Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH Uniqlo Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của công ty trách nhiệm hữu hạn uniqlo việt nam đến năm 2020 (Trang 36)

5. Kết cấu luận văn

2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH Uniqlo Việt Nam

Công ty UNIQLO được thành lập vào năm 1949 tại thành phố tỉnh Yamguchi, Nhật Bản, được xem là công ty hàng đầu trong ngành thời trang may mặc tại Nhật Bản với doanh thu luôn đứng TOP 4 của thế giới. Sau thời gian phát triển, Uniqlo trở

thành một công ty con hợp nhất 100% vốn của tập đoàn Fast Retailing từ tháng 11 năm 2005, một trong những tập đoàn thuộc nhóm hạng nhất của sàn chứng khoán Tokyo.

Tên giao dịch: UNIQLO LIMITED CORPORATION

Địa chỉ: Midtown Tower, Akasaka 9-7-1, Minato-ku, Tokyo, Japan Website: http://www.uniqlo.com/

Với phương châm hoạt động là cống hiến cho xã hội thông qua các sản phẩm và hoạt động kinh doanh của mình. Dựa theo tuyên bố về sứ mệnh của tập đoàn “Cải tiến sản phẩm may mặc. Thay đổi tư duy thông thường. Thay đổi thế giới” (Changing clothes, changing conventional wisdom, change the world”, công ty luôn nỗ lực để tạo ra những sản phẩm với chất lượng cao nhất, mang lại những giá trị mới và độc đáo nhất dành cho người tiêu dùng trên toàn thế giới. Hiện tại, Uniqlo đã có hơn 1400 cửa hàng ở khắp thế giới tập trung phần lớn tại Nhật Bản (hơn gần 840 cửa hàng), ngoài ra Uniqlo còn hoạt động ở Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Malaysia, Pháp, Mỹ,….

Công ty hoạt động kinh doanh theo phương thức S.P.A (Specialty Private-Label Apprarel), tham gia vào toàn bộ chuỗi giá trị từ quy trình thu mua nguyên vật liệu, lập

kế hoạch, sản xuất đến phân phối, bán lẻ và quản lý hàng tồn kho.

Uniqlo chính thức thành lập thành lập công ty tại Việt Nam, vào năm 2006 và tiếp tục đại diện cho tổng công ty trong lĩnh vực chính là quản lý sản xuất. Sau hơn 9 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, công ty ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng của mình trong việc thúc đẩy sự phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất của công ty tại thị trường Việt Nam.

Tên giao dịch: Công ty TNHH Uniqlo Viet Nam

Tên tiếng anh: UNIQLO VIETNAM LIMITED CORPORATION.

Trụ sở chính: 115 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Q.1, TP.Hồ Chí Minh

Giấy phép kinh doanh: 41000747_Ngày cấp: 01/11/2006 Điện thoại: 08 38277171 - Fax: 08 38221189

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty Uniqlo

(Nguồn: Sổ tay văn hóa tổ chức của Uniqlo năm 2012)

2.1.3 Các phòng ban, bộ phận của Uniqlo

   

Ban điều hành

Ban lãnh đạo điều hành bao gồm chủ tịch hội đồng quản trị, Ban phó chủ tịch điều hành tập đoàn; có vai trò trong việc hoạch định đường lối chiến lược chung cho toàn công ty, cũng như theo dõi và chỉ đạo trực tiếp những hoạt động của công ty như kinh doanh, hành chính nhân sự, tài chính kế toán chung. Sau khi lên kế hoạch, mục

tiêu thì Ban Phó Chủ tịch điều hành tập đoàn trực tiếp triển khai, chỉ đạo xuống bộ phận chức năng liên quan để thực hiện.

   

Ban chức năng

Khối hành chính – nhân sự - tổng vụ: đảm nhận nhiệm vụ đảm bảo triển khai những quy định nội bộ, quản lý những hoạt động, tài chính trong phạm vi công ty. Trong đó, bộ phận nhân sự chịu trách nhiệm chính trong công tác tổ chức thực hiện các quy định quản trị nội bộ của công ty, phụ trách công tác nhân sự bao gồm: tuyển dụng, đề bạt, lương thưởng, duy trì động lực làm việc cho nhân viên công ty. Còn bộ phận tài chính – kế toán, thì chịu trách nhiệm trong hoạt động lĩnh vực tài chính thống kê, thuế, quản lý tài sản, quản lý tài chính.

Khối sản xuất: có nhiệm vụ trong việc tham gia vào việc đảm bảo quy trình sản xuất sản phẩm cho kinh doanh được diễn ra trơn tru, theo hệ thống toàn cầu và đảm bảo chất lượng cao nhất. Bên cạnh đó, bộ phận còn sản xuất còn đóng vai trò tích cực trong việc cải tiến, sáng tạo về thiết kế, vật liệu, với mục tiêu nhằm mang lại giá trị cao nhất cho người tiêu dùng.

Khối kinh doanh: có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch bán hàng, tổng hợp kế hoạch và đưa ra dự báo cho mục tiêu hoạt động của công ty kinh doanh thương mại các sản phẩm đem lại nguồn lợi nhuận cho toàn công ty. Trong đó, giám đốc kinh doanh sẽ phụ trách chính, trong việc lên chiến lược bán hàng và triển khai cho các trưởng quản lý để thống nhất và giám sát hoạt động thực hiện.

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của tập đoàn Fast Retailing và Công ty Uniqlo giai đoạn 2012 – 2014

ĐVT: triệu yên 2012 2013 2014 Uniqlo thị trường Nhật Bản 620.063 683.31 715.64 Tỷ lệ % trong tổng doanh thu 66.94% 59.90% 51.84%

Uniqlo thị trường quốc tế 153.176 251.19 413.63 Tỷ lệ % trong tổng doanh thu 16.54% 22.02% 29.96%

Thương hiệu toàn cầu khác 153.031 206.23 251.23 Tỷ lệ % trong tổng doanh thu 16.52% 18.08% 18.20%

Tổng doanh thu của tập đoàn 926.27 1140.7 1380.5

(Nguồn: Báo cáo thường niên của công ty Uniqlo giai đoạn 2012-2014)

Theo bảng trên ta có thể thấy được doanh thu tập đoàn qua các năm đều liên tục tăng cao, đặc biệt giai đoạn từ 2013 – 2014 đạt mức nhảy vọt là trên 21%. Trong đó có thể thấy rằng tỷ trọng đóng góp về mặt doanh thu của thương hiệu Uniqlo chiếm phần chủ yếu. Cụ thể, tỷ trọng đóng góp của Uniqlo trên toàn cầu luôn chiếm tỷ lệ trên 80%, trong thị trường Nhật Bản đóng góp là trên 50%, như năm 2012 đạt tỷ lệ 66.94% trên tổng doanh thu của tập đoàn.

Bảng 2.2: Chi phí hoạt động của tập đoàn Fast Retailing và công ty Uniqlo giai đoạn 2012 - 2014

Đvt: triệu yên

Nội dung 2012 2013 2014

Uniqlo thị trường Nhật Bản 102.347 96.852 110.62 Tỷ lệ % trong tổng chi phí 80.03% 73.00% 68.41%

Uniqlo thị trường quốc tế 10.999 18.35 34.78 Tỷ lệ % trong tổng chi phí 8.60% 13.83% 21.51%

Thương hiệu toàn cầu khác 14.539 17.463 16.312 Tỷ lệ % trong tổng chi phí 11.37% 13.16% 10.09%

Tổng chi phí hoạt động của tập đoàn 127.885 132.665 161.712

Tương tự như kết quả hoạt động kinh doanh, thì trong tổng chi phí hoạt động của tập đoàn cũng tăng đều qua các năm vì các công ty, thương hiệu con liên tục tăng trưởng mở rộng về mặt quy mô. Bên cạnh đó, có thể thấy tỷ trọng đầu tư cho hoạt động của Uniqlo tại thị trường Nhật Bản là lớn nhất, với hơn 80.03% và giảm dần còn 68,41% vào năm 2014. Điều này cũng thể hiện phần nào, chiến lược công ty trong tương lai mong muốn đẩy mạnh, mở rộng hoạt động kinh doanh của mình trên thị trường quốc tế.

2.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng hàng may mặccủa công ty TNHH Uniqlo Việt Nam của công ty TNHH Uniqlo Việt Nam

2.2.1 Sự bất ổn về mặt môi trường

   

Môi trường giữa doanh nghiệp

Vì đặc thù trong hoạt động của doanh nghiệp, toàn bộ hàng hóa xuất đi thị trường Nhật, công ty Uniqlo sẽ làm việc thông qua một bên thứ 3 là công ty thương mại. Các công ty thương mại sẽ thay mặt Uniqlo tiến hành tuyển chọn, đàm phán với các nhà cung cấp. Chính vì vậy, mức độ hợp tác, liên kết giữa bên Uniqlo và các nhà cung cấp còn yếu, chưa được chú trọng đầu tư đúng mức.

Trong tương lai, khi mà sự cạnh tranh giữa các thương hiệu trong ngành ngày càng mạnh mẽ, thị phần dần sẽ thu hẹp lại. Chính vì vậy, để có đạt được những mục tiêu lớn trong năm 2020, thiết nghĩ Uniqlo cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tìm kiếm và thiết lập các mối quan hệ chiến lược với các đối tác kinh doanh, nhà cung cấp, nhà sản xuất lâu năm. Hơn thế nữa, công ty cũng đã và đang mở rộng hoạt động sản xuất ra nhiều thị trường mới tiềm năng trên toàn cầu, mọi nỗ lực này đều là để góp phần hạn chế ảnh hưởng của yếu tố này trong tương lai.

   

Sự hỗ trợ của chính phủ

Với việc xác định Việt Nam là thị trường tiềm năng, mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng, Uniqlo luôn quan tâm đến những yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của chuỗi trong đó yếu tố hỗ trợ tham gia của chính phủ được xem là ưu tiên hàng đầu. Cụ thể, trong hoạt động Uniqlo luôn tự ý phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định, luật lệ và chính sách của chính phủ Việt Nam, đồng thời công ty cũng đòi hỏi và giám sát các đối tác của mình cam kết thực thi đúng những yêu cầu, quy định.

Ngành dệt may Việt Nam trong nhiều năm qua luôn là một trong những ngành đi đầu, có vai trò quan trọng trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thị trường thế giới. Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao, ngành dệt may đã có những đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung ở Việt Nam. Và vì lẽ đó, Chính phủ đã xem ngành dệt may là ngành trọng điểm cần phải chú trọng đầu tư phát triển, nên nhà nước luôn tích cực trong việc đưa ra các chính sách ưu đãi về thuế, đầu tư nhằm thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam. Cụ thể, gần đây nhất là việc ký kết thành công Hiệp định TPP vào ngày 4/2/2016 sau hơn 5 năm nỗ lực đàm phán và đây được xem là cột mốc quan trọng đánh dấu cơ hội phát triển, lợi ích cho hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết các ngành trong đó ngành công nghiệp dệt may được xem là hưởng lợi nhiều nhất từ TPP. Bên cạnh đó theo Quyết định số 3218/QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2020, cụ thể như sau

Bảng 2.3 Các mục tiêu cụ thể trong chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam với tầm nhìn đến năm 2020

Chỉ tiêu Năm 2020 Đơn vị tính

1. Kim ngạch xuất khẩu 30 Triệu USD

2. Sử dụng lao động 5 1000 người

3. Sản phẩm chủ yếu

- Bông xơ 70 1000 Tấn

- Xơ, sợi tổng hợp 450 1000 Tấn

- Sợi các loại 670 1000 Tấn

- Vải các loại 4 Triệu m2

- Sản phẩm may 6 Triệu sản phẩm

4. Tỷ lệ nội địa hoá 60% %

(Nguồn: Bộ Công Thương,“Quyết định số 3218/QĐ-BCT”,2014)

Theo đó, ta có thể thấy tầm nhìn và kỳ vọng của chính phủ về ngành dệt may trong tương lai là rất lớn, thể hiện qua tỷ lệ nội địa hóa với mục tiêu đạt 60%, kim ngạch xuất khẩu đạt 30 triệu USD... Điều này góp phần giúp Uniqlo có cơ sở vững chắc hơn khi phát triển mở rộng hoạt động sản xuất ở Việt Nam trong tương lai.

   

Các bất ổn khác từ môi trường nước ngoài

Khi tiến hành hoạt động sản xuất tại thị trường Việt Nam hay tại bất kì quốc gia nào khác, Uniqlo luôn chú trọng phân tích kĩ lưỡng và chi tiết về tất cả mọi yếu tố, khía cạnh cần lưu tâm của một thị trường như tình hình kinh tế, chính trị, tôn giáo, quy mô thị trường, chính sách quy định chính phủ,.v..v… để có thể hạn chế và giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể gặp phải. Mặt khác, Uniqlo thường phối hợp với công ty thương mại và thuê ngoài các bên thứ 3 có uy tín, trong việc điều tra khảo sát thị trường, nhằm tiết kiệm thời gian, gia tăng hiệu quả trong phân tích để có thể đánh giá tiềm năng phát triển cũng như rủi ro tiềm ẩn của mỗi quốc gia Uniqlo dự định đầu tư, phát triển.

2.2.2 Công nghệ thông tin

Với xu hướng phát triển ngày càng mạnh mẽ của lĩnh vực công nghệ trên thế giới nói chung và đặc biệt trong lĩnh vực dệt may nói riêng, Uniqlo luôn ý thức đầu tư, đẩy mạnh ứng dụng các phần mềm, hệ thống hiện đại tiên tiến trong mọi khâu, quy trình trong chuỗi cung ứng, nhằm mục đích tạo thuận lợi cho chuỗi cung ứng được hoạt động trơn tru, hiệu quả. Công ty đã xây dựng mối quan hệ chiến lược, hợp tác lâu dài với tập đoàn Accenture, tập đoàn phát triển ứng dụng công nghệ ứng dụng lớn nhất thế giới, nhằm xây dựng nền tảng hoạt động cho Uniqlo theo hướng hiện đại hóa tối đa. Theo nhận định của lãnh đạo công ty, trong tương lai thương mại điện tử sẽ “thống trị” cách thức mua sắm của người tiêu dùng, họ sẽ ưu tiên những tiện ích công nghệ hiện đại và thương hiệu nào cho phép mua sắm tại nhà và giao nhận hàng trong thời gian ngắn nhất. Chính vì vậy, việc chủ động theo dõi và ứng dụng các công nghệ hiện đại, ứng dụng, tiện ích đa năng trong hoạt động kinh doanh nói chung và quản trị chuỗi cung ứng nói riêng là hết sức quan trọng.

   

Công cụ hỗ trợ giao tiếp

Hiện tại, với những lợi thế như tiết kiệm chi phí giấy tờ, xử lý công việc bằng tay, thời gian truyền tải thông tin, truy cập nhanh, dễ sử dụng nên EDI đã được ứng dụng hầu hết trong toàn bộ hoạt động của công ty. Cụ thể, Uniqlo đã tiến hành ứng dụng phần mềm EDI trong công tác quản lý, theo dõi thông tin trong việc đặt hàng, quản lý đơn hàng của công ty với công ty thương mại. Ngoài ra, công ty còn thiết lập một mạng lưới, hạ tầng thông tin nhằm giao dịch, trao đổi trực tiếp với các bên thương mại và nhà máy sản xuất.

Hơn thế nữa, Uniqlo còn ưu tiên hoạt động với các bên thứ 3 đặc biệt là về lĩnh vực Logistics, hãng vận chuyển nào, ứng dụng mạnh công nghệ tương thích với Uniqlo, nhằm tối ưu hóa năng suất và hiệu quả hoạt động của mình.

   

Công cụ hỗ trợ hoạch định

Công tác hoạch định đóng vai trò đầu tiên và có ý nghĩa quan trọng làm tiền đề trong chuỗi cung ứng, chính vì vậy công ty cũng chú trọng đầu tư trong việc ứng dụng các phần mềm hệ thống mới nhất, nhằm hỗ trợ và phát huy tối đa hiệu quả của công đoạn này. Cụ thể, ở giai đoạn lập kế hoạch bán hàng, thì Uniqlo đã triển khai và ứng dụng hệ thống quản lý tồn kho JIT (Just-in-time) và hệ thống POS trong việc theo dõi số lượng hàng bán ra hàng tuần và hàng tháng, nhằm cân đối với lượng hàng tồn kho, đồng thời làm cơ sở cho việc đưa ra quyết định sản xuất cho đơn hàng bổ sung cho các mã hàng bán chạy tại cửa hàng.

2.2.3 Mối quan hệ trong chuỗi cung ứng

   

Mối quan hệ với nhà cung cấp

Vì đặc thù chuỗi giá trị dệt may là gồm nhiều khâu, nhiều công đoạn nên số lượng nhà cung cấp tham gia vào chuỗi là rất lớn, đặc biệt là khi Uniqlo đã hình thành được chuỗi cung ứng toàn cầu thì con số này lại ngày càng lớn hơn. Tuy nhiên, công ty chỉ chú trọng đầu tư tạo mối quan hệ với các nhà cung cấp tại các quốc gia mà công ty có đặt chi nhánh như ở Mỹ, các nước châu Âu gồm Anh, Pháp, Nga,., các quốc gia châu Á như Thái Lan, Philippine, Malaysia, Indonesia….. Còn tại thị trường, Việt Nam, thì hầu hết mọi giao dịch hoạt động với nhà cung cấp đều thông qua công ty thương mại là chủ yếu. Trong tương lai, số lượng các nhà cung cấp sẽ ngày một tăng cao, sự cạnh tranh gay gắt sẽ sàng lọc bớt những doanh nghiệp không đủ khả năng. Thiết nghĩ, Uniqlo một mặt cần thắt chặt hơn mối quan hệ với các nhà cung cấp lâu năm, đồng thời cũng chủ động bổ sung mở rộng mạng lưới nhà cung cấp để tránh bị động và tối ưu hóa chi phí sản xuất, điều hành.

   

Mối quan hệ với khách hàng

Trong chuỗi cung ứng khách hàng là đối tượng, mắt xích cuối cùng trong chuỗi cung ứng, và đây lại là mắt xích quan trọng nhất trong toàn chuỗi. Mọi hoạt động cải tiến, hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng đều nhằm mục đích cuối là thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, vì khách hàng chính nguồn doanh thu và lợi nhuận giúp công

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của công ty trách nhiệm hữu hạn uniqlo việt nam đến năm 2020 (Trang 36)