GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG HOẠT ĐỘNG TƢ PHÁP TỪ THỰC TIỄN TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN HOÀN KIẾM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại trong hoạt động tƣ pháp pháp
3.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại trong hoạt động tƣ pháp pháp
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã đề ra đường lối và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội những năm tới. Trong phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016 - 2020), bên cạnh những nhiệm vụ kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ là nhiệm vụ "Tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, vững mạnh; hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; phát huy dân chủ, tăng cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tệ nạn xã hội và tội phạm”. Đại hội cũng đã đề ra nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Nói một cách khái quát, nhà nước pháp quyền là hệ thống các tư tưởng, quan điểm đề cao pháp luật, pháp chế trong tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước và trong đời sống xã hội. Nhà nước pháp quyền là nhà nước được tổ chức và quản lý theo pháp luật và đề cao các giá trị nhân văn, tôn trọng và bảo đảm quyền của con người, quyền công dân. Đối với ngành Tòa án khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ nói chung và giải quyết