Đánh giá về hoạt động giải quyết khiếu nại tƣ pháp tại Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại tư pháp từ thực tiễn tòa án nhân dân quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 54 - 61)

Thông báo trả lại đơn khởi kiện số 06/2018/TB-TA ngày 30 tháng 07 năm 2018 của Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

2.2.2. Đánh giá về hoạt động giải quyết khiếu nại tƣ pháp tại Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

2.2.2.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân Về kết quả đạt được:

Tất cả các đơn khiếu nại trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đều được Lãnh đạo Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm quan tâm, chỉ đạo giải quyết kịp thời. Quá trình giải quyết luôn đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại và người bị khiếu nại theo quy định của pháp luật. Khi giải quyết đơn khiếu nại, Tòa án đều tiến hành xác minh, bảo đảm việc giải quyết có căn cứ, đúng pháp luật. Tất cả các đơn khiếu nại sau khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại đều gửi văn bản giải quyết cho người khiếu nại đúng quy định. Việc giải quyết đơn khiếu nại trong hoạt động tư pháp đều được thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Qua công tác giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm đã kịp thời phát hiện nhiều thiếu sót từ hoạt động tư pháp của Tòa án. Kịp thời chỉ đạo cán bộ trong cơ quan khắc phục, sửa chữa các thiếu sót; kiến nghị đến cơ quan điều tra khắc phục các vi pham tố tụng.

Góp phần nâng cao chất lượng công tác xét xử, bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật. Qua công tác tiếp nhận đơn, giải quyết đơn Lãnh đạo Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm đánh giá được mức độ hài lòng của nhân dân đối với hoạt động thực hiện chức năng của ngành Tòa án.

Nguyên nhân của kết quả:

Cấp ủy và Lãnh đạo Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm đã phổ biến, quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 35 - CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị, về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Các cán bộ, đảng viên đã thực hiện nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật và quy chế của ngành, đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng trong việc hạn chế đơn thư vượt cấp, ngăn chặn nguy cơ phát sinh những vụ việc phức tạp hoặc điểm nóng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

Lãnh đạo Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm đã thực hiện nghiêm túc chế độ tiếp công dân thường xuyên, định kỳ và đột xuất theo quy định. Đặc biệt, đã dành thời gian trực tiếp gặp gỡ và đối thoại với công dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân để kịp thời giải quyết đúng chính sách, pháp luật những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại của công dân. Qua đó, tạo chuyển biến tích cực trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp của Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

Ban lãnh đạo Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm đã nhận thức sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng của công tác giải quyết khiếu nại nói chung và giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp nói riêng. Các Chỉ thị của Đảng về tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại; Nghị quyết của Quốc hội; Chỉ thị, Kế hoạch của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được quán triệt đến công chức Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm nghiêm túc thực hiện.

Thường xuyên phối hợp với các ngành nội chính trong hoạt động điều tra, truy tố và phòng ngừa tội phạm qua đó tích cực làm tham mưu cho Quận ủy, chính quyền quận và phường nhằm thực hiện tốt các mặt công tác có liên quan đến pháp luật nhất là trong lĩnh vực giải quyết các loại mâu thuẫn tranh chấp, giải quyết khiếu nại tố cáo.

2.2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Thứ nhất, vẫn còn quyết định giải quyết khiếu nại bị cấp trên có thẩm quyền sửa bởi các nguyên nhân sau:

Nguyên nhân chủ quan đội ngũ cán bộ được giao giải quyết khiếu nại vẫn còn hạn chế năng lực, chưa được quan tâm. Tại Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm biên chế quá mỏng chỉ có 24 biên chế, cán bộ Tòa án phải đảm nhiệm nhiều khâu công tác từ hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính hôn nhân gia đình và cũng chưa thành lập bộ phận chuyên trách để giải quyết các khiếu nại trong hoạt động tư pháp. Khi tiếp nhận các đơn thư khiếu nại trong hoạt động tư pháp, Chánh án giao việc nghiên cứu giải quyết khiếu nại cho chính cán bộ giải quyết án, việc giải quyết khiếu nại giao cho cán bộ giải quyết án, là người bị khiếu nại và có xu hướng bảo vệ quyết định, hành vi của mình. Vì vậy dẫn đến thực trạng các khiếu nại chưa được xem xét một cách độc lập, theo ý chủ quan của cán bộ giải quyết vụ việc. Thậm chí khi giải quyết khiếu nại trong tố tụng hình sự lãnh đạo Tòa án chưa thật sự công bằng, đang xem các khiếu nại trong tố tụng hình sự là sự phản ứng, chống đối từ phía bị can, bị cáo, từ phía luật sư, do vậy khi giải quyết khiếu nại đã cố ý bảo vệ các quyết định của cơ quan tư pháp. Do vậy cần xây dựng cơ chế độc lập khi giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp.

Nguyên nhân khách quan do hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, bất cập trong các quy định của pháp luật về khiếu nại trong hoạt động tư pháp. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và Bộ luật Tố tụng hành chính năm 2015 được ban hành và có hiệu lực là cơ sở

pháp lý quan trọng của hoạt động giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp. So với các bộ luật tố tụng cũ thì các Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và Bộ luật Tố tụng hành chính năm 2015 đã có nhiều điểm mới phù hợp với thực tiễn, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng hoạt động giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp. Tuy nhiên trong quá trình triển khai áp dụng nó vẫn thể hiện những thiếu sót bất cập, mà chính những thiếu sót, bất cập này là nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế trong hoạt động giải quyết khiếu nại về tư pháp trên thực tế đó là:

Theo quy định tại Điều 477 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì “Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Thẩm phán, Thẩm tra viên, Phó Chánh án Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự do Chánh án Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự cùng cấp giải quyết trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Chánh án Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự cấp trên. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chánh án Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự cấp trên phải xem xét giải quyết”.

Việc quy định thời hạn giải quyết được rút ngắn so với khiếu nại trong hành chính nhằm bảo đảm quyền con người được tôn trọng. Tuy nhiên với thời gian quy định như nêu trên thì Tòa án thường gặp khó khăn trong việc giải quyết, đặc biệt là đối với trường hợp Tòa án cấp trên giải quyết khiếu nại lần 2, bởi lẽ quy định 07 ngày (đối với Tòa án cùng cấp), 15 ngày (đối với Tòa án cấp trên) là kể cả thứ bảy, chủ nhật, đồng thời để có cơ sở xem xét tính đúng đắn của quyết định cần có hồ sơ vụ án, Tòa án cấp trên phải rút hồ sơ từ cấp dưới lên nghiên cứu, như ở các nơi vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo khi chuyển hồ sơ từ Tòa án cấp dưới lên cấp trên gặp rất nhiều khó khăn trong

việc đi lại, mất nhiều thời gian và nhiều trường hợp người khiếu nại ở vùng sâu, vùng xa nên gặp nhiều khó khăn trong việc đối thoại, xác minh để giải quyết. Đội ngũ cán bộ và phương tiện kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu, với thời hạn quy định hiện hành khó có thể đảm bảo. Do vậy cần phải điều chỉnh thời hạn giải quyết cho phù hợp.

Có thể nói, trong điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay cùng với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, rất nhiều các quan hệ xã hội mới nảy sinh cần được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật, nhưng pháp luật hiện hành không theo kịp các quan hệ mới đó, nhiều quy phạm trở nên lỗi thời. Hoặc các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành để điều chỉnh lại chưa đồng bộ, ổn định bởi nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội còn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn mới về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân chưa được tổ chức nghiên cứu, tổng kết một cách cơ bản, có hệ thống, kịp thời nên nội dung của pháp luật chưa theo kịp, thậm chí còn lạc hậu hơn nhiều so với thực tiễn. Điều đó dẫn đến sự xung đột trong quá trình áp dụng luật. Thực tế có rất nhiều quyết định do cấp sơ thẩm ban hành bị cấp phúc thẩm hủy, sau đó chính cấp giám đốc thẩm quyết định hủy quyết định của cấp phúc thẩm để xử lý theo quan điểm của cấp sơ thẩm. Do đó, cần xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, kịp thời ban hành các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội khi cần thiết, pháp luật phải có tính dự báo.

Thứ hai, vẫn còn khiếu nại trong hoạt động tư pháp bị khiếu nại nhiều

lần, khiếu nại vượt cấp.

Nguyên nhân các quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan tố tụng chưa đáp ứng hết yêu cầu của người khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại còn mang mang ý chủ quan của cơ quan tố tụng, né tránh trách

nhiệm, bảo vệ hành vi. Vẫn còn trường hợp các hành vi, quyết định tố tụng đã xâm phạm đến quyền lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng không được giải quyết thỏa đáng. Làm cho đương sự bức xúc, khiếu nại nhiều lần, vượt cấp có trường hợp tạo điểm nóng. Tuy nhiên trong số khiếu nại nhiều lần, vượt cấp cũng có đương sự lợi dụng quyền khiếu nại và một số thiếu sót, hạn chế từ cơ quan tư pháp để khiếu nại gây sức ép đối với cơ quan tư pháp.

Tiểu kết chƣơng 2

Chương 2 luận văn đã nêu ra và làm rõ những nội dung sau:

Khái quát về Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội và tình hình khiếu nại trong hoạt động tư pháp tại Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Theo đó, tình hình khiếu nại trong hoạt động tư pháp tại Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm có chiều hướng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp, trong đó tập trung vào hai hoạt động là hoạt động tố tụng dân sự và tố tụng hành chính, nguyên nhân là do các tranh chấp phát sinh giữa các bên ngày càng đa dạng, mang tính chất phức tạp có nhiều người có quyền và nghĩa vụ liên quan mà số lượng đội ngũ cán bộ, công chức còn thiếu dẫn đến kéo dài thời gian vụ án, ảnh hưởng đến quy trình tố tụng.

Đánh giá về hoạt động giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp tại Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Qua công tác giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm đã kịp thời phát hiện nhiều thiếu sót từ hoạt động tư pháp của Tòa án. Kịp thời chỉ đạo cán bộ trong cơ quan khắc phục, sửa chữa các thiếu sót; kiến nghị đến cơ quan điều tra khắc phục các vi pham tố tụng. Góp phần nâng cao chất lượng công tác xét xử, bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật. Qua công tác tiếp nhận đơn, giải quyết đơn Lãnh đạo Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm đánh giá được mức độ hài lòng của nhân dân đối với hoạt động thực hiện chức năng của ngành Tòa án. Bên cạnh đó, cũng nêu ra những hạn chế và nguyên nhân như: vẫn còn nhiều bất cập trong các quy định của pháp luật về khiếu nại trong hoạt động tư pháp; một số quyết định giải quyết khiếu nại vẫn còn bị cấp trên có thẩm quyền sửa; vẫn còn tình trạng khiếu nại trong hoạt động tư pháp bị khiếu nại nhiều lần, khiếu nại vượt cấp.

Chƣơng 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG HOẠT ĐỘNG TƢ PHÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại tư pháp từ thực tiễn tòa án nhân dân quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)