Tiêu chuẩn Giao hàng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của công ty trách nhiệm hữu hạn uniqlo việt nam đến năm 2020 (Trang 28)

5. Kết cấu luận văn

1.5.1. Tiêu chuẩn Giao hàng

Tiêu chuẩn này đề cập đến giao hàng đúng hạn được biểu hiện bằng tỷ lệ phần trăm của các đơn hàng được giao đầy đủ về số lượng và đúng ngày khách hàng yêu cầu trong tổng số đơn hàng. Chú ý rằng, các đơn hàng không được tính là giao hàng đúng hạn, khi chỉ có một phần đơn hàng được thực hiện và khi khách hàng không nhận được hàng đúng thời gian yêu cầu. Đây là một tiêu thức rất chặt chẽ, khắt khe và khó thực hiện, nhưng nó đo lường hiệu quả trong hoạt động giao toàn bộ đơn hàng cho khách hàng khi họ yêu cầu. Cụ thể tỉ lệ giao hàng đúng hạn (Ontime Delivery) được tính như sau

Tỉ lệ giao hàng đúng hạn = (Số đơn hàng giao đúng hạn)/(Tổng số đơn hàng) 1.5.2. Tiêu chuẩn Chất lượng

Chất lượng được đánh giá ở mức độ hài lòng của khách hàng hay là sự thỏa mãn của khách hàng về sản phẩm. Đầu tiên, chất lượng có thể được đo lường thông qua những điều mà khách hàng mong đợi.

Để đo lường được sự thỏa mãn của khách hàng mong đợi về sản phẩm ta thiết kế bảng câu hỏi trong đó biến độc lập từ sự hài lòng của khách hàng. Ví dụ: một công ty hỏi khách hàng của mình: Chúng tôi đã đáp ứng nhu cầu của quý khách tốt đến mức nào?. Những câu trả lời được đánh giá bằng thang đo Likert 5 điểm: (5): vô cùng hài

lòng, (4): rất hài lòng, (3): hài lòng, (2): chưa hài lòng, (1): thất vọng. Nếu các câu trả lời (4), (5) điểm chiếm tỷ lệ cao trong tổng các câu trả lời, như thế cho thấy công ty đã đáp ứng hơn mong đợi của khách hàng. Một cách khác, để đo lường sự hài lòng của khách hàng là hỏi khách hàng về một hay nhiều câu hỏi dưới đây:

dụng?.- Quý khách hài lòng như thế nào về tất cả các sản phẩm Quý khách đã sử - Quý khách đã giới thiệu bạn bè mua hàng của chúng tôi như thế nào?. - Quý khách còn có thể mua lại sản phẩm của chúng tôi lần nữa khi cần?. Những câu hỏi này có thể đánh giá được bằng thang đo 5 điểm và điểm trung bình hoặc tỷ lệ phần trăm của các câu trả lời sẽ được tính toán. Một tiêu chuẩn đánh giá liên quan mật thiết với chất lượng là lòng trung thành của khách hàng, tiêu chuẩn này có thể đo lường bằng tỷ lệ phần trăm khách hàng vẫn mua hàng sau khi đã mua ít nhất một lần. Ví dụ: số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm dầu gội đầu Clear trong tháng 11/2009 là 1.000 khách hàng, sang tháng 12/2009 số lượng khách hàng sử dụng lại là 800 khách hàng, như vậy ta có thể đo lường được lòng trung thành của khách hàng cho sản phẩm dầu gội đầu Clear là 80%, thông thường người ta đánh giá chỉ tiêu trên theo yếu tố thời gian và độ bền của sản phẩm hay nhu cầu sử dụng lại của hàng hóa dịch vụ.

Lòng trung thành của khách hàng là điều mà các công ty cần quan tâm để đạt được, bởi vì tìm kiếm khách hàng mới thì tốn kém hơn nhiều so với việc giữ khách hàng hiện tại. Mặt khác, các công ty cần so sánh lòng trung thành và mức độ hài lòng của khách hàng của mình so với các đối thủ cạnh tranh khác, từ đó họ sẽ xem xét cải tiến chuỗi cung ứng của công ty một cách liên tục.

1.5.3. Tiêu chuẩn Thời gian

Tổng thời gian bổ sung hàng có thể tính một cách trực tiếp từ mức độ tồn kho. Nếu chúng ta có một mức sử dụng cố định lượng hàng tồn kho này thì thời gian tồn kho bằng mức độ tồn kho chia mức sử dụng. Ví dụ: nếu mức tồn kho là 10 triệu đồng

và chúng ta bán lượng hàng tương đương 100.000 đồng một ngày, chúng ta có 100 ngày tồn kho. Nói cách khác, một sản phẩm sẽ nằm trong kho trung bình khoảng 100 ngày từ ngày nhập kho cho đến ngày xuất kho. Thời gian tồn kho sẽ được tính cho mỗi mắt xích trong chuỗi cung ứng (nhà cung cấp, nhà sản xuất, người bán sỉ, bán lẻ và cộng hết lại để có thời gian bổ sung hàng lại). Một trong những chỉ tiêu quan trọng nữa là phải xem xét đến thời gian thu hồi công nợ, nó đảm bảo cho công ty có lượng tiền để mua sản phẩm và bán sản phẩm tạo ra vòng luân chuyển hàng hóa, thời hạn thu nợ phải được cộng thêm cho toàn hệ thống chuỗi cung ứng như là một chỉ tiêu thời hạn thanh toán. Số ngày tồn kho cộng số ngày chưa thu tiền nợ bằng tổng thời gian của một chu kỳ kinh doanh để tạo ra sản phẩm và nhận được tiền.

Chu kỳ kinh doanh = số ngày tồn kho + số ngày công nợ. 1.5.4. Tiêu chuẩn Chi phí

Có hai cách để đo lường chi phí:

 Công ty đo lường tổng chi phí bao gồm chi phí sản xuất, phân phối, chi phí tồn kho và chi phí công nợ, thường những chi phí riêng biệt này thuộc trách nhiệm của những nhà quản lý khác nhau và vì vậy không giảm được tối đa tổng chi phí.

 Tính chi phí cho cả hệ thống chuỗi cung ứng để đánh giá hiệu quả giá trị gia tăng và năng suất sản xuất. Phương pháp đo lường hiệu quả như sau:

Hiệu quả =Doanh số - Chi phí nguyên vật liệu

Chi phí lao động + Chi phí quản lý

Theo tiêu chí này, hoạt động chuỗi cung ứng có hiệu quả khi doanh số tăng lên và chi phí giảm xuống và trong luận văn tác giả cũng sử dụng cách tính thứ hai này khi phân tích, đo lường tiêu chuẩn Chi phí để đánh giá hiệu quả quản trị chuỗi cung ứng của Công ty Uniqlo.

1.6. Đặc điểm chuỗi cung ứng dệt may của Uniqlo tại Việt Nam1.6.1. Đặc điểm của chuỗi cung ứng ngành dệt may Việt Nam 1.6.1. Đặc điểm của chuỗi cung ứng ngành dệt may Việt Nam

Ngành Dệt may Việt Nam sau hơn 20 năm liên tục phát triển với tỷ lệ tăng trưởng bình quân 15%/năm, đến nay đã vươn lên trở thành ngành kinh tế hàng đầu cả nước, với kim ngạch xuất khẩu đóng góp từ 10%-15% GDP hàng năm. Việt Nam hiện là một trong 5 nhà xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới với thị phần 4%-5%. Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Hoa Kỳ, EU và Nhật (chiếm trên 75% kim ngạch xuất khẩu hàng năm) với các sản phẩm may mặc chủ yếu là các sản phẩm từ bông và sợi tổng hợp cho phân khúc thị trường cấp trung và thấp. Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay chỉ tham gia vào phần thứ 3 trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu là Cắt và May, sản xuất theo phương thức gia công đơn giản, thiếu khả năng cung cấp trọn gói, nên giá trị gia tăng còn thấp. Ngoài ra, dệt may Việt Nam vẫn còn phụ thuộc lớn vào nguyên phụ liệu nhập khẩu (khoảng 70%), chủ yếu từ thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc. Tuy nhiên, liên tiếp hai năm trở lại đây, lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu phụ liệu dệt may, khẳng định bước đầu cho sự tự chủ. Theo thống kê của Tập đoàn dệt may Việt Nam (VINATEX) trong năm 2013, Việt Nam có 5,982 công ty dệt may, với lực lượng lao động chiếm hơn 20% lao động trong khu vực công nghiệp và gần 5% tổng lực lượng lao động toàn quốc. Phần lớn các công ty được đặt tại miền Nam (62%), còn lại nằm ở miền Bắc (30%), miền Trung và Tây Nguyên (8%). Trong đó, các công ty may chiếm tỷ trọng lớn (70%), còn lại là các công ty dệt (17%), kéo sợi (6%), nhuộm (4%), và ngành công nghiệp hỗ trợ (3%).

Mặt khác ngành dệt may là minh họa điển hình của chuỗi giá trị do người mua quyết định, việc tạo ra sản phẩm cuối cùng phải qua nhiều công đoạn và hoạt động sản xuất thường được tiến hành ở nhiều nước. Trong đó, các nhà sản xuất với thương hiệu nổi tiếng, các nhà buôn, nhà bán lẻ lớn đóng vai trò then chốt trong việc thiết lập mạng lưới sản xuất và định hình việc tiêu thụ hàng loạt thông qua các thương hiệu mạnh với

chiến lược thuê gia công toàn cầu nhằm thỏa mãn nhu cầu này. Theo kết quả nghiên cứu về chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của Gereffi và Memodovic (2003) có thể chia chuỗi giá trị dệt may làm năm phân khúc chính như sau:

Hình 1.5: Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu

(Nguồn: Gereffi and Memodovic,”Global Value Chain in textile industry”,2003)

Theo báo cáo của Hiệp hội Dệt May Việt Nam (2013), trong chuỗi giá trị toàn cầu hàng dệt may, khâu có lợi nhuận cao nhất là thiết kế mẫu, cung cấp nguyên phụ liệu và thương mại. Tuy nhiên, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam xuất khẩu đi các nước nói chung và Nhật Bản nói riêng, hiện nay chỉ tham gia vào khâu sản xuất sản

phẩm cuối cùng, chỉ đóng vai trò là nhà sản xuất trong chuỗi cung ứng; được đánh giá là tạo ra giá trị gia tăng thấp nhất, với tỷ suất lợi nhuận chỉ chiếm khoảng 5% - 10%.

Mặc dù Việt Nam đang nằm trong top 5 quốc gia xuất khẩu hàng dệt may, nhưng các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chủ yếu là các nhà thầu phụ cho các nhà thầu may trong khu vực, hầu như không thực hiện quá trình thiết kế và không có khả năng tự thiết kế và xây dựng thương hiệu. Cụ thể, hợp đồng dạng CMT (Cut-Make-Trim-gia công thuần túy) và FOB (Free on Board-mua nguyên liệu, bán thành phẩm) chiếm hơn 95% tồng giá trị kim ngạch xuất khẩu, trong đó CMT chiếm 75.3% và FOB là 21.2%. Chỉ có khoảng 2%-3% giá trị xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam là ODM (Original Design Manufacturing – chủ động từ nguyên liệu, thiết kế, sản xuất thành phẩm).

1.6.2. Đặc điểm chuỗi cung ứng của Uniqlo tại Việt Nam

Chuỗi cung ứng hiện tại của công ty Uniqlo là chuỗi cung ứng kéo (Pull Supply Chain: sản phẩm xuất phát từ nhu cầu của khách hàng trên thị trường và khách hàng chọn lựa những nhà cung cấp đáp ứng tốt nhất nhu cầu của mình); được tổ chức liên kết theo chiều dọc bao gồm đầy đủ thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng cụ thể

- Nhà cung cấp: nhà cung cấp bao gồm cả nội địa và nước ngoài được Uniqlo chính thức lựa chọn sau khi đã thảo luận và thống nhất với bên thương mại hoặc bên nhà máy sản xuất. Nhà cung cấp ở đây chủ yếu là: nhà cung cấp bông, nhà cung cấp sợi, nhà máy vải, nhà cung cấp phụ liệu, v.v...

- Nhà sản xuất: Nhà sản xuất chính cho Uniqlo trong chuỗi cung ứng là các nhà máy may gia công theo đơn đặt hàng của công ty. Đặc biệt, với quan điểm tối thiểu hóa chi phí hoạt động, đẩy mạnh sự hợp tác làm ăn lâu dài, Uniqlo không đầu tư xây dựng nhà máy, mà chủ trương tìm kiếm các đối tác kinh doanh để thuê ngoài (outsource) toàn bộ quy trình sản xuất hàng. Đây là điểm khác biệt của Uniqlo so với một số thương hiệu S.P.A khác. Mặt khác, sau thời gian dài

xây dựng và phát triển Uniqlo đã xây dựng được mạng lưới các đối tác rộng khắp thế giới tập trung ở Trung Quốc, Bangladesh, Cambodia,... Trong đó thị trường Việt Nam có tới hơn 40 nhà máy may gia công cho Uniqlo.

- Nhà phân phối: Công ty Uniqlo hiện tại hoạt động kinh doanh theo hai phương thức là thương mại trực tiếp và thương mại gián tiếp, và ứng với mỗi phương thức thì sẽ có những nhà phân phối khác nhau. Cụ thể, với hàng hóa xuất đi thị trường Nhật (thương mại gián tiếp), nhà phân phối ở đây sẽ là các công ty thương mại lớn của Nhật hợp tác với Uniqlo như Mitsubishi, Marubeni, Itochu v.v… Ngược lại, với thương mại trực tiếp (hàng xuất đến các quốc gia khác trừ Nhật Bản) nhà phân phối sẽ chính là công ty Uniqlo, với hệ thống quản lý, phân phối của mình.

- Nhà bán lẻ: Vì công ty Uniqlo cấu trúc hoạt động kinh doanh theo mô hình S.P.A, vì thế nên họ chính là nhà bán lẻ đưa sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng, thông qua các chuỗi cửa hàng bán lẻ độc quyền và nhượng quyền của mình ở khắp nơi trên thế giới. Mặt khác, khi xét đến chuỗi cung ứng tại Việt Nam thì các cửa hàng bán lẻ Uniqlo chính là khách hàng cấp 1 của các công ty thương mại.

- Khách hàng cuối cùng/người tiêu dùng: Những khách hàng hay người tiêu dùng là những người mua và sử dụng sản phẩm. Ở đây, khách hàng của Uniqlo là người tiêu dùng tại khắp các nơi mà Uniqlo có cửa hàng phân phối.

Bên cạnh các thành phần cơ bản kể trên, thì ngoài ra công ty cũng hợp tác với rất nhiều nhà cung cấp các dịch vụ khác về công nghệ thông tin, vận tải logistics, nghiên cứu thị trường, v.v...

Các công ty, văn phòng đại diện sản xuất ở châu Á như Trung quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Bangladesh và ở châu Âu như Thổ Nhĩ Kỳ đóng vai trò quản lý, giám sát sản xuất để đảm bảo cho sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn về chất lượng và thời gian giao hàng của công ty đề ra.

Hình 1. 6: Mô hình cấu trúc chuỗi cung ứng của Uniqlo Việt Nam

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

1.7. Tóm tắt chương 1

Trình bày hệ thống hóa lại lý thuyết của CCU và quản trị CCU, đồng thời nêu lên một số đặc điểm của CCU hàng dệt may của Việt Nam nói chung và của Uniqlo Việt Nam nói riêng. Qua đó có cái nhìn tổng quát về hệ thống chuỗi cung ứng, làm tiền đề để đi sâu phân tích thực trạng hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Uniqlo Việt Nam.

CHƯƠNG 2 - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY TNHH UNIQLO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN

2012-2014

2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH Uniqlo Việt Nam2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty UNIQLO được thành lập vào năm 1949 tại thành phố tỉnh Yamguchi, Nhật Bản, được xem là công ty hàng đầu trong ngành thời trang may mặc tại Nhật Bản với doanh thu luôn đứng TOP 4 của thế giới. Sau thời gian phát triển, Uniqlo trở

thành một công ty con hợp nhất 100% vốn của tập đoàn Fast Retailing từ tháng 11 năm 2005, một trong những tập đoàn thuộc nhóm hạng nhất của sàn chứng khoán Tokyo.

Tên giao dịch: UNIQLO LIMITED CORPORATION

Địa chỉ: Midtown Tower, Akasaka 9-7-1, Minato-ku, Tokyo, Japan Website: http://www.uniqlo.com/

Với phương châm hoạt động là cống hiến cho xã hội thông qua các sản phẩm và hoạt động kinh doanh của mình. Dựa theo tuyên bố về sứ mệnh của tập đoàn “Cải tiến sản phẩm may mặc. Thay đổi tư duy thông thường. Thay đổi thế giới” (Changing clothes, changing conventional wisdom, change the world”, công ty luôn nỗ lực để tạo ra những sản phẩm với chất lượng cao nhất, mang lại những giá trị mới và độc đáo nhất dành cho người tiêu dùng trên toàn thế giới. Hiện tại, Uniqlo đã có hơn 1400 cửa hàng ở khắp thế giới tập trung phần lớn tại Nhật Bản (hơn gần 840 cửa hàng), ngoài ra Uniqlo còn hoạt động ở Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Malaysia, Pháp, Mỹ,….

Công ty hoạt động kinh doanh theo phương thức S.P.A (Specialty Private-Label Apprarel), tham gia vào toàn bộ chuỗi giá trị từ quy trình thu mua nguyên vật liệu, lập

kế hoạch, sản xuất đến phân phối, bán lẻ và quản lý hàng tồn kho.

Uniqlo chính thức thành lập thành lập công ty tại Việt Nam, vào năm 2006 và tiếp tục đại diện cho tổng công ty trong lĩnh vực chính là quản lý sản xuất. Sau hơn 9 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, công ty ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng của mình trong việc thúc đẩy sự phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất của công ty tại thị trường Việt Nam.

Tên giao dịch: Công ty TNHH Uniqlo Viet Nam

Tên tiếng anh: UNIQLO VIETNAM LIMITED CORPORATION.

Trụ sở chính: 115 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Q.1, TP.Hồ Chí Minh

Giấy phép kinh doanh: 41000747_Ngày cấp: 01/11/2006 Điện thoại: 08 38277171 - Fax: 08 38221189

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty Uniqlo

(Nguồn: Sổ tay văn hóa tổ chức của Uniqlo năm 2012)

2.1.3 Các phòng ban, bộ phận của Uniqlo

   

Ban điều hành

Ban lãnh đạo điều hành bao gồm chủ tịch hội đồng quản trị, Ban phó chủ tịch

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của công ty trách nhiệm hữu hạn uniqlo việt nam đến năm 2020 (Trang 28)