Môi trường chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách đãi ngộ đối với công an xã tại tỉnh bắc ninh (Trang 38)

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

1.3.3. Môi trường chính trị

Môi trường chính trị ổn định, không có đấu tranh nội bộ, không bè phái và đấu đá lẫn nhau, từ đó Chính phủ yên tâm và sáng suốt trong điều hành, quản lý đất nước, khi đó các chính sách đãi ngộ, trong đó có chính sách đãi ngộ với công an xã mới được quan tâm và thực hiện tốt.

Ngược lại, khi chính trị không ổn định, nội bộ chính quyền xảy ra đấu đá, đấu tranh nội bộ, chia rẽ quyền lực và bè phái sẽ dẫn đến chính phù phải quan tâm đến dẹp loạn không có thời gian bàn đến chính sách đãi ngộ, do đó chính sách đãi ngộ đối với công an xã sẽ kém và lực lượng công an xã sẽ không nhận được chính sách đãi ngộ tốt.

1.3.4. Năng lực chính quyền đ a phương

Chính quyền địa phương giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra một chính sách đãi ngộ tốt cho lực lượng công an xã, đặc biệt là chính quyền cấp xã nơi sâu sát nhất với lực lượng công an xã hiểu được những khó khăn gian khổ của lực lượng công an xã từ đó có những chính sách đãi ngộ riêng khuyến khích ngoài chính sách của Chính phủ và Quốc hội.

Hơn nữa, chính quyền địa phương tốt sẽ tích cực tham mưu cho Đảng, Nhà nước và Chính phủ về chính sách đãi ngộ với lực lượng công an xã từ đó Đảng và Nhà nước sẽ quan tâm hơn đến lực lượng này và sẽ có những chính sách tốt để đãi ngộ lực lượng này. Nếu chính quyền địa phương kém sẽ không tạo ra được lợi thế để tạo ra được chính sách đãi ngộ tốt cho công an xã.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn tập trung luận giải những nội dung lý luận cơ bản như sau:

1. Phân tích là rõ các khái niệm liên quan đến đề tài như: công an xã, chính sách, chính sách đãi ngộ với lực lượng công an xã. Theo đó,

Chính sách đãi ngộ đối với công an xã là một loại hình chính sách công, thể hiện dưới hình thức văn bản do Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện nhằm thôi thúc, khuyến khích, động viên đội ngũ công an xã thực hiện tốt những chức năng, nhiệm vụ theo quy đ nh pháp luật”.

2. Khái lược các nội dung của chính sách đãi ngộ với công an xã, trong đó tập trung làm rõ chính sách đãi ngộ vật chất đối với công an xã.

3. Phân tích quy trình chính sách với các nội dung như: Lập kế hoạch, triển khai thực hiện chính sách đãi ngộ, kiểm soát việc thực hiện chính sách đãi ngộ.

4. Đồng thời để làm rõ hơn lý luận về chính sách đãi ngộ với công an xã, việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chính sách đãi ngộ đối với lực lượng công an xã như: Quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế, môi trường chính trị, chính quyền địa phương cũng rất cần thiết..

Những nội dung này sẽ làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng chính sách đãi ngộ đối với công an xã tại tỉnh Bắc Ninh tại chương 2 của luận văn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ ĐỐI VỚICÔNG AN XÃ TẠI TỈNH BẮC NINH

2.1. Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh và lực lượng công an xã tỉnh Bắc Ninh công an xã tỉnh Bắc Ninh

2.1.1. Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội.

Hình 2.1 Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Bắc Ninh

Tỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp với các tỉnh: Bắc Giang ở phía Bắc, Hải Dương ở phía Đông Nam, Hưng Yên ở phía Nam và thủ đô Hà Nội ở phía Tây. Theo số liệu thống kê năm 2017, tỉnh Bắc Ninh có diện tích tự nhiên 823km2 gồm 08 đơn vị hành chính cấp huyện (06

huyện, 01 thị xã, 01 thành phố), 126 đơn vị hành chính cấp xã (103 xã, thị trấn và 23 phường, trong đó có 44 xã trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự) và 731 thôn, khu phố (594 thôn, khu phố thuộc xã, thị trấn, 137 khu phố thuộc phường), dân số hơn 1,13 triệu người (nông thôn 72,8%, thành thị 27,2%) và hiện có trên 100 nghìn người lao động trong và ngoài nước đến làm ăn sinh sống, mật độ dân cư đông (1.376 người/km2); 15 khu công nghiệp (KCN) tập trung, 22 cụm công nghiệp vừa và nhỏ, 120 làng nghề.

Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) giai đoạn 2011- 2017 tăng cao, bình quân đạt 15,7%/năm (theo giá so sánh 1994). GRDP năm 2011 là 14.820 tỷ đồng, năm 2017 đạt 24.528 tỷ đồng. Quy mô GRDP của Bắc Ninh đứng thứ 6 toàn quốc. GRDP bình quân đầu người (2011) đạt 2,884 USD, năm 2017 đạt 5.192 USD, gấp hơn 1,5 lần. Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đứng thứ 9 so với cả nước, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011 - 2017 là 16,3%/năm; trong đó khu vực nông thôn đạt 31,6 triệu đồng, tăng 15,8%/ năm. Đến năm 2017, chỉ số phát triển con người (HDI) của Bắc Ninh dự báo đạt 0,83 (mức chỉ số HDI cao so với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước).

Năm 2017, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) theo giá so sánh 2010 ước đạt 109.106 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 201 6. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, trong đó, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 74,3%; dịch vụ chiếm 20,7%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản còn 5%. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so s ánh 2010) ước 705.291 tỷ đồng, vượt 3,5% kế hoạch năm, tăng 9,6% so với năm 2016; tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá ước 22,8 tỷ USD, tăng 4,1%. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh ước đạt 16.835 tỷ đồng, đạt 104% dự toán năm, tăng 1.684 tỷ đồng so với năm 2016.

Với môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi và hấp dẫn, Bắc Ninh trở thành một trong những tỉnh có thu hút đầu tư nước ngoài cao nhất cả nước. Trong năm 2017, toàn tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư mới cho 149 dự án FDI có tổng vốn đầu tư đăng ký 454 triệu USD; lũy

kế đến nay, toàn tỉnh có 920 dự án FDI với số vốn đăng ký đạt hơn 12,2 tỷ USD, trong đó, có nhiều tập đoàn lớn trên thế giới: Microsoft, SamSung, PEPSICO, Canon,…

Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tiếp tục được đẩy mạnh. Đến nay, Bắc Ninh là một trong 10 tỉnh có số tiêu chí đạt mức độ cao trong cả nước với số tiêu chí đạt chuẩn bình quân là 17,16 tiêu chí/xã, tăng 1,45 tiêu chí/xã so với năm 2016. Toàn tỉnh có 58 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, không có xã nào đạt dưới 11 tiêu chí; huyện Tiên Du đạt chuẩn huyện nông thôn mới và thị xã Từ Sơn hoàn thành chương trình nông thôn mới.

Các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục, thể thao tiếp tục phát triển; an sinh xã hội được đảm bảo; công tác quản lý lễ hội được tăng cường, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang và lễ hội tiếp tục có nhiều chuyển biến…

Bên cạnh những thuận lợi trên, tình hình an ninh, trật tự (ANTT) trên địa bàn tỉnh tuy được kiềm chế, song tiềm ẩn nhiều dấu hiệu phức tạp, như: khiếu kiện vượt cấp, vi phạm chế độ tài chính, đất đai, vấn đề ô nhiễm môi trường, quản lý cư trú, hoạt động tội phạm và tệ nạn xã hội... đã tác động không nhỏ đến phát triển kinh tế, xã hội cũng như công tác đảm bảo ANTT trên địa bản tỉnh nói chung và công tác xây dựng, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc nói riêng. Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới còn nhiều bất cập. Mô hình kinh tế nông nghiệp, nông thôn hiện nay chủ yếu vẫn là kinh tế hộ nhỏ l , manh mún, khó có khả năng tham gia được vào chuỗi sản xuất có giá trị cao; việc ứng dụng khoa học - công nghệ chậm và khó khăn,... Mô hình kinh tế hộ đã không còn phù hợp đang trở thành rào cản phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp. Trong quá trình tái cơ cấu kinh tế, việc chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp còn chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) cấp tỉnh của Bắc Ninh tuy luôn trong nhóm 10 tỉnh tốt nhất cả nước những năm gần đây nhưng còn tiềm ẩn những nhân tố thiếu bền vững. Năm 2015, chỉ số PCI Bắc Ninh đạt 60,92 điểm và nằm trong nhóm các tỉnh có chất lượng tốt. So với năm 2014, tỉnh Bắc Ninh tăng 2 bậc trong bảng xếp hạng, song lại giảm 0,15 điểm. Trong các chỉ số thành phần, tỉnh Bắc Ninh có 6 chỉ số tăng điểm so với năm 2014 là: Chỉ số gia nhập thị trường; tính minh bạch; chi phí thời gian; hỗ trợ doanh nghiệp; đào tạo lao động và cạnh tranh bình đẳng. 4 chỉ số giảm điểm gồm: tiếp cận đất đai; chi phí không chính thức; tính năng động và thiết chế pháp lý.

2.1.2. Lực lượng công an xã tỉnh Bắc Ninh.

Lực lượng công an xã tại tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2017 được trình bày trong Bảng 2.1 dướiđây:

Bảng 2.1 Lực lượng Công an xã tại tỉnh Bắc Ninh

Đơn vị tính: Người

Đơn vị 2015 2016 2017

Thành phố Bắc Ninh 36 36 35

Thị xã Từ Sơn 52 52 58

Huyện Tiên Du 150 150 151

Huyện Yên Phong 143 143 142

Huyện Quế Võ 231 231 232

Huyện Thuận Thành 210 210 225

Huyện Gia Bình 145 145 147

Huyện Lương Tài 179 179 178

Tổng cộng 1,146 1,146 1,168

Dân số 1,043,000 1,132,000 1,214,000

Số Công an xã/dân số 0.110% 0.101% 0.096%

Theo số liệu Bảng 2.1, lực lượng công an xã tại tỉnh Bắc ninh như sau:

Thành phố Bắc Ninh năm 2015 là 36 đồng chí, năm 2016 là 36 đồng chí, năm 2017 là 35 đồng chí; thị xã Từ Sơn năm 2015 là 52 đồng chí, năm 2016 là 52 đồng chí, năm 2017 là 58 đồng chí; huyện Tiên du năm 2015 là 150 đồng chí, năm 2016 là 150 đồng chí, năm 2017 là 151 đồng chí; huyên Yên Phong năm 2015 và năm 2016 là 143 đồng chí, năm 2017 là 142 đống chí; huyện Quế Võ năm 2015 và năm 2016 là 231 đồng chí, năm 2017 là 232 đồng chí; huyện Thuận Thành năm 2015 và năm 2016 là 210 đồng chí, năm 2017 là 225 đồng chí; huyện Gia Bình năm 2015 và năm 2016 là 145 đồng chí, năm 2017 là 147 đồng chí; huyện Lương Tài năm 2015 là 179 đồng chí, năm 2016 là 179 đồng chí, năm 2017 là 178 đồng chí.

Theo số liệu này có thể thấy năm 2015 và năm 2016 lực lượng công an xã của tỉnh không thay đổi, đến năm 2017, thành phố Băc Ninh giảm 1 đồng chí (2,78%), huyện Từ sơn năm 2017 tăng lên 6 đồng chí (11,54%), huyện Tiên Du năm 2017 tăng lên 1 đồng chí (0,67%), huyện Yên Phong năm 2017 giảm 1 đồng chí (0,7%), huyện Quế Võ năm 2017 tăng lên 1 đồng chí (0,43%), huyện Thuận Thành năm 2017 tăng lên 15 đồng chí (7,14%), huyện Gia Bình năm 2017 tăng lên 2 đồng chí (1,38%), huyện Lương tài năm 2017 giảm 1 đồng chí (0,56%). Con số tăng giảm của năm 2017 không đáng kể, những nơi giảm là do Công an viên nghỉ việc, còn riêng thị xã Từ Sơn năm 2017 tăng lên 6 đồng chí và huyện Thuận Thành tăng lên 15 đồng chí là do chỉ thị của Giám đốc công an tỉnh là phải tăng quân số lên vì 2 địa bàn này năm 2017 có nhiều biến động phức tạp do sự phát triển mạnh của các khu công nghiệp trên địa bàn và cần phải đảm bảo an ninh trật tự thật tốt hơn nữa.

Cũng theo số liệu trên thì giai đoạn 2015 - 2017, lực lượng công an xã tại tỉnh tương đối mỏng khoảng 1 công an xã/1.000 dân, đây là con số ít và cán bộ công an xã phải rất vất vả trong công tác bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn.

Bảng 2.2 Cơ cấu lực lượng công an xã tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2017

Đơn vị tính: Người

Địa phương Số

Trưởng công an P.Trưởng công an Công an Thị trấn Công an viên Tổng số công an

Năm 2015 2015 2016 2017 2015 2016 2017 2015 2016 2017 2015 2016 2017 2015 2016 2017 TP Bắc Ninh 3 3 3 3 3 3 3 9 9 9 21 21 20 36 36 35 Thị xã Từ Sơn 5 5 5 5 8 8 8 20 20 15 19 19 30 52 52 58 Huyện Tiên Du 14 14 14 14 18 18 21 47 47 42 71 71 74 150 150 151 H.Yên Phong 14 13 13 12 19 19 20 36 36 42 75 75 68 143 143 142 Huyện Quế Võ 21 21 21 21 33 33 32 63 63 63 114 114 116 231 231 232 H.Thuận Thành 18 17 17 15 25 25 25 60 60 54 108 108 131 210 210 225 Huyện Gia Bình 14 14 14 14 17 17 18 42 42 42 72 72 73 145 145 147 H.Lương Tài 14 14 14 14 19 19 18 42 42 42 104 104 104 179 179 178 Tổng cộng 103 101 101 98 142 142 145 319 319 309 584 584 616 1.146 1.146 1.168

Qua số liệu bảng 2.2 ta thấy:

Tổng số xã của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2017 không thay đổi là 103 xã. Năm 2015 và năm 2016 tổng quân số công an xã của tỉnh là 1.146 đồng chí, năm 2017 lực lượng này đã tăng lên là 1.168 đồng chí. Số lượng Trưởng công an xã năm 2017 đã giảm so với năm 2015, năm 2016 là 3 đồng chí. Số lượng Phó trưởng công an xã năm 2017 tăng lên 3 đồng chí so với hai năm trước là 145 đồng chí. Lực lượng công an thị trấn năm 2015, năm 2016 là 319 đồng chí, năm 2017 là 309 đồng chí, giảm 10 đồng chí. Lực lượng công an viên năm 2017 là 616 đồng chí. Lực lượng này tăng so với 2015, 2016 là 32 đồng chí, tăng 5,48%.

Tổng quân số công an xã năm 2016 so với 2015 không thay đổi là 1146 người. Năm 2017, là 1168 người, tăng so với 2 năm trên là 22 đồng chí, tăng 19,2%.

Như vậy, quân số lực lượng công an xã có sự biến động rất ít, lực lượng công an viên có sự thay đổi nhiều nhất so với các lực lượng công an xã ở vị trí khác.

2.2. Phân tích thực trạng chính sách đãi ngộ đối với công an xã tại tỉnh Bắc Ninh xã tại tỉnh Bắc Ninh

2.2.1. Khái lược các chính sách đãi ngộ đối với công an xã tại tỉnh Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh

Trong giai đoạn 2015-2017, thực hiện nghiêm những chính sách đãi ngộ đối với công an xã tại tỉnh, tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện triển khai cơ bản thành công chính sách đãi ngộ đối với công an xã tại địa bàn, cụ thể trong giai đoạn 2015-2017, tỉnh đã thực hiện được chính sách đãi ngộ với công an xã như sau:

- Trưởng, Phó trưởng công an xã do công chức xã kiêm nhiệm được hưởng lương theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức xã là 2.100.000 đồng/người/tháng và được hưởng thêm hệ số 0,3 mức lương tối thiểu.

- Phó trưởng công an xã không trong biên chế công chức xã được hưởng phụ cấp 1,18 và trợ cấp sẵn sàng làm nhiệm vụ chiến đấu bằng 0,6 mức lương tối thiểu (2.760.000 đồng/người/tháng).

- Công an viên thường trực được hưởng phụ cấp hệ số 1,18 và trợ cấp hệ số làm nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu bằng 0,4 mức lương tối thiểu là (1.817.000) đồng/tháng).

- Công an viên thôn được hưởng phụ cấp hệ số 1,18 mức lương tối thiểu và hệ số trợ cấp nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bằng 0,2 mức lương tối thiểu (1.587.000 đồng/người/tháng).

- Tiền bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế các địa phương thực hiện đầy đủ việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho Phó trưưởng công an xã không có trong biên chế công chức xã và Công an viên theo quy định, Ngân sách tỉnh hỗ trợ 85%, cá nhân đóng 15%. Một số địa phương quan tâm trích từ nguồn tiết kiệm chi của xã để hỗ trợ 15% còn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách đãi ngộ đối với công an xã tại tỉnh bắc ninh (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)