Khái quát về Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại tư pháp từ thực tiễn tòa án nhân dân quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 41 - 43)

Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm được xây dựng trên diện tích đất 200m2 có địa chỉ tại số 51 phố Lò Sũ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, về cơ sở vật chất của cơ quan có 03 phòng xử, 01 phòng kho lưu trữ, 01 phòng họp và 20 phòng làm việc, trung bình mỗi phòng làm việc 14m2 gồm 01 thẩm phán và 01 thư ký.

Về trang thiết bị làm việc: Cơ quan hiện có 28 máy vi tính, 03 máy photo (trong đó có 01 máy mới và 02 máy đã cũ).

Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm có chức năng xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự, dân sự, hành chính; giải quyết những việc dân sự; giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp; xem xét và kết luận cuộc đình công hợp pháp hay không hợp pháp và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền mà pháp luật đã quy định.

Theo Điều 45, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định về cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương:

“1. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có thể có Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa xử lý hành chính. Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc

hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Căn cứ quy định tại khoản này và yêu cầu, thực tế xét xử ở mỗi Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức Tòa chuyên trách.

2. Bộ máy giúp việc.

3. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có Chánh án, Phó Chánh án, Chánh tòa, Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên về thi hành án, công chức khác và người lao động”

Hiện nay, Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm có tổng số biên chế gồm 24 cán bộ, công chức, trong đó Ban lãnh đạo Tòa án gồm có đồng chí Chánh án, 02 đồng chí Phó Chánh án; có 13 Thẩm phán (trong đó có 01 Thẩm phán kiêm Thẩm tra viên về thi hành án), 10 Thư ký, 01 Kế toán và 05 nhân viên lao động theo hợp đồng (03 bảo vệ và 02 tạp vụ) và từ ngày 01/11/2018 Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm đã thành lập 01 Trung tâm hòa giải, đối thoại trực thuộc Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm theo Đề án về đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án nhân dân của Tòa án nhân dân tối cao; trong đó Trung tâm có 06 đồng chí làm

việc theo hình thức hợp đồng (05 đồng chí hòa giải, đối thoại viên và 01 đồng chí thư ký). Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đơn vị có 18 đồng chí trong biên chế có trình độ cử nhân luật, 01 đồng chí có trình độ tiến sỹ luật, 05 đồng chí có trình độ thạc sỹ luật học; 03 đồng chí đã tốt nghiệp lớp cao cấp lý luận chính trị, 02 đồng chí tốt nghiệp lớp trung cấp lý luận chính trị.

Tóm lại, là đơn vị đóng trên địa bàn một quận trung tâm của Thủ đô, có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích thăm quan lịch sử văn hóa, tập trung đông dân cư, trung tâm thương mại, hành chính, đón nhiều du khách trong và ngoài nước và là nơi diễn ra nhiều hoạt động thương mại, du lịch, dịch vụ, văn hóa thể thao…, nên bên cạnh những thuận lợi, quận Hoàn Kiếm là

một quận luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; là địa bàn hoạt động của các đối tượng phản động lợi dụng tôn giáo, dân chủ để kích động, tổ chức các hoạt động tụ tập biểu tình, khiếu kiện đông người…Do đó Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm cũng có những khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Hàng năm đơn vị phải giải quyết số lượng lớn các loại vụ án về hình sự, tranh chấp dân sự, kinh doanh thương mại, lao động .. đa dạng, gay gắt, phức tạp và có chiều hướng ra tăng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại tư pháp từ thực tiễn tòa án nhân dân quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)