5. Kết cấu luận văn
2.3.6 Phân tích các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả quản trị chuỗi cung ứng
Đối với công ty có hệ thống phân phối và bán lẻ rộng lớn trên toàn thế giới nói chung và tại Nhật nói riêng như Uniqlo, thì hoạt động giao hàng đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty.
Bảng 2.15: Tổng hợp tình hình giao hàng các quốc gia trong chuỗi cung ứng của Uniqlo 6 tháng đầu năm 2015
Quốc gia Số lần giao hàng Số lần giao hàng chậm Tỷ lệ (%) Thái Lan 134,038 15,932 11.89 Cam-pu-chia 109,358 13,286 12.15 Indonesia 31,904 2,895 9.07 Trung Quốc 739,804 123,928 16.75 Bangladesh 259,214 51,576 19.90 Việt Nam 315,491 75,211 23.84
(Nguồn: Báo cáo tài chính tổng hợp của công ty Uniqlo 6 tháng đầu năm 2015)
Theo bảng trên, có thể thấy trong vòng 6 tháng đầu năm 2015, số lần giao hàng chậm của chuỗi cung ứng Uniqlo tại Việt Nam chiếm tỷ lệ cao nhất 23.84% giữa các quốc gia có tham gia sản xuất cho Uniqlo. Tuy đóng góp gần 20% sản lượng sản xuất cho Uniqlo, nhưng tỷ lệ số lần giao hàng chậm vẫn còn chiếm tỷ lệ rất cao và cần phải có biện pháp cải thiện trong tương lai.
Bảng 2.16: Tổng hợp tình hình giao hàng của Uniqlo Việt Nam giai đoạn 2012 đến sáu tháng đầu năm 2015
Năm 2012 2013 2014 đầu năm6 tháng
2015 Số lần giao hàng 104,218 160,486 239,121 315,491
Số lần giao hàng chậm 12,082 25,968 49,008 75,211
Tỷ lệ giao hàng chậm (%) 11.59 16.18 20.50 23.84
(Nguồn: Báo cáo tài chính tổng hợp của công ty Uniqlo 6 tháng đầu năm 2015)
Theo bảng trên cũng có thể thấy giai đoạn từ 2012 đến 6 tháng đầu năm 2015, số lần giao hàng liên tục tăng trưởng, chứng tỏ hoạt động sản xuất tại Việt Nam ngày càng mở rộng và phát triển, thu hút được nhiều đơn đặt hàng từ Uniqlo. Song song với đó, tỷ lệ giao hàng chậm vẫn còn cao và tăng đều qua các năm. Điều này một lần nữa
cho thấy, hiệu quả chuỗi cung ứng của Uniqlo theo tiêu chí giao hàng còn cần phải cải thiện. Nguyên nhân là do Uniqlo ủy quyền cho các công ty thương mại và thuê ngoài các hãng vận chuyển để phụ trách chính hoạt động vận chuyển, giao nhận, từ đó phụ thuộc vào sự sắp xếp của các bên này. Mặt khác, công ty cũng chưa có sự chủ động theo dõi, quản lý chặt chẽ tiến độ giao nhận hàng của công ty. Ngoài ra, vì công ty ngày càng mở rộng hoạt động sản xuất ra khắp cả nước, nên phần nào cũng gây khó khăn cho việc quản lý hoạt động này của Uniqlo.
2.3.6.2 Tiêu chuẩn Chất lượng
Với triết lý kinh doanh coi chất lượng là hàng đầu, Uniqlo luôn nỗ lực thực hiện và giám sát để đảm bảo chất lượng tại mỗi khâu, mỗi công đoạn, mỗi quy trình sao cho sản phẩm đến tay người tiêu dùng đạt chất lượng cao nhất. Để đảm bảo chất lượng, công ty đã thiết lập hệ thống tiêu chuẩn của riêng mình, để giám sát và quản lý chất lượng từ khâu lựa chọn nguồn cung đến sản xuất, đóng gói, vận chuyển... Cụ thể, Uniqlo tại Việt Nam luôn có bộ phận tham gia quản lý sản xuất làm việc trực tiếp tại nhà máy mỗi tuần để quản lý đơn hàng, nhà xưởng đảm bảo đảm bảo hàng xuất đi đúng số lượng và đủ chất lượng. Ngoài ra công ty còn phối hợp với rất nhiều bên kiểm định chất lượng thứ 3 như trung tâm hóa nghiệm Kaken, KOITI, SGS hay Kuwahara, Tokinaga nhằm siết chặt hơn nữa chất lượng đầu ra của sản phẩm.
Hơn thế nữa, Uniqlo nói chung và tại Việt Nam còn rất chú trọng đến những khiếu nại, phàn nàn của khách hàng về mặt chất lượng để tìm hiểu, điều tra nguyên nhân cốt lõi để cải thiện, khắc phục.
Bảng 2.17: Tổng hợp tỷ lệ khiếu nại về chất lượng của khách hàng giai đoạn 2012 đến 6 tháng đầu năm 2015
Năm 2012 2013 2014 6 tháng đầunăm 2015 Tỷ lệ khiếu nại về chất lượng của
khách hàng (%) 15.13 18.23 23.15 27.12
(Nguồn: Báo cáo tài chính tổng hợp của công ty Uniqlo 6 tháng đầu năm 2015)
Theo trên, ta có thể tỷ lệ khiếu nại về chất lượng mà Uniqlo Việt Nam nhận được qua mỗi năm liên tục tăng cao, và chỉ trong 6 tháng đầu năm 2015 tỷ lệ khiếu nại đã lên tới 27.12%. Điều này cho thấy, tiêu chí chất lượng của chuỗi cung ứng Việt Nam đang có vấn đề và đòi hỏi Uniqlo cần tập trung nghiên cứu để giải quyết.
2.3.6.3 Tiêu chuẩn Thời gian
Từ khi thành lập đến giờ, Uniqlo luôn áp dụng xuyên suốt hệ thống quản lý sản xuất tức thời (JIT), nhằm mục đích nâng cao tối đa hiệu suất hoạt động, cắt giảm chi phí trong đặc biệt là chi phí tồn kho.
Bảng 2.18: Một số chỉ tiêu tài chính của Uniqlo 6 tháng đầu năm 2015
STT Chỉ số
Giá trị
ĐVT Năm 2014 đầu năm 20156 tháng
1 Mức tồn kho trung bình của công ty 90 50 triệu yên
2 Doanh thu bán hàng 1,129 732 triệu yên
3 Khoản phải thu 102 78 triệu yên
4 Doanh thu bán hàng trung bình 1 ngày 3.23 2.10 triệu yên 5 Số ngày tồn kho =Mức tồn kho/Doanh thu bán hàng mỗi ngày 28 24 Ngày 6 Kỳ thu tiền bình quân =Các khoản phải thu/Doanh thu bán hàng mỗi ngày 32 37 Ngày 7 Chu kỳ kinh doanh= Số ngày tồn kho + Số ngày công nợ 60 61 Ngày
Theo bảng trên, ta thấy chu kỳ kinh doanh của Uniqlo 6 tháng đầu năm 2015 là 61 ngày chỉ tăng hơn 1 ngày so với năm 2014 là 60 ngày, điều này chứng tỏ việc hoạt động kinh doanh của công ty đang được giữ ở mức ổn định. Ngoài ra, trong 6 tháng đầu năm chỉ tiêu số ngày tồn kho được cải thiện giảm xuống từ 28 ngày năm 2014 còn 24 ngày vào năm 2015.
Bảng 2.19: Thống kê tình trạng hàng tồn kho theo thời gian của Uniqlo Việt Nam giai đoạn 2012-2015
Đvt: triệu yên
Ngành hàng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
C&S 35 59 22 16
Knit 12 23 19 13
Outer 51.6 31 43 15
Khác 2 6 32 14
Tổng cộng 100.6 119 116 58
(Nguồn: Báo cáo tài chính tổng hợp của công ty Uniqlo 2012-2015)
Nhìn vào bảng trên, có thể thấy liên tiếp trong vòng 3 năm mức hàng tồn kho của công ty Uniqlo được giữ ở mức ổn định đạt giá trị trung bình là 110 triệu yên trong giai đoạn 2012 đến 2014. Mặt khác, trong 6 tháng đầu năm 2015, mức tồn kho chỉ là 58 triệu yên, con số này một lần nữa cho thấy hiệu quả trong việc quản lý sản xuất theo tiêu chuẩn JIT của Uniqlo. Tóm lại, từ những phân tích nêu trên, ta có thể thấy trong thời gian qua tiêu chuẩn thời gian đã và đang đạt hiệu quả cao, cần tiếp tục phát huy hơn nữa trong tương lai.
2.3.6.4 Tiêu chuẩn Chi phí
Các chi phí trong chuỗi cung ứng xuất phát từ rất nhiều khâu, công đoạn, quy trình và gồm nhiều thành phần khác nhau, tuy nhiên để thuận lợi trong việc phân tích, tác giả sẽ đo lường hiệu quả của tiêu chuẩn chi phí thông qua phân tích tổng hợp 3 loại chi phí chính bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí lao động, chi phí quản lý và chi
phí khác.
Bảng 2. 20: Chi phí liên quan đến chuỗi cung ứng của Uniqlo Việt Nam
Nội dung Tổng chi phí (triệu yên)
6 tháng đầu năm 2014 6 tháng đầu năm 2015
Chi phí nguyên vật liệu 21 22
Chi phí lao động 13 15
Chi phí quản lý 15 14
Chi phí khác 2 3
TỔNG CỘNG 51 54
(Nguồn: Báo cáo tài chính tổng hợp của công ty Uniqlo 6 tháng đầu năm 2015)
Theo bảng trên có thể thấy, tổng chi phí trong 06 tháng đầu năm 2015 tăng nhẹ so với 6 tháng đầu năm 2014 (gần 6%), đặc biệt khoản chi phí nguyên vật liệu và chi phí lao động tuy nhiên với tỷ lệ ở mức thấp. Mặt khác, chỉ riêng chi phí quản lý 6 tháng đầu năm 2015 giảm còn 14 triệu yên so với cùng kì năm ngoái. Qua đó phần nào thấy được khả năng của côn ty Uniqlo trong việc quản lý và kiểm soát chi phí của chuỗi cung ứng tại Việt Nam.
Bảng 2.21: So sánh doanh thu và số lượng đơn hàng của Uniqlo Việt Nam
Nội dung Tổng chi phí (triệu yên)
Tỷ lệ (%) Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm2014 6 tháng đầu năm2015
Doanh thu (triệu yên) 595 732 23.03
Số lượng đơn hàng 1105 1468 32.85
(Nguồn: Báo cáo tài chính tổng hợp của công ty Uniqlo 6 tháng đầu năm 2015)
Theo bảng trên, ta thấy được số lượng đơn hàng 6 tháng đầu năm 2015 là 1,468 đơn hàng với mỗi đơn hàng có sản lượng trung bình hơn 100,000 sản phẩm; so với cùng kì năm 2014 đã tăng 32.85%. Bên cạnh đó, doanh thu cũng tăng trưởng cao tăng 23.03% so với cùng kì năm ngoái. Qua đó cho thấy, do công ty ngày càng thành công trong việc đẩy mạnh phát triển và mở rộng sản xuất nên đạt số lượng đơn hàng và
doanh thu ngày một tăng cao. Dựa vào số liệu tổng hợp từ 2 bảng trên, tác giả đã tính được mức độ hiệu quả của tiêu chuẩn chi phí lần lượt là 2014 (19.13) và 2015 (22.19). Điều này cho ta thấy, mức độ hiệu quả trong quản lý chi phí của Uniqlo trong thời gian qua ngày một tăng cao. Đây là một thành quả đáng khích lệ cho sự nỗ lực của Uniqlo trong việc quản lý chi phí một cách chặt chẽ và hiệu quả.