DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2015.
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc
Trong thời gian qua Ba Đình đã tập trung mọi nguồn lực cho đầu tư XDCB, trong đó tập trung vốn cho xây dựng các công trình hạ tầng k thuật như đường, thoát nước ngõ ngách của các phường. Cải tạo hè, hệ thống thoát nước đan rãnh của 32 tuyến phố theo phân cấp; UBND quận quan tâm tập trung quy hoạch, xây dựng, cải tạo các trường học với tổng 39/49 trường do quận quản lý được đầu tư, xây dựng, cải tạo. Khối các nhà văn hóa cấp phường được đầu tư xây dựng với số lượng 24 nhà văn hóa. Khối trụ sở đã đầu tư cải tạo, nâng cấp được 9/14 phường ngoài ra c n có trụ sở của các cơ quan quân đội, công an.... Nhóm công trình y tế đã được xây dựng, cải tạo với 11/14 trạm y tế. Ngoài ra nhóm các công trình di tích c ng được quan tâm đầu tư, tr ng tu đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh của nhân dân. C ng với đó là các dự án xây dựng chợ trên địa bàn c ng được đầu tư. Hoạt động quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB ngày càng có hiệu quả trong điều kiện vốn NSNN chi cho đầu tư XDCB ngày càng tăng. Việc phân cấp quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN ngày càng rõ ràng và mở rộng hơn. Tăng cường kiểm soát vốn cho cho KBNN, việc thực hiện công việc thẩm tra quyết toán vốn ở cơ quan tài chính ngày một thực hiện tốt hơn. Trách nhiệm, tập thể, cá nhân trong quản lý sử dụng VĐT XDCB dần được xác định. Cụ thể, quản lý chi đầu tư XDCB bằng nguồn NSNN trên địa bàn quận Ba Đình trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả cơ bản như sau:
- Công tác lập kế hoạch, phân bổ kế hoạch và giao kế hoạch VĐT xây dựng trong thời gian qua ở địa bàn quận có những tiến bộ đáng kể, từ chỗ kế hoạch vốn hàng năm thường đến cuối quý I mới được giao cho các Chủ đầu
tư, và phải thường xuyên phải điều chỉnh nhiều lần. Thì những năm gần đây đã có những cải tiến đáng kể. Kế hoạch vốn đã được giao vào đầu năm, và không phải điều chỉnh nhiều trong năm.
Công tác kiểm soát thanh toán VĐT qua hệ thống Kho bạc nhà nước được KBNN quận tiến hành thực hiện đối với các công trình, dự án trên địa bàn quận khá tốt, nhất là ở khâu kiểm soát sự đầy đủ của hồ sơ, thủ tục giúp cho Chủ đầu tư tiết kiệm chi phí và thời gian trong việc giao dịch thanh toán vốn cho các công trình, dự án. Nó đã thực sự là một biện pháp tích cực để thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực XDCB. Bởi vì các khoản chi NSNN khi được xuất qu ra kh i Kho bạc nhà nước d là tạm ứng hay thanh toán khối lượng đều được kiếm soát tính hợp lệ hợp pháp của khoản chi
c ng như việc chấp hành định mức, đơn giá và các chính sách chế độ của Nhà nước. Theo số liệu thống kê những năm qua thực hiện kiểm soát thanh toán,
KBNN quận Ba Đình đã kiểm soát tương đối chặt ch nhất là ở khâu kiểm tra thủ tục hồ sơ.
- Có thể nói công tác quyết toán VĐT dự án hoàn thành ở quận Ba Đình đã
có những tiến bộ rõ rệt, từ chỗ chậm quyết toán, tồn đọng nhiều ở những năm 2011 thì những năm gần đây tiến độ quyết toán nhanh hơn, nhất là từ khi quận quan tâm, đôn đốc chủ đầu tư quyết toán và tăng cường thêm cán bộ thẩm tra quyết toán, các cán bộ được bố trí thẩm tra quyết toán c ng có chuyên môn về lĩnh vực hơn. Các công trình hoàn thành bàn giao chưa được quyết toán đã dần được quyết toán gần hết đảm bảo quy định về thời gian. Qua quyết toán c ng đã phát hiện những sai sót và giảm chi cho NSNN hàng tỷ đồng.
2.3.2. Những hạn chế trong quản lý chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc ở quận Ba Đình
Công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách trên địa bàn quận Ba Đình ngày càng được hoàn thiện và đã có những tiến bộ rõ rệt nhưng vẫn
chưa thực sự chặt ch , chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, do c n tồn tại ở hầu hết các khâu trong quá trình quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN.
2.3.2.1. Bộ máy quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Hạn chế trong tổ chức bộ máy quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN: Bộ máy quản lý chi ngân sách ở cấp quận có thể nói chủ yếu là bộ máy của cơ quan tài chính, KBNN quận và các Ban quản lý dự án (Chủ đầu tư). Trong thời gian qua c n bộc lộ một số hạn chế sau:
Bộ máy nhân sự ở Ph ng tài chính - Kế hoạch quận có 20 cán bộ, trong đó có 16 cán bộ biên chế và 4 cán bộ hợp đồng. Ph ng Tài chính - Kế hoạch quận Ba Đình gồm 1 trưởng ph ng và 3 phó trưởng ph ng, được phân công thành 3 bộ phận: bộ phận quản lý ngân sách, bộ phận đầu tư XDCB và bộ phận kế hoạch. Bộ phận quản lý ngân sách gồm 10 cán bộ chiếm 50% tổng số cán bộ hiện có của ph ng; bộ phận đầu tư XDCB gồm 7 cán bộ chiếm 35% tổng số cán bộ hiện có của ph ng; bộ phận kế hoạch gồm 03 cán bộ chiếm 15% tổng số cán bộ hiện có của ph ng. Ph ng Tài chính - Kế hoạch quận Ba Đình bao gồm 20 cán bộ, trong đó 10 cán bộ nữ, 10 cán bộ nam; 100% cán bộ được đào tạo đại học theo đúng chuyên ngành, trình độ thạc s 4/20 người, tuy nhiên cán bộ phụ trách thẩm tra, quyết toán công trình chưa thực sự đảm bảo tiến độ thẩm tra, dẫn đến kéo dài thời gian thẩm tra.
Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án chưa được tiêu chuẩn hoá, chưa mang tính chuyên nghiệp nên rất lúng túng trong thủ tục đầu tư và xây dựng, gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoàn thiện thủ tục tạm ứng, thanh toán, quyết toán công trình. Ảnh hưởng đến việc đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng c ng như chống thất thoát, lãng phí các công trình. Mô hình Ban quản lý dự án hiện nay vẫn c n mang nặng tính bao cấp, chưa có cơ chế khuyến khích lợi ích vật chất để cho tổ chức này hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn.
2.3.2.2. Về kế hoạch
Kế hoạch VĐT XDCB vẫn c n phải điều chỉnh trong năm gây khó khăn cho việc theo dõi, quản lý, cấp phát thanh toán vốn, làm giảm tính pháp lý của kế hoạch dẫn đến sự không nghiêm túc của các Chủ đầu tư trong việc thực hiện kế hoạch. Nhiều dự án chưa đủ điều kiện ghi kế hoạch vốn theo quy chế quản lý đầu tư XDCB vẫn được ghi vào kế hoạch, nhiều dự án kế hoạch vốn hàng năm bố trí không ph hợp với tiến độ thực hiện dự án.
2.3.2.3. Cấp phát và thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Những tồn tại trong khâu kiểm soát, thanh toán VĐT: Việc triển khai thực hiện dự án đầu tư vẫn rất chậm và thường thực hiện vào cuối năm kế hoạch dẫn đến việc ứ đọng vốn ở cơ quan cấp phát thanh toán và tập trung vào thanh toán ở những tháng cuối của năm gây khó khăn cho cơ quan thanh toán trong việc kiểm soát thanh toán VĐT XDCB. Công tác cấp phát, thanh toán VĐT XDCB vẫn chưa được kịp thời và dứt điểm trong năm kế hoạch (thường phải kéo dài thời hạn thanh toán sang quý I của năm sau).
Thực tế tại Ba Đình trong những năm vừa qua chủ yếu chỉ mới kiểm tra sự đầy đủ tính hợp lý của hồ sơ, thấy đủ điều kiện là giải quyết cho thanh toán. C n việc kiểm tra dự toán hầu như là chưa thực hiện được. Cho đến nay trong các báo cáo của KBNN quận chưa thấy có số liệu nào cho thấy kết quả của việc kiểm tra dự toán. Chưa chỉ ra được những thiếu sót trong khâu lập dự toán, việc áp dụng định mức đơn giá, c ng như phát hiện lỗi số học.
2.3.2.4. Công tác quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Những tồn tại trong khâu quyết toán VĐT: Công tác quyết toán VĐT XDCB hoàn thành ở quận Ba Đình c n có những hạn chế cơ bản sau:
chậm so với quy định. Hầu hết các dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng có thời gian quyết toán chậm nhiều tháng, thậm chí nhiều công trình, dự án chậm nhiều năm nhưng vẫn chưa được Chủ đầu tư lập báo cáo quyết toán hoàn thành gửi cơ quan thẩm tra.
- Chưa có chế tài để buộc các Nhà thầu, Chủ đầu tư phải quyết toán đúng giá trị khối lượng. Nhà thầu cố tình đưa tăng giá trị quyết toán lên, Chủ đầu tư, cơ quan thẩm tra quyết toán, cơ quan kiểm toán, thanh tra phát hiện ra thì chỉ bị cắt giảm phần khai khống mà không bị xử phạt. Việc phát hiện ra sai
phạm là hết sức khó khăn, nhưng hiện nay chưa có cơ chế xử phạt cụ thể, đồng thời khuyển khích lợi ích thoả đáng cho những người phát hiện, nên VĐT XDCB vẫn c n thất thoát, lãng phí.
Không đủ cán bộ để làm công việc quyết toán VĐT XDCB. Theo phân cấp hiện nay thì UBND quận phê duyệt quyết toán các công trình do quận quyết định đầu tư. Ở Ba Đình hàng năm số lượng công trình c ng như giá trị quyết toán ngày một lớn. Tuy nhiên, số cán bộ làm công việc quyết toán lại ít. Do đó, khó có thể đảm đương được khối lượng công việc này, dẫn đến chậm tiến độ hoặc b sót khối lượng thực hiện thực tế, trở thành hình phong, hợp thức hoá cho việc quyết toán sai của Chủ đầu tư và Nhà thầu.
2.3.2.5. Các hạn chế khác
Hạn chế trong khâu kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương:
- Chưa có cơ chế giám sát tình hình chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN đối với tất cả các chương trình, dự án một cách toàn diện, thường xuyên và có hệ thống. Các cơ quan kiểm tra, giám sát chồng chéo, tr ng lắp trong chức năng quyền hạn và trách nhiệm. C n thiếu sự phối hợp chặt ch giữa các cơ quan nhà nước trong kiểm tra việc quản lý VĐT XDCB. Các quy trình kiểm
thời. Trách nhiệm và quyền lợi cá nhân đối với người giám sát chưa được thiết lập.
- Đã có cơ chế công khai trong quản lý sử dụng VĐT nhưng hầu như chưa thực hiện được như trong chi thường xuyên. Cụ thể như phải công khai kế hoạch vốn phân bổ hàng năm cho từng dự án, công khai dự toán, quyết
toán công trình nhằm tạo điều kiện nâng cao dân chủ, để toàn thể nhân dân tham gia giám sát quá trình chi NSNN cho các công trình, dự án đầu tư.
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế
Trong quá trình đổi mới và hội nhập, những năm qua Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt các cơ chế chính sách mới về quản lý kinh tế liên quan đến đầu tư nói chung, đầu tư XDCB nói riêng. Trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung ngày một hoàn thiện hơn góp phần vào công việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên vẫn c n những hạn chế sau:
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
Các văn bản quy phạm pháp luật thay đổi quá nhiều, c n thiếu chặt ch , thiếu đầy đủ, đặc biệt là các hướng dẫn cho những trường hợp cụ thể, tính không đồng bộ giữa văn bản Nhà nước và các Bộ đã tạo ra nhiều k hở, tạo cơ chế “xin cho”, trách nhiệm không rõ ràng thuộc về đơn vị, cá nhân nào, tạo “quyền lợi lớn” nhưng “trách nhiệm lại nh ”). Do yếu tố biến động giá nguyên vật liệu; Biến động tỷ giá ngoại tệ; Chế độ tiền lương thay đổi (từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2011 tăng khoảng 22%, từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2011 tăng hơn 100% so với năm 2010); Do khó khăn trong công tác đền b giải phóng mặt bằng xuất phát từ việc thay đổi chính sách đền b giải phóng mặt bằng. Vì vậy, gây nên những thất thoát, lãng phí trong quá trình đầu tư xây dựng nói chung và trong quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB nói riêng.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Sự phân định trách nhiệm giữa các bộ phận tham gia vào công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN chưa được rõ ràng c n chồng chéo, có nhiều cơ quan tham gia. Xét trên góc độ quản lý thì sự phân định rõ ràng phạm vi, trách nhiệm của cá nhân, bộ phận tham gia vào quá trình quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN là vấn đề hết sức trọng yếu. Nhờ đó giúp các đối tượng tham gia vào hoạt động chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN nắm rõ được phạm vi, quyền hạn c ng như trách nhiệm pháp lý của họ trong việc thực thi công việc của mình, qua đó công việc được tiến hành trôi chảy hơn, dựa trên nguyên tắc hết sức rõ ràng và minh bạch. Nguyên tắc phân định trách nhiệm pháp lý cần phải được tôn trọng và thể chế hoá. Tuy hiện nay đã có những quy định mới về việc xử lý hành chính đối với các hành vi gây lãng phí, sử dụng VĐT sai mục đích, các dự án xây dựng xong nhưng không đáp ứng được các tiêu chuẩn về k thuật. Song, những biện pháp đó chưa đủ mạnh để những người nắm giữ trách nhiệm quản lý nhà nước về chi NSNN nói chung và chi NSNN cho đầu tư XDCB nói riêng thực hiện nghiêm túc công việc của minh, không bị vật chất “cám dỗ”.
Chủ chương đầu tư của các cấp, các ngành chưa sát thực với thực tế với tình hình thực tế tại địa phương, do đó mà có những công trình không phát huy được hiệu quả như xây dựng khu tái định cư cho nhân dân nhưng lại quá xa trung tâm, hay người dân đang quen sinh hoạt trong khu vực trung tâm nhưng nơi ở mới không đáp ứng được; chợ xây dựng xong nhưng không có người, một phần do nếp sống của dân vẫn chọn những nơi thuận tiện nhất cho người mua để làm nơi họp chợ như ngay trên mặt đường, cạnh các trường học, ngay cổng các cơ quan xí nghiệp, một phần khi sử dụng khu chợ mới kéo theo người lao động s phải chịu thêm các loại phí như phí vệ sinh môi trường, phí thuê ki ốt...
Cơ chế chính sách đền b GPMB c n nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, bất họp lý trong chính sách giá bồi thường đối với đặc th là quận trung tâm của thành phố, làm phát sinh khiếu kiện phức tạp, khiến công tác đền b , GPMB gặp nhiều khó khăn. Trong quá trình triển khai thực thiện dự án, công tác tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách, phương án đền b của các xã, thị trấn và các ph ng ban chức năng thiếu kịp thời, linh hoạt đã ảnh hưởng không nh đến tiến độ công việc. Công tác phối, kết hợp giữa quận và các cơ quan chức năng của quận với Sở, Ban ngành của tỉnh c n thiếu chặt ch và đồng bộ, nên việc huy động sức mạnh tổng họp trong việc GPMB c n hạn chế.
Kế hoạch phân bổ VĐT XDCB hàng năm được xây dựng chưa đúng và chưa sát với khả năng của nhà thầu xây dựng. Đồng thời, chưa có sự tính toán về biến động giá nguyên vật liệu trên thị trường, loại vật liệu ph hợp có thể thay thế khi đơn giá trên thị trường bị biến động gây nên tình trạng thiếu vốn. Đặc biệt, có những dự án được xây dựng để đáp ứng mục tiêu phát triển kinh