Giải quyết khiếu nạitrong hoạt động tư pháp phải đảm bảo và phát huy quyền con người, quyền công dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại tư pháp từ thực tiễn tòa án nhân dân quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 62 - 64)

huy quyền con người, quyền công dân

Hiến pháp năm 2013 khẳng định: Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con

người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện [18, tr. 9]. Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội, ngày 2-6- 2005 đã đề ra mục tiêu: “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao”. Để thực hiện các mục tiêu, Chiến lược cải cách tư pháp đã xác định 8 nhiệm vụ, trong đó nhiệm vụ bảo đảm quyền con người, quyền công dân được đặt trong nhiệm vụ đầu tiên: coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người

phạm tội.Giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải

tạo không giam giữ đối với một số loại tội phạm. Hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hướng chỉ áp dụng đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Giảm bớt khung hình phạt tối đa quá cao trong một số loại tội phạm. Khắc phục tình trạng hình sự hóa quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự và bỏ lọt tội phạm. Hoàn thiện pháp luật dân sự, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi tham gia giao dịch, thúc đẩy các quan hệ dân sự phát triển lành mạnh. Nghiên cứu thực hiện và phát triển các loại hình dịch vụ từ phía nhà nước để tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ chứng minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đổi mới thủ tục hành chính trong các cơ quan tư pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận công lý; người dân chỉ nộp đơn đến tòa án, tòa án có trách nhiệm nhận và thụ lý đơn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng, bảo đảm sự bình đẳng giữa công dân và cơ quan công quyền trước tòa án. Để thực hiện tốt nhiệm vụ quan trọng này, Chiến lược cải cách tư pháp xác định phải đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm

của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, cũng như nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp. Đồng thời, phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với hoạt động tư pháp.

Tuy nhiên, thực tế trong hoạt động tư pháp quyền con người, quyền công dân vẫn còn bị xâm phạm. Trong đó có quyền khiếu nại của người tham gia tố tụng đang bị xem nhẹ, các khiếu nại trong tố tụng chưa được xem xét xét giải quyết, mà các khiếu nại từ cá nhân, tổ chức được các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét như là “thái độ khai báo thiếu thành khẩn, chối tội…” không được giải quyết theo thủ tục hành chính tư pháp, các cơ quan buộc tội chỉ xem các khiếu nại của họ được chỉ được xem là quyền tự bào chữa tại phiên tòa. Đây là quy trình giải quyết theo trình tự tư pháp tại Tòa án. Xác định đúng các quyền khiếu nại trong quá trình tố tụng của người tham gia tố tụng có ý nghĩa rất lớn trong quá trình thực hiện chức năng xét xử của Tòa án. Việc tôn trọng, xác định đúng các khiếu nại trong quá trình tố tụng là yêu cầu khách quan của xã hội dân chủ phát triển, khi đó quyền con người, quyền công dân được tôn trọng, hạn chế và tránh được oan sai trong quá trình xét xử của Tòa án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại tư pháp từ thực tiễn tòa án nhân dân quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)