Đặc điểm chuỗi cung ứng của Uniqlo tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của công ty trách nhiệm hữu hạn uniqlo việt nam đến năm 2020 (Trang 33 - 35)

5. Kết cấu luận văn

1.6.2. Đặc điểm chuỗi cung ứng của Uniqlo tại Việt Nam

Chuỗi cung ứng hiện tại của công ty Uniqlo là chuỗi cung ứng kéo (Pull Supply Chain: sản phẩm xuất phát từ nhu cầu của khách hàng trên thị trường và khách hàng chọn lựa những nhà cung cấp đáp ứng tốt nhất nhu cầu của mình); được tổ chức liên kết theo chiều dọc bao gồm đầy đủ thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng cụ thể

- Nhà cung cấp: nhà cung cấp bao gồm cả nội địa và nước ngoài được Uniqlo chính thức lựa chọn sau khi đã thảo luận và thống nhất với bên thương mại hoặc bên nhà máy sản xuất. Nhà cung cấp ở đây chủ yếu là: nhà cung cấp bông, nhà cung cấp sợi, nhà máy vải, nhà cung cấp phụ liệu, v.v...

- Nhà sản xuất: Nhà sản xuất chính cho Uniqlo trong chuỗi cung ứng là các nhà máy may gia công theo đơn đặt hàng của công ty. Đặc biệt, với quan điểm tối thiểu hóa chi phí hoạt động, đẩy mạnh sự hợp tác làm ăn lâu dài, Uniqlo không đầu tư xây dựng nhà máy, mà chủ trương tìm kiếm các đối tác kinh doanh để thuê ngoài (outsource) toàn bộ quy trình sản xuất hàng. Đây là điểm khác biệt của Uniqlo so với một số thương hiệu S.P.A khác. Mặt khác, sau thời gian dài

xây dựng và phát triển Uniqlo đã xây dựng được mạng lưới các đối tác rộng khắp thế giới tập trung ở Trung Quốc, Bangladesh, Cambodia,... Trong đó thị trường Việt Nam có tới hơn 40 nhà máy may gia công cho Uniqlo.

- Nhà phân phối: Công ty Uniqlo hiện tại hoạt động kinh doanh theo hai phương thức là thương mại trực tiếp và thương mại gián tiếp, và ứng với mỗi phương thức thì sẽ có những nhà phân phối khác nhau. Cụ thể, với hàng hóa xuất đi thị trường Nhật (thương mại gián tiếp), nhà phân phối ở đây sẽ là các công ty thương mại lớn của Nhật hợp tác với Uniqlo như Mitsubishi, Marubeni, Itochu v.v… Ngược lại, với thương mại trực tiếp (hàng xuất đến các quốc gia khác trừ Nhật Bản) nhà phân phối sẽ chính là công ty Uniqlo, với hệ thống quản lý, phân phối của mình.

- Nhà bán lẻ: Vì công ty Uniqlo cấu trúc hoạt động kinh doanh theo mô hình S.P.A, vì thế nên họ chính là nhà bán lẻ đưa sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng, thông qua các chuỗi cửa hàng bán lẻ độc quyền và nhượng quyền của mình ở khắp nơi trên thế giới. Mặt khác, khi xét đến chuỗi cung ứng tại Việt Nam thì các cửa hàng bán lẻ Uniqlo chính là khách hàng cấp 1 của các công ty thương mại.

- Khách hàng cuối cùng/người tiêu dùng: Những khách hàng hay người tiêu dùng là những người mua và sử dụng sản phẩm. Ở đây, khách hàng của Uniqlo là người tiêu dùng tại khắp các nơi mà Uniqlo có cửa hàng phân phối.

Bên cạnh các thành phần cơ bản kể trên, thì ngoài ra công ty cũng hợp tác với rất nhiều nhà cung cấp các dịch vụ khác về công nghệ thông tin, vận tải logistics, nghiên cứu thị trường, v.v...

Các công ty, văn phòng đại diện sản xuất ở châu Á như Trung quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Bangladesh và ở châu Âu như Thổ Nhĩ Kỳ đóng vai trò quản lý, giám sát sản xuất để đảm bảo cho sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn về chất lượng và thời gian giao hàng của công ty đề ra.

Hình 1. 6: Mô hình cấu trúc chuỗi cung ứng của Uniqlo Việt Nam

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của công ty trách nhiệm hữu hạn uniqlo việt nam đến năm 2020 (Trang 33 - 35)