Hoàn thiện việc thực hiện triển khai chính sáchđãi ngộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách đãi ngộ đối với công an xã tại tỉnh bắc ninh (Trang 69 - 97)

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

3.2.2. Hoàn thiện việc thực hiện triển khai chính sáchđãi ngộ

Trong thời gian tới cần phải hoàn thiện hơn nữa công tác triển khai chính sách đãi ngộ, tăng cường sự linh hoạt trong việc thực hiện triển khai, chính sách, không phụ thuộc quá nhiều vào các quyết định và quy định, việc thực hiện triển khai nên linh hoạt theo từng trường hợp để thực hiện, từ đây tăng cường khả năng thực hiện chính sách tốt nhất. Trong đó tập trung một số nội dung như sau:

Thứ nhất, tăng cường đầu tư nguồn kinh phí cho chính sách đãi ngộ

Để tăng cường nguồn kinh phí cho chính sách đãi ngộ thì nguồn ngân sách phân bổ của trung ương phải tăng lên.

Ngân sách Trung ương - ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân định nguồn thu, nhiệm vụ chi cụ thể. Việc phân định được đảm bảo bằng pháp luật. Các cấp chính quyền không được phép đặt ra hoặc điều chỉnh khoản thu của ngân sách cấp mình. Mỗi cấp ngân sách chỉ phải tiến hành nhiệm vụ thu chi trên cơ sở luật định.

Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữa ngân sách các cấp được thực hiện như sau:

- Ngân sách Trung ương và ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể;

- Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, quan trọng của quốc gia và hỗ trợ những địa phương chưa cân đối được thu, chi ngân sách;

- Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động trong thực hiện những nhiệm vụ được giao; tăng cường nguồn lực cho ngân sách xã. Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương phù hợ p với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn;

- Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; việc ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp;

- Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình, thì

phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó;

- Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp và bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để bảo đảm công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được ổn định 3 đến 5 năm. Số bổ sung từ ngân sách cấp trên là khoản thu của ngân sách cấp dưới;

Thu ngân sách Trung ương gắn chặt với thực trạng hoạt động của toàn bộ nền kinh tế và sự vận động của các phạm trù giá trị như giá cả, thu nhập, lãi suất…

Mức độ phát triển của nền kinh tế là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến tăng, giảm nguồn thu ngân sách địa phương, tức là mức độ phát triển nền kinh tế càng lớn thì khả năng tiết kiệm, đầu tư, tiêu dùng trong nền kinh tế càng lớn, làm cho số thu ngân sách địa phương từ các lĩnh vực càng cao. Qua yếu tố này cũng là một biện pháp cho tỉnh Bắc Ninh tích cực mở rộng nền kinh tế trên địa bàn tỉnh để làm tăng thu ngân sách địa phương.

Ngoài các biện pháp chống thất thu việc quan trọng là tạo nguồn thu bằng phát triển sản xuất, các biện pháp hành chính, kinh tế, tài chính khuyến khích phát triển sản xuất. Đây là biện pháp hữu hiệu để tăng nguồn thu ngân sách trên địa bàn tỉnh.

Kinh phí trong tỉnh có nguồn kinh phí trong dân khá lớn, thể hiện trong số dư gửi tiết kiệm khá cao, cần được khuyến khích thu hút vào đầu tư phát triển sản xuất, dịch vụ và giải quyết việc làm cho lao động. Theo tính toán sơ bộ, nguồn kinh phí cho chính sách đãi ngộ trong dân có thể lớn hơn đầu tư từ ngân sách địa phương. Cần phải được linh hoạt

như cổ phần hoá, tín phiếu, trái phiếu, tín dụng… Để hình thành mộ t thị trường kinh phí hướng vào đầu tư phát triển, ước tính nguồn kinh phí trong nhân dân có thể chiếm tới 10 - 15% tổng số kinh phí cho chính sách đãi ngộ từ ngân sách địa phương trong tỉnh.

Quy định nghiêm, có chế tài thưởng phạt, gắn trách nhiệm cụ thể, rõ ràng, hình thức và mức xử lý nếu tổ chức, cá nhân thẩm định kinh phí báo cáo kết quả thẩm định thiếu khoa học, không thực tế, chậm thời gian so với quy định, vi phạm các quy định của nhà nước; quy định người quyết định phê duyệt kinh phí sai mục tiêu, vượt thẩm quyền, không phù hợp với thực tế làm thất thoát, lãng phí kinh phí ngân sách địa phương cho kinh phí công an xã sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, đền bù vật chất, cách chức, chuyển công tác khác hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu cố ý để xẩy ra thất thoát, lãng phí lớn.

Xiết chặt kỷ cương trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác sử dụng kinh phí đãi ngộ tại các kinh phí tại các bộ, ngành để hạn chế, đẩy lùi tình trạng vi phạm các quy định của Nhà nước về sử dụng kinh phí đãi ngộ; có chế tài cụ thể, nghiêm khắc đối với từng hành vi sai phạm trong công tác sử dụng kinh phí đãi ngộ.

Ngoài ra, chính quyền địa phương, đặc biệt là chính quyền tỉnh trong quá trình thực hiện nên có những phương pháp và hành động để tạo ra nhiều ngân sách hơn nữa nhằm tạo ra một chính sách đãi ngộ thông thoáng, có nhiều thuận lợi hơn trong việc đãi ngộ cho công an xã tại tỉnh.

Thứ hai, tuyên truyền, giáo dục nhận thức nâng cao vai trò của công an xã trên mặt trận bảo vệ an ninh tổ quốc cũng như vai trò, nội dung chính sách đãi ngộ đối với công an xã.

Ngày 27-11-2008, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Công an xã, quy định công an xã là lực lượng vũ trang bán chuyên trách, thuộc hệ thống tổ chức của công an nhân dân, làm nòng cốt trong

phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn cơ sở.

Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của công an xã; trong đó xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng lực lượng, giám sát hoạt động và phối hợp với công an xã trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự cơ sở.

Trong giai đoạn hiện nay, công tác quy hoạch, tuyển chọn, bố trí sử dụng lực lượng công an xã chưa mang tính ổn định lâu dài; việc trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện phục vụ cho hoạt động của lực lượng công an xã chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao; các chế độ chính sách đối với công an xã còn thấp, chưa tương xứng với khối lượng, tính chất công việc, yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự của công an xã.

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự ở nông thôn trong giai đoạn cách mạng mới. Cần khẳng định vị trí, vai trò của lực lượng công an xã là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống chính trị và chính quyền cơ sở; là công cụ trọng yếu của Đảng và Nhà nước ở xã, thị trấn; là lực lượng chiến lược của công an nhân dân đã góp phần rất to lớn trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội hơn 60 năm qua. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, trước những diễn biến phức tạp về an ninh, trật tự, trước nhưng mặt trái của nền kinh tế thị trường và hoạt động của bọn tội phạm, tình hình tệ nạn xã hội… thì công an xã phải được củng cố trên 3 mặt tư tưởng, chính trị, tổ chức và năng lực chuyên môn mới đủ sức hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Cần có nhận thức đúng về vai trò, vị trí của lực lượng công an xã trong hệ thống chính trị ở cơ sở và trong hệ thống tổ chức của lực

lượng công an xã từ khi ra đời đến nay cho thấy công an xã luôn được xác định là một cấp công an cơ sở, là công cụ trọng yếu của Đảng và chính quyền xã, thị trấn; có vị trí chiến lược trong công tác công an. Có giai đoạn, công an xã được xác định là tổ chức trực thuộc Việt Nam Công an vụ và có thời kỳ trực thuộc UBND xã. Song, bất kỳ ở giai đoạn nào, dù quy định về quản lý, điều hành như thế nào thì ngành Công an luôn luôn chú trọng đến công tác xây dựng lực lượng công an xã, nhất là hướng dẫn cho công an xã làm tốt chức năng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền trực tiếp phòng ngừa đấu tranh với tội phạm và các vi phạm pháp luật, vận động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh, trật tự. Lực lượng công an xã đã góp phần to lớn vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở vùng nông thôn rộng lớn của nước ta.

Chính vì vậy, trong giai đoạn phát triển mới của đất nước và trước thực trạng về tình hình an ninh, trật tự ở nông thôn hiện nay cần xác định rõ vị trí của công an xã là lực lượng vũ trang bán chuyên trách ở cơ sở, là một cấp công an mang tính chiến lược trong hệ thống tổ chức công an nhân dân Việt Nam, chịu sự lãnh đạo, quản lý song trùng của Cấp ủy, Chính quyền và công an cấp trên. Nhận thức rõ điều này để bảo đảm vai trò lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của công an cấp trên đối với công an xã, không dừng lại ở việc chỉ lãnh đạo về chuyên môn như từ trước đến nay.

Nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa to lớn với những đóng góp của công an xã trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự ở cơ sở, nhất là công tác của công an xã là lực lượng gần dân, sát việc nên mang đầy đủ tính chất gay go, quyết liệt, phức tạp, khó khăn đòi hỏi trình độ, năng lực công tác của công an xã phải ngày càng hoàn thiện mới đủ sức hoàn thành nhiệm vụ được giao để từ đó có chủ trương chuẩn xác trong việc đầu tư xây dựng lực lượng công an xã.

Trước những chủ trương mới của Đảng và Nhà nước về xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, vấn đề công chức ở xã, phường, thị trấn và những chuyển đổi lớn ở nông thôn hiện nay đòi hỏi ngành công an phải tăng cường sự quản lý, điều hành đối với công an xã là một cấp công an, có mối quan hệ như giữa Bộ Công an với công an cấp tỉnh, cấp huyện và công an xã.

Công an xã là lực lượng lao động đặc thù không giống với các lực lượng làm nhiệm vụ hành chính hoặc các tổ chức xã hội. Loại lao động của công an xã không phân biệt ngày, đêm, khuya, sớm hay thời tiết mưa, nắng, bão, lụt và cũng không thể xác định lúc nào nghỉ, lúc nào làm việc. Thực tế cho thấy những lúc mà đại bộ phận nhân dân nghỉ ngơi, vui v lại là lúc công an xã phải làm việc căng thẳng để “Thức cho dân ngủ ngon, gác cho dân vui chơi” công việc của công an xã cũng gắn liền với nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của bản thân và gia đình.

Chính vì vậy chúng ta cần phải nhận thức đúng vị trí chiến lược của lực lượng công an xã:

Công an xã là một cấp công an cơ sở trực thuộc Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi không có lực lượng công an chính quy trực tiếp đảm nhiệm (gọi chung là công an xã). Quản lý nhà nước về công an xã thuộc Ủy ban nhân dân các cấp.

Là lực lượng vũ trang bán chuyên trách, là công cụ trọng yếu của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã, là lực lượng nòng cốt trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc để đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Cơ chế hoạt động của lực lượng công an xã chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy Đảng, sự quản lý điều hành của Ủy ban nhân dân xã và sự chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ của công an cấp trên. Đồng thời phải quán triệt sự lãnh đạo của cấp Ủy đảng và sự chỉ

Đây là hoạt động có tính nguyên tắc, nhân tố quyết định để nâng cao hiệu quả hoạt động của công an xã. Kinh nghiệm cho thấy nếu tách rời sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền thì công an xã khó có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao. Chỉ khi nào, nơi nào cấp uỷ Đảng, chính quyền, công an cấp trên quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo thì nơi đó, khi đó lực lượng công an xã không những làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao, mà còn phát huy được vai trò của mình, được xây dựng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và nghiệp vụ. Ngược lại, thực tiễn cũng chỉ ra rằng: ở nơi nào Đảng, chính quyền không vững mạnh, công an cấp trên không quan tâm thì ở đó hoạt động của công an xã không có hiệu quả, tình hình an ninh, trật tự sẽ phức tạp.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sức chiến đấu của tổ chức Đảng trong lực lượng công an xã. Đây không phải là vấn đề mới, thực tiễn cách mạng Việt Nam luôn khẳng định điều đó. Song ở đây, công tác đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và xây dựng lực lượng công an xã - lực lượng nòng cốt đấu tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm khác, bảo vệ an ninh t rật tự cần phải chú trọng tăng cường là:

- Đảm bảo sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy cơ sở đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự; Thường trực Đảng ủy phải thường xuyên nghe tình hình và chỉ đạo chủ trương tổ chức thực hiện; Bí thư hoặc phó bí thư Đảng ủy, chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thường xuyên sinh hoạt với công an xã; chú trọng tuyển chọn những Đảng viên trung kiên tham gia lực lượng công an xã, thành lập Chi bộ công an xã trực thuộc Đảng bộ xã…

- Về quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân xã đối với công an xã là cần phải thực sự đầu tư một cách cụ thể, thiết thực nhằm đảm bảo điều kiện cần thiết cho công an xã thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh,

trật tự, lấy việc đảm bảo sự ổn định về an ninh, trật tự là điều kiện, là tiền đề để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; chú trọng việc thống nhất cao giữa chính quyền cơ sở với cơ quan công an cấp trên trong việc quản lý điều hành lực lượng công an xã.

Cấp ủy, chính quyền các cấp cần nâng cao trách nhiệm và nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng của công an xã trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở để tăng cường công tác chỉ đạo xây dựng, củng cố tổ chức và hoạt động của lực lượng công an xã. Cần nghiên cứu xây dựng Luật Công an xã trở thành cơ sở pháp lý vững chắc để xây dựng công an xã thực sự là lực lượng nòng cốt trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách đãi ngộ đối với công an xã tại tỉnh bắc ninh (Trang 69 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)