5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Nội dung chính sáchđãi ngộ đối với công an xã
Về mặt lý luận, chính sách đãi ngộ đối với công an xã là một bộ phận của chính sách đãi ngộ nhân sự nói chung. Chính vì thế, người lao động khi tham gia công việc nhìn chung có thể được chia hai loại hình đãi ngộ: chính sách đãi ngộ vật chất và chính sách đãi ngộ phi vật chất.
Chính sách đãi ngộ vật chất là những chế độ đảm bảo đời sống vật chất cho đội ngũ công an xã như: lương, phụ cấp, bảo hiểm, hỗ trợ ốm đau, tai nạn. Chính sách đãi ngộ phi vật chất là những chế độ thúc đẩy về đời sống tinh thần, giúp cho đội ngũ công an xã hăng say, gắn bó với công việc hơn. Có thể kể đến một số chính sách đãi ngộ phi tài chính như: Môi trường công việc phù hợp, có cơ hội thăng tiến, được học tập nâng cao trình độ…
Nhìn chung chính sách đãi ngộ vật chất có thể lượng hoá còn chính sách đãi ngộ phi vật chất nhiều khi không thể xác định một cách rõ rang. Trong phạm vi luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu về chính sách đãi ngộ vật chất đối với lực lượng công an xã. Chế độ, chính sách đối với lực lượng công an xã được quy định tại Điều 18 và Điều 19 Pháp lệnh Công an xã; Điều 7 Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã.
Theo quy định tại Điều 3, Điều 5 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ thì “Trưởng công an xã là công chức cấp xã được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn. Phó trưởng công an xã và Công an viên là những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp theo quy định tại Điều 14, Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, mức phụ cấp cụ thể của từng chức danh do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định với mức không vượt quá hệ số 1,0 mức lương tối thiểu chung. Ngoài ra, Trưởng, Phó trưởng công an xã và Công an viên được hưởng các chế độ, chính sách về hỗ trợ ốm đau, tai nạn, thăm hỏi động viên nghỉ việc; chế độ bồi dưỡng khi được cử đi công tác, học tập; chế độ khi bị ốm đau hoặc bị tai nạn, bị thương, hy sinh trong khi làm nhiệm v ụ…
Như vậy, chế độ chính sách của công an xã bao gồm:
- Chế độ tiền lương:
Lương của trưởng công an xã được trả theo đúng mức lương của cán bộ công chức xã quy định tại Nghị định 47/2017/NĐ-CP là 1.300.000 đồng/tháng. Phó trưởng công an xã là cán bộ công chức xã kiêm nhiệm được hưởng lương 1.300.000 đồng/tháng, Phó trưởng công
an và Công an viên là những người hoạt động không chuyên nên chỉ được hưởng phụ cấp.
- Tiền phụ cấp:
Phó trưởng công an xã và Công an viên được hưởng phụ cấp hàng tháng. Chính phủ quy định khung mức phụ cấp đối với Phó trưởng công an xã và Công an viên. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy định của Chính phủ và thực tế ở địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định phụ cấp cụ thể.
Tiền phụ cấp cho Trưởng công an xã được hưởng không quá hệ số 1,0 so với lương tối thiểu, Phó trưởng công an xã được hưởng phụ cấp bằng 1,18 lương tối thiểu, Công an viên hưởng phụ cấp bằng 1,18 lương tối thiều như Phó trưởng công an xã không chuyên.
- Bảo hiểm xã hội và hỗ trợ ốm đau, tai nạn.
Trưởng công an xã có thời gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên; có thời gian công tác liên tục từ đủ 15 năm trở lên nếu nghỉ việc vì lý do chính đáng mà chưa đủ điều kiện nghỉ hưu thì được hưởng hỗ trợ ốm đau, tai nạn, thăm hỏi động viên một lần. Phó trưởng công an xã và Công an viên có thời gian công tác liên tục từ đủ 15 năm trở lên nếu nghỉ việc vì lý do chính đáng thì được hưởng hỗ trợ ốm đau, tai nạn, thăm hỏi động viên một lần.
Phó trưởng công an xã và Công an viên khi được cử đi tập trung đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng chính trị, pháp luật, nghiệp vụ được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng mức tiền ăn cơ bản của chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân; khi đi công tác được hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội.
Trưởng công an xã, Phó trưởng công an xã và Công an viên khi làm nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu tại những nơi thuộc địa
bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự được hưởng chế độ theo quy định.
Trưởng công an xã, Phó trưởng công an xã và Công an viên trong khi thi hành nhiệm vụ nếu bị thương hoặc hy sinh thì được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; Phó trưởng công an xã, Công an viên trong thời gian công tác nếu ốm đau được khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế và được xem xét hỗ trợ tiền khám, chữa bệnh từ nguồn ngân sách địa phương.
1.2.2.Chu trình chính sách đãi ngộ đối với công an xã
Chu trình chính sách đãi ngộ được hiểu là quá trình gồm nhiều các giai đoạn khác nhau từ khi khởi tạo chính sách đến khi triển khai, đánh giá chính sách. Trong phạm vi luận văn, nghiên cứu về chu trình chính sách đãi ngộ đối với công an xã sẽ được xem xét ở một số giai đoạn chính như sau:
Thứ nhất, giai đoạn xây dựng chính sách đãi ngộ đối với công an xã
Chu trình chính sách công luôn được nhìn nhận như một khâu khép kín từ quá trình từ hoạch định đến thực hiện cho ra kết quả và đánh giá kết quả cuối cùng để từ đó có phương án chỉnh sửa, khắc phục những bất cập, thiếu sót cũng như xử lý vi phạm. Trong đó xây dựng chính sách luôn là khâu đầu tiên hay giai đoạn đầu tiên trong toàn bộ chu trình. Xây dựng chính sách, có thể được hiểu là hành động làm ra (ra quyết định) chính sách. Đây là bước đặc biệt quan trọng. Xây dựng chính sách đúng đắn, khoa học sẽ xây dựng được chính sách tốt, là tiền đề để chính sách đó đi vào cuộc sống và mang lại hiệu quả cao. Ngược lại, xây dựng sai cho ra đời chính sách không phù hợp với thực tế, thiếu tính khả thi sẽ mang lại hậu quả không mong muốn trong quá trình
quản lý. Những tổn hại này không chỉ tạm thời, cục bộ, mà nó ảnh hưởng lâu dài, liên quan tới nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.
Xây dựng chính sách là một giai đoạn trong chu trình chính sách nhưng bản thân giai đoạn này cũng thường được hiểu là một quá trình bao gồm nhiều hoạt động, nhiều bước khác nhau. Quá trình xây dựng chính sách có thể được chia thành nhiều bước khác nhau; cách tiếp cận khác nhau tùy thuộc vào mô hình lý thuyết được áp dụng.
Nhìn chung giai đoạn xây dựng chính sách ở nước ta được thực hiện tuần tự các bước như sau: Nêu lý do xây dựng chính sách, xây dựng dự thảo các phương án chính sách, lựa chọn phương án dự thảo tốt nhất, hoàn thiện phương án lựa chọn, thẩm định phương án chính sách, quyết nghị ban hành chính sách, công bố chính sách.
Như vậy để có thể xây dựng chính sách đãi ngộ đối với công an xã đòi hỏi các nhà quản lý công phải thực hiện những công việc sau:
Xác định các lý do xây dựng chính sách. Nhà nước phải trả lời được một số câu hỏi như; Việt ban hành chính sách đãi ngộ đối với công an xã xuất phát từ những lý do gì? Mức độ cần thiết như thế nào? Sự tác động tới kinh tế - xã hội và đội ngũ công an xã ra sao?...
Xây dựng dự thảo các phương án chính sách. Đối với mỗi chính sách đãi ngộ cần có từ 2 đến 3 phương an dự thảo khác nhau để lựa chọn. Trên cơ sở các phương án dự thảo, căn cứ vào tình hình thực tế, Nhà nước sẽ lựa chọn phương án dự thảo tốt nhất với bối cảnh kinh tế - văn hoá - chính trị của đất nước. Khi lựa chọn phương án, cần thiết vẫn sửa đổi, bổ sung trên cơ sở đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các cá nhân, tổ chức có liên quan. Sau khi thẩm định, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định ban hành và công bố chính sách đãi ngộ với công
an xã. Hiện nay, việc xây dựng chính sách đối với lực lượng công an xã được thực hiện theo Sơ đồ 1.1 dưới đây:
Ghi chú:
- V22 : Cục Tài chính.
- V28 : Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. - PV28 : Phòng Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. - PH 41: Phòng Hậu cần - Kỹ thuật.
Sơ đồ 1.1. Bộ máy xây dựng chính sách đãi ngộ với lực lượng công an xã.
Chính phủ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Công an các tỉnh (PV28, PH41) Bộ Công an (V22, V28) Công an các huyện Bộ Tài chính Công an các xã
Bộ máy xây dựng chính sách đãi ngộ đối với lực lượng công an xã theo Sơ đồ 1.1 do Bộ Công an chủ trì xây dựng. Cơ quan chức năng của Bộ Công an khảo sát, tổng hợp các nhu cầu, kiến nghị, đề xuất của công an các tỉnh để xây dựng các phương án chính sách, lấy ý kiến Bộ Tài chính, Bộ Lao động -Thương binh và xã hội trình Chỉnh phủ duyệt, ban hành.
Thứ hai, giai đoạn tổ chức thực hiện chính sách đãi ngộ đối với công an xã.
Trong chu trình chính sách, việc xây dựng chính sách đúng, có chất lượng là rất quan trọng nhưng thực hiện đúng chính sách còn quan trọng hơn. Trong các giai đoạn hình thành đến thực thi, đánh giá chính sách thì giai đoạn thực thi chính sách là một khâu cấu thành chu trình chính sách, là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu nhất định. “Thực hiện chính sách công là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể chính sách thành hiện thực, là bước đặc biệt quan trọng trong chu trình chính sách: hiện thực hóa chính sách, đưa chính sách vào cuộc sống” 50, tr31 .
Có chính sách đúng nếu không được thực hiện sẽ trở thành khẩu hiệu suông, không những không có ý nghĩa mà còn ảnh hưởng đến uy tín của chủ thể hoạch định và ban hành chính sách. Nếu chính sách không được thực hiện đúng sẽ dẫn đến sự thiếu tin tưởng và sự phản ứng của nhân dân đối với Nhà nước. Điều này hoàn toàn bất lợi về mặt chính trị và xã hội, gây những khó khăn, bất ổn cho Nhà nước trong công tác quản lý. Công tác triển khai chính sách đãi ngộ là hoạt động thực hiện các chính sách về tiền lương, phụ cấp, hỗ trợ ốm đau, tai nạn, thăm hỏi động viên ốm đau, tai nạn, hy sinh trong khi làm nhiệm vụ theo kế hoạch đã được lập cho lực lượng công an xã. Việc thực hiện triển khai chính sách này nhằm đảm bảo kế hoạch về chính sách đãi ngộ đối với công an xã được trở thành hiện thực tại các tỉnh và thành phố, trực thuộc Trung ương trong cả nước hiện nay.
Một là: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách đãi ngộ công an xã. Đây là bước cần thiết và rất quan trọng vì tổ chức thực thi chính sách là quá trình phức tạp, diễn ra trong một thời gian dài, vì thế chúng cần được lập kế hoạch, chương trình để các cơ quan nhà nướccác cấp triển khai thực hiện chính sách.
Hai là: Phổ biến, tuyên truyền chính sách.
Phổ biến, tuyên truyền chính sách tốt giúp cho đội ngũ công an xã cũng như nhân dân hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính sách; về tính đúng đắn của chính sách trong điều kiện hoàn cảnh nhất định; và về tính khả thi của chính sách ... để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu của quản lý nhà nước. Đồng thời còn giúp cho mỗi cán bộ, công chức có trách nhiệm tổ chức thực thi nhận thức được đầy đủ tính chất, trình độ, quy mô của chính sách với đời sống xã hội để chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực thi có hiệu quả kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách được giao.
Ba là: Phân công, phối hợp thực hiện chính sách.
Chính sách công nói chung và chính sách đãi ngộ đối với công an xã để thực hiện được liên quan đếu nhiều ngành, nhiều cấp. Bởi vậy, muốn tổ chức thực thi chính sách có hiệu quả cần phải tiến hành phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phương.
Bốn là: Đôn đốc thực hiện chính sách.
Đôn đốc thực hiện chính sách là hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức có thẩm quyền thực hiện thông qua các công cụ hữu ích nhằm làm cho các chủ thể thực thi nêu cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện các biện pháp theo định hướng chính sách. Trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách, nhà quản lý cần đôn đốc để việc thực hiện được sát sao, chính xác hơn.
Chất lượng, hiệu quả thực hiện chính sách phụ thuộc nhiều vào năng lực của đội ngũ cán bộ công chức trong quá trình thực thi chính sách. Nói cách khác, năng lực thực hiện chính sách của đội ngũ cán bộ
quả của việc thực hiện chính sách. Hiện nay, bộ máy này được thực hiện từ trung ương đến địa phương, bộ máy thực hiện chính sách đãi ngộ đối với công an xã được trình bày trong Sơ đồ 1.2 dưới đây:
Ghi chú:
- V22 : Cục Tài chính.
- V28 : Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. - PV28 : Phòng Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. - PH41: Phòng Hậu cần - Kỹ thuật
Sơ đồ 1.2. Bộ máy thực hiện chính sách đãi ngộ đối với lực lượng công an xã
Bộ máy thực hiện chính sách đãi ngộ đối với công an xã theo Sơ đồ 1.2 đứng đầu là Chính phủ, Chính phủ là cơ quan hành pháp cao
Chính phủ (Bộ Tài chính) Công an Tỉnh (PV28, PH41) Bộ Công an (V22, V28) UBND Tỉnh (Sở Tài chính) Công an các Huyện UBND các Xã UBND các huyện (Phòng Tài chính) Công an xã
nhất ban hành chính sách đãi ngộ. Bộ Công an là cơ quan đầu ngành quản lý theo ngành dọc cùng với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị trực thuộc cùng thực hiện chính sách đãi ngộ đối với công an xã. Như vậy, tổ chức bộ máy thực hiện chính sách đãi ngộ đối với công an xã xuyên suốt từ Trung ương tới địa phương. Trong đó:
a) Nhiệm vụ của Bộ Công an:
- Bảo đảm công tác đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng về chính trị, pháp luật, nghiệp vụ cho lực lượng công an xã do Bộ Công an tổ chức và bảo đảm chế độ bồi dưỡng cho Phó trưởng công an xã và công an viên khi được cử đi học tập tại các khóa đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng đó;
- Sản xuất, mua sắm, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, mẫu trang phục, phù hiệu, Giấy chứng nhận công an xã;
- Chi tổng kết, khen thưởng trong công tác xây dựng lực lượng công an xã do Bộ Công an tổ chức;
- Các khoản chi khác cho công an xã theo quy định của pháp luật thuộc trách nhiệm của Bộ Công an.
b) Nhiệm vụ của địa phương (UBND Tỉnh):
- Chi trả tiền lương, phụ cấp và đóng, nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Thực hiện các chế độ, chính sách: bồi dưỡng, trợ cấp, ốm đau, thai sản, tai nạn, bị thương, bị hy sinh hoặc từ trần;