ba Đình thì việc thẩm định do Ph ng tài chính kế hoạch chủ trì và Uỷ ban nhân dân quận phê duyệt dự toán dẫn đến tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi c i”. Bên cạnh đó chưa có một chế tài chặt ch về trách nhiệm đối với những sai phạm trong việc thẩm định và phê duyệt dự toán.

Để có thể nâng cao chất lượng công tác dự toán phục vụ một cách tốt nhất cho chi đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước, Chính phủ nên nhanh chóng hình thành một Hội đồng độc lập trực thuộc Chính phủ có bộ máy từ trung ương đến địa phương để thực hiện nhiệm vụ thẩm định và phê duyệt dự toán. Với tổ chức này s tránh được tình trạng đã nêu trên đó là “vừa đá bóng vừa thổi c i” và với một đội ng chuyên sâu chỉ thực hiện chuyên môn hoá mỗi công việc thẩm định và phê duyệt dự toán s làm cho chất lượng dự toán được đảm bảo một cách tốt nhất. Bên cạnh đó phải có một chế tài rõ ràng trong việc thưởng phạt đối với những người có trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ thẩm định và phê duyệt dự toán.

Đề nghị Chính phủ xem xét tạo cơ chế để chính quyền địa phương có thể được linh hoạt trong việc được điều chỉnh đơn giá trong đầu tư xây dựng cơ bản để các địa phương có thể thích ứng nhanh mỗi khi có sự biến động lớn về giá cả trên thị trường. Làm được điều này s tăng tính chủ động của chính quyền địa phương, tránh được việc các địa phương ngồi chờ Chính phủ có những điều chỉnh mỗi khi có những biến động về giá, làm chậm tiến độ đầu tư xây dựng các công trình xây dựng cơ bản. Muốn vậy c ng cần phải có lộ trình nâng cao năng lực của chính quyền địa phương trong việc xây dựng dựng các đơn giá trong đầu tư xây dựng cơ bản.

Đề nghị với Chính phủ xem xét không nên bố trí nguồn vốn dân góp bên cạnh vốn từ ngân sách nhà nước. Mà nên b nguồn này chỉ nên xây dựng dự

toán từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp. Bởi vì, tuy nguồn dân góp chiếm tỷ lệ không lớn trong tổng mức đầu tư của công trình, dự án song đối với những người dân nghèo thì lại là một khoản tiền không nh . Vì vậy, công tác thu nộp nguồn vốn này trở nên hết sức khó khăn. Có nhiều nơi không thể thu được. Mặt khác, do việc chậm thu nguồn vốn từ dân góp hoặc không thu hồi được lại chính là một trong những nguyên nhân làm cho quá trình quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn chậm.

3.3.2. Kiến nghị đối với Bộ tài chính

Trong thời gian vừa qua thì các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước liên tục được thay đổi. Chẳng hạn như chỉ trong một năm 2007 chẳng hạn việc hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành đã thay đổi hai lần từ việc ra đời thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/04/2007 thì đến ngày 09/08/2007 đã phải sữa đổi, bổ sung bằng Thông tư số 98/2007/TT-BTC. Sự thay đổi này một phần là do Chính phủ thay đổi Nghị định nhưng một phần c ng do bản thân các Thông tư c ng không được ổn định. Do đó ảnh hưởng rất lớn đến quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước.

Từ năm 2011 bộ tài chính ban hành thông tư số 19/2011/TT-BTC

ngày 14/2/2011 đến nay cơ bản đáp ứng được tình hình thanh, quyết toán dự án công trình. Chính vì vậy, trong thời gian tới đề nghị Bộ Tài chính phải làm sao xây dựng được các Thông tư có tính chiến lược dài hơi, để việc quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản đạt được hiệu quả cao hơn.

Trong thông tư hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư đề nghị Bộ tài chính nên có hướng dẫn quy định cụ thể trong mục thời hạn và hình thức thanh toán việc quy định cụ thể thời gian (chẳng hạn là 2 ngày) thì Kho bạc nhà nước phải thông báo cho các Chủ đầu tư biết những nội dung thiếu hoặc

chưa hợp lệ cho Chủ đầu tư biết để hoàn tất hồ sơ. Tránh việc Chủ đầu tư phải mất nhiều lần đi lại Kho bạc nhà nước để hoàn tất hồ sơ mới có thể thanh toán được vốn đầu tư cho Nhà thầu. Hoặc là khi hết thời hạn quy định 7 ngày mới được thông báo là hồ sơ chưa đủ điều kiện để được thanh toán.

3.3.3. Kiến nghị đối với thành phố Hà Nội

Một là, Thành phố cần hoàn thiện về cơ chế, chính sách đền b GPMB trên địa bàn theo hướng sau:

(1) Chính sách đền b tài sản để GPMB phục vụ đầu tư xây dựng của Thành phố phải đảm bảo lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan. Đối với nhà ở của tổ chức, cá nhân phải giải quyết chỗ ở mới ổn định, có điều kiện chỗ ở bằng hoặc tốt hơn chỗ ở c , hỗ trợ việc làm, ổn định cuộc sống cho người phải di chuyển, trừ trường hợp có th a thuận khác giữa các bên liên quan.

(2) Về giá đất bồi thương thiệt hại: Thành phố cần ban hành khung giá đất trên địa bàn quận phải ph hợp với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất bình quân thực tế, ổn định trong một thời gian nhất định theo hướng quản lý nhà nước nhằm loại trừ yếu tố tăng giá đột ngột do công bố qui hoạch mở đường hoặc đầu tư phát triển các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội khác c ng như những yếu tố mang tính chất đầu cơ không phản ánh đúng giá trị thực của đất đai.

(3) Nghiên cứu hoàn thiện chính sách hỗ trợ, hướng dẫn quận huyện thật cụ thể trong thực hiện chính sách để góp phần ổn định, cải thiện đời sống người dân v ng bị thu hồi đất nông nghiệp.

Hai là, điều chỉnh tăng thêm kinh phí cho những người làm công tác giám sát cộng đồng ở địa phương theo hướng ph hợp với mức sống, mức sinh hoạt trên địa bàn Thành phố (như mức 2 triệu đồng/1 người/1 năm như hiện nay là quá thấp), tạo động lực cho đối tượng này tham gia tích cực hơn trong giám sát, đánh giá các dự án đầu tư ở địa phương.

Tóm tắt chương 3: Để nâng cao hiệu quả quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách nhà nước thì không thể tập trung sử lý một số khâu nào đó mà phải thực hiện toàn diện, đồng bộ, nội dung chương 3 đã đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu qua chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Để các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại quận Ba Đình, cần có sự hỗ trợ và giúp đỡ của Nhà nước bằng pháp luật, chủ trương, chính sách, đặc biệt đối với quận Ba Đình, ngoài sự nỗ lực thực hiện tốt và đổi mới công tác quản lý chi đầu tư XDCB thì cần có sự giúp đỡ của Trung ương và của thành phố Hà Nội.

KẾT LUẬN CỦA LUẬN VĂN

Hiệu quả kinh tế - xã hội và không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý chi vốn đầu tư nói chung và chi vốn xây dựng cơ bản nói riêng luôn là vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Ở nước ta việc chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước luôn là vấn đề cấp thiết và quan trọng, vì vốn luôn luôn khan hiếm và nếu chi không có hiệu quả thì không thể có tăng trưởng và phát triển kinh tế được, lại càng không đảm bảo được định hướng XHCN. Đối với một địa phương như quận Ba Đình, lại càng có ý nghĩa cấp bách và cần thiết hơn lúc nào hết. Bằng phương pháp nghiên cứu khoa học, trên cơ sở kết hợp chặt ch giữa lý luận và thực tiễn luận văn đã hệ thống lại và giải quyết một số nội dung lý luận và thực tiễn sau:

Luận văn đã khái quát và làm sáng t những vấn đề lý luận cơ bản về ngân sách nhà nước, chi ngân sách nhà nước, quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản.

Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng về quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại quận Ba Đình. Từ đó chỉ ra những kết quả đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân những hạn chế trong quản lý chi chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại quận Ba Đình.

Trên cơ sở lý luận ở Chương 1 và đánh giá thực trạng ở Chương 2, luận văn đã đề xuất các hệ giải pháp và các kiến nghị để thực hiện các giải pháp một cách chặt ch trong sự liên kết với nhau c ng nhằm mục tiêu quản lý chi đầu tư XDCB quận Ba Đình.

Cuối c ng luận văn đã đưa ra những giải pháp, kiến nghị cụ thể để quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại quận Ba Đình.

Với những kết quả đạt được của luận văn, tác giả hy vọng s đóng góp một phần công sức nh bé vào việc cụ thể hóa công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước là một vấn đề phức tạp, có phạm vi rộng, liên quan đến nhiều bộ phận, lĩnh vực nên những giải pháp, kiến nghị trong luận văn chỉ là những đóng góp nh trong tổng thể các biện pháp nhằm quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước nói chung và trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội nói riêng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2010), Thông tư 210/2010/TT-BTC ngày 20/12/2010, quy định vi c quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngu n vốn NSNN theo niên độ ngân sách hàng năm.

2. Bộ xây dựng (2010), Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010, hưởng dân lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

3. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011, hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc vốn Ngân sách;

4. Bộ Tài chính (2011), Thông tư 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011, quy định quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghi p cỏ tính chất đầu tư thuộc ngu n NSNN.

5. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 90/2013/TT-BTC ngày 28/6/2013,

hướng dân xây dựng dự toán NSNN năm 2014.

6. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15/08/2013, Quy định thẩm tra, thấm định và phê duy t thiết kế xây dựng công trình.

7. Chính phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003, quy định chi tiết và hưởng dẫn thi hành Luật NSNN.

8. Chính phủ (2009), Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009, quảnlý dự án đầu tư xây dựng công trình.

9. Chính phủ (2013), Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013, quảnlý chất lượng công trình xây dựng.

10. Chính phủ (2014), dự thảo Nghị định, hướng dẫn thỉ hành Luật đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư.

11. Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng thế giới (2004), Vi tNam quảnlý chi tiêu công để tăng trưởng và giảm nghèo, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.

12. Học viện Tài chính (2005), Giáotrình Quản lýài chính công, Nhà xuất bản Tài chính, Hà nội.

13. Quốc hội (2013), Luật đâu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013.

14. Thủ tướng Chính phủ (2011), chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011, tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách và vốn trái phiếu Chính phủ.

15. Thủ tướng Chính phủ (2012), Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012,

những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng trong xây dựng cơ bản tại các địa phương.

16. Thủ tướng Chính phủ (2013), Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013, tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ ngu n vốn NSNN, trái phiếu chính phủ.

17. Bộ tài chính, Bộ Nội vụ (2009). “Thông tư liên tịch sô 90/90/2009/TTLT- BTC-BNV ngày 06/5/2009, Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện”.

18. Thái Bá Cẩn (2007), Quản lý tài chính trong lĩnh vực đầu tư XDCB, Nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở quận ba đình thành phố hà nội (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)