Thẩm quyền, thời hạn và trình tự giải quyết khiếu nạitrong hoạt động tư pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại tư pháp từ thực tiễn tòa án nhân dân quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 27 - 41)

có hiệu quả thì người đứng đầu các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải dựa vào đội ngũ công chức làm công tác tham mưu giải quyết khiếu nại. Nếu đội ngũ công chức tham mưu với trình độ, năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu thì có thể tham mưu ra kết luận, kiến nghị giải quyết thiếu tính khả thi.

Bên cạnh đó, để việc giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp có hiệu quả cần có sự đầu tư về trang thiết bị, cơ sở vật chất phù hợp. Theo đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; cơ sở dữ liệu quốc gia về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại cần sớm áp dụng trên phạm vi cả nước để việc theo dõi các thông tin về việc giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp tập trung hơn, có cơ sở tổng hợp số liệu tin cậy phục vụ công tác xây dựng báo cáo; từ đó nắm được tình hình giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp trên phạm vi cả nước, kịp thời có hướng lãnh đạo, chỉ đạo thúc đẩy việc giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp có hiệu quả.

1.2.3. Thẩm quyền, thời hạn và trình tự giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp động tư pháp

1.2.3.1. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp

Pháp luật tố tụng hiện hành xác định thẩm quyền giải quyết khiếu nại thuộc trách nhiệm của người đứng đầu các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Chủ thể có trách nhiệm giải quyết khiếu nại trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải tiếp nhận, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật khiếu nại, tố cáo. Theo đó các chủ thể sau có thẩm quyền giải quyết khiếu nại là: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Chánh án Tòa án nhân dân các cấp, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra và Cấp trưởng Cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra.

Trong đó:

i) Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố do Viện trưởng

VKSND thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án đó giải quyết [22, tr. 384]

ii) Khiếu nại quyết định bắt, tạm giam trong giai đoạn xét xử do Chánh án Tòa án nhân dân giải quyết.

iii) Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra trừ khiếu nại về việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam do Thủ trưởng Cơ quan điều tra giải quyết lần đầu, Viện trưởng VKSND cùng cấp giải quyết lần hai trong trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng Cơ quan điều tra bị khiếu nại [22, tr. 386-387].

iv) Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Thủ trưởng Cơ quan điều tra và các quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra đã được Viện kiểm sát phê chuẩn do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp giải quyết lần đầu. Thẩm quyền giải quyết lần hai đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nếu việc giải quyết khiếu nại lần đầu do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh giải quyết.

v) Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của cấp phó, cán bộ điều tra của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trừ khiếu nại về việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam do cấp trưởng cơ quan được được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết lần đầu. Viện trưởng VKSND cùng cấp giải quyết lần hai trong trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại của cấp trưởng bị khiếu nại.

vi) Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của cấp trưởng cơ quan được được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp giải quyết.

vii) Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát do Viện trưởng Viện kiểm sát

giải quyết lần đầu. Thẩm quyền giải quyết lần hai do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp trong trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu bị khiếu nại [22, tr. 388-390].

viii) Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát do Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp giải quyết.

Lưu ý: Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, truy tố do Viện kiểm sát nhân dân tối cao giải quyết.

Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử do Viện kiểm sát nhân dân cấp cao giải quyết.

Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên công tác tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên và Kiểm tra viên công tác tại Viện kiểm sát quân sự trung ương, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương giải quyết.

Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Thẩm phán, Thẩm tra viên, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực trước khi mở phiên tòa do Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án quân sự khu vực giải quyết lần đầu. Thẩm quyền giải quyết lần hai do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu giải quyết [22, tr. 390-393].

Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án quân sự khu vực trước khi mở phiên tòa do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu giải quyết.

Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Thẩm phán, Thẩm tra viên, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu trước khi mở phiên tòa do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu giải quyết lần đầu. Thẩm quyền giải quyết lần hai do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương giải quyết.

Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Thẩm phán, Thẩm tra viên, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao trước khi mở phiên tòa do Chánh án Tòa án cấp cao giải quyết lần đầu. Thẩm quyền giải quyết lần hai do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết.

Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương giải quyết.

Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm tra viên công tác tại Tòa án nhân dân tối cao, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán và Thẩm tra viên công tác tại Tòa án quân sự trung ương, Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương giải quyết.

1.2.3.2. Thời hạn giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp

Thời hạn giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp lần đầu là 15 ngày và đối với giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp lần hai là 07 ngày, kể từ ngày Tòa án, Viện kiểm sát nhận được khiếu nại. Trường hợp cần thiết, đối với vụ việc có tính chất phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể được kéo dài nhưng không quá 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại.

Đối với lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt, quyết định tạm giữ, lệnh tạm giam, quyết định tạm giam, quyết định phê chuẩn việc bắt,

quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giam và khiếu nại các hành vi thực hiện các lệnh và quyết định đó phải được giải quyết ngay trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được khiếu nại. Trường hợp cần phải có thời gian để xác minh thêm thì thời hạn giải quyết không được quá 03 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại.Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Viện trưởng Viện kiểm sát thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nếu việc giải quyết khiếu nại lần đầu do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh giải quyết. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là quyết định có hiệu lực pháp luật.

1.2.3.3. Trình tự giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp

Trình tự giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra điều kiện thụ lý khiếu nại

Thứ nhất, Trước khi thụ lý, cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại

phải kiểm tra điều kiện thụ lý khiếu nại, chỉ thụ lý giải quyết khiếu nại khi đảm bảo các điều kiện sau:

- Khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp. Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ; nếu nhiều người khiếu nại bằng đơn về một nội dung thì trong đơn có chữ ký của những người khiếu

nại và phải cử người đại diện để trình bày khi có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại.

Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn hoặc ghi lại nội dung khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản. Nếu nhiều người đến khiếu nại trực tiếp về một nội dung thì hướng dẫn người khiếu nại cử đại diện để trình bày nội dung khiếu nại và ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản.

- Khiếu nại trong thời hiệu quy định của pháp luật. Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hiệu khiếu nại, nhưng người khiếu nại phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh hoặc văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

- Người khiếu nại phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật, có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định tố tụng, hành vi tố tụng, quyết định giải quyết khiếu nại mà mình khiếu nại.

Người khiếu nại có thể tự mình hoặc thông qua người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hoặc người đại diện thực hiện quyền khiếu nại; trường hợp người khiếu nại là người dưới 18 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà không thể tự mình khiếu nại thì việc khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp và phải có giấy tờ chứng minh.

- Việc khiếu nại chưa có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật và chưa có đơn rút khiếu nại của người khiếu nại.

Thứ hai, Sau khi kiểm tra, nếu khiếu nại đủ điều kiện thụ lý theo quy

định thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết phải thụ lý để giải quyết và thông báo việc thụ lý bằng văn bản đến người khiếu nại.

Bước 2: Yêu cầu giải trình và cung cấp hồ sơ, thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại

Thứ nhất, Sau khi thụ lý khiếu nại, người giải quyết khiếu nại yêu cầu

người khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung khiếu nại; yêu cầu người bị khiếu nại giải trình bằng văn bản và cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung bị khiếu nại.

Trường hợp giải quyết khiếu nại lần thứ hai thì phải yêu cầu người giải quyết khiếu nại lần đầu cung cấp hồ sơ giải quyết khiếu nại.

Thời hạn yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu và giải trình phải trong thời hạn giải quyết khiếu nại.

Thứ hai, Qua nghiên cứu nội dung khiếu nại, thông tin, tài liệu, chứng

cứ do người khiếu nại cung cấp; hồ sơ, tài liệu và văn bản giải trình của người bị khiếu nại, nếu thấy quyết định tố tụng, hành vi tố tụng, quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu là đúng quy định của pháp luật thì người giải quyết khiếu nại ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay. Trường hợp chưa đủ căn cứ cho việc giải quyết khiếu nại thì tiến hành xác minh nội dung khiếu nại.

Bước 3: Quyết định xác minh, kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại Thứ nhất, Người giải quyết khiếu nại trực tiếp xác minh hoặc quyết

định phân công người tiến hành xác minh nội dung khiếu nại. Khi cần thiết, người giải quyết khiếu nại quyết định thành lập Đoàn xác minh hoặc Tổ xác minh nội dung khiếu nại (sau đây gọi chung là Tổ xác minh).

Thứ hai, Người được phân công xác minh nội dung khiếu nại phải lập

kế hoạch xác minh trình người có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp thành lập Tổ xác minh thì Tổ trưởng Tổ xác minh có trách nhiệm lập kế hoạch xác minh. Kế hoạch xác minh gồm các nội dung sau:

+ Căn cứ pháp lý để tiến hành xác minh; + Mục đích, yêu cầu của việc xác minh; + Những nội dung cần xác minh;

+ Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân phải làm việc để xác minh, thu thập các thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại;

+ Các điều kiện, phương tiện phục vụ cho việc xác minh;

+ Dự kiến thời gian thực hiện từng công việc, nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên; thời gian dự phòng để xử lý các công việc phát sinh;

+ Việc báo cáo tiến độ thực hiện các nội dung cần xác minh; + Các nội dung khác (nếu có).

Bước 4: Xác minh nội dung khiếu nại

Thứ nhất, Công bố quyết định phân công xác minh nội dung khiếu nại.

Người được phân công xác minh hoặc Tổ trưởng Tổ xác minh thực hiện việc công bố quyết định phân công xác minh nội dung khiếu nại tại cơ quan, đơn vị của người bị khiếu nại hoặc tại trụ sở cơ quan, đơn vị nơi phát sinh khiếu nại. Việc công bố quyết định phân công xác minh nội dung khiếu nại phải được lập biên bản.

Thứ hai, Làm việc với người khiếu nại

Trong trường hợp nội dung đơn khiếu nại chưa rõ và thông tin, tài liệu, chứng cứ do người khiếu nại cung cấp chưa đầy đủ, người giải quyết khiếu nại hoặc người được phân công xác minh nội dung khiếu nại làm việc trực tiếp với người khiếu nại hoặc người đại diện, người được ủy quyền, luật sư,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại tư pháp từ thực tiễn tòa án nhân dân quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 27 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)