Phân phối (Deliver)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của công ty trách nhiệm hữu hạn uniqlo việt nam đến năm 2020 (Trang 60 - 63)

5. Kết cấu luận văn

2.3.4 Phân phối (Deliver)

Sau hoạt động sản xuất, doanh nghiệp sẽ bắt đầu chuyển sang thực hiện hoạt động tiếp theo: phân phối. Thành công của chuỗi cung ứng không thể thiếu hoạt động này vì đây là toàn bộ nỗ lực đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Trong hoạt động phân phối, thì doanh nghiệp cần phải chú trọng cả về hoạt động quản lý đơn hàng (chủ yếu là theo dõi và cập nhật tình trạng hàng hóa) và hoạt động vận chuyển (chủ yếu là việc điều phối giao hàng và chọn đơn vị vận chuyển), vì hai hoạt động này đều có ảnh hưởng rất lớn đến chuỗi cung ứng đặc biệt về tiêu chí thời gian và chất lượng sản phẩm trong vận chuyển.

Vì công ty thương mại đảm nhận vai trò là nhà phân phối trong chuỗi cung ứng của Uniqlo, nên mọi hoạt động từ quản lý đơn hàng và hoạt động vận chuyển đều do bên thương mại phụ trách, họ có trách nhiệm báo cáo, cập nhật tình hình cho công ty Uniqlo. Cụ thể, công ty thương mại mà Uniqlo thường hợp tác có sẵn 2 kho chứa hàng lớn, một là nơi là ở Yokohama, miền đông Nhật Bản và còn lại là ở Osaka, miền tây

Nhật Bản; hàng hóa xuất đến sẽ được tập trung ở 2 kho lớn này, sau đó mới chuyển hàng ra khắp các cửa hàng Uniqlo tại Nhật.

Hoạt động quản lý đơn hàng

Với mỗi đơn đặt hàng cho nhà máy, công ty thương mại sẽ tìm kiếm và lựa chọn hãng vận chuyển thích hợp cho nhà máy. Nhà máy may có nhiệm vụ liên lạc trực tiếp với các hãng vận chuyển (FWD) để xác nhận lịch tàu, và lựa chọn lịch trình phù hợp với yêu cầu của đơn hàng để thực hiện cho đúng. Mọi thay đổi, cập nhật về tình hình xuất hàng (dù sớm hơn hay trễ hơn lịch trình của Uniqlo đã đề ra), nhà máy đều phải báo cáo cho bên thương mại để xin xác nhận của Uniqlo. Uniqlo sẽ căn cứ theo kế hoạch bán hàng để quyết định cách giải quyết cho mỗi trường hợp cụ thể.

Bảng 2.11: Kết quả khảo sát hoạt động quản lý đơn hàng

Chỉ tiêu Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn 7 Công ty thương mại và bên giao nhận thường xuyên thông báo

về tiến độ giao hàng 4.51 0.52

(Nguồn: Tổng hợp và xử lý dữ liệu điều tra của tác giả_Phụ lục 4)

Theo kết quả thu thập được từ xử lý dữ liệu điều tra của tác giả ở bảng trên, ta thấy chỉ tiêu thường xuyên thông báo tiến độ giao hàng được trưởng quản lý đánh giá khá tốt, với lại một số chỉ tiêu khác tuy không được đưa vào khảo sát như: độ chính xác về nội dung và thời gian gửi của bộ chứng từ được bộ phận Logistics bổ sung được đánh giá khá tốt.

Hoạt động phân phối

Phân phối là bước tiếp theo trong chuỗi cung ứng đảm nhiệm chính trong việc đảm bảo chất lượng hàng hóa đến tay khách hàng nhanh nhất và ít tốn chi phí nhất. Trong giai đoạn 2012-2014, thì hầu hết lượng hàng do nhà máy sản xuất đều do công

ty giao nhận phụ trách như Nippon, Damco, Yusen....Đây đều là những công ty vận chyển hàng đầu tại Nhật, nên chất lượng dịch vụ tốt, quá trình bốc dỡ hàng cẩn thận, chuyên nghiệp đảm bảo chất lượng hàng trong quá trình vận chuyển.

Bảng 2.12: Kết quả khảo sát hoạt động phân phối

Chỉ tiêu Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn 8 Hàng được giao đúng với số lượng đã thỏa thuận 4.41 0.72 9 Hàng được giao đúng với chất lượng cam kết 4.13 0.52 10 Hàng được giao đúng theo tiến độ thỏa thuận 4.01 0.56 11 Hàng được giao đúng địa điểm quy định trong đơn đặt hàng 4.21 0.62 12 Phương tiện chuyên chở hàng hóa đúng chuẩn quy định 4.29 0.66 13 Tỷ lệ hàng hóa hư hỏng trong quá trình vận chuyển thấp 4.06 0.75

(Nguồn: Tổng hợp và xử lý dữ liệu điều tra của tác giả_Phụ lục 4)

Qua kết quả khảo sát ở bảng trên, các chỉ tiêu đều đạt giá trị trung bình trên 4 cho thấy công tác giao hàng trong giai đoạn qua được bên công ty thương mại thực hiện khá tốt. Hầu hết các khách hàng đều hài lòng với các chỉ tiêu như giao hàng đúng thỏa thuận, phương tiện chuyên chở đúng chuẩn quy định... và không có chênh lệch giữa các đánh giá phản hồi.

Bên cạnh đó, qua kết quả thống kê tình hình giao hàng của công ty thương mại, có thể nhận thấy tỷ lệ đơn hàng không đạt giảm dần qua các năm cụ thể năm 2013 có đến 12.08% đơn hàng không đạt nhưng con số này chỉ là 2.79% trong năm 2014. Tuy nhiên, xét tổng thể trong ba năm thì mức trung bình đơn hàng không đạt là 7.46% (39 đơn hàng không đạt trong tổng số 523 đơn hàng) vẫn còn là con số khá lớn trong mục tiêu nỗ lực đáp ứng các nhu cầu đơn hàng của khách hàng. Đơn hàng đạt là đơn hàng đáp ứng đồng thời cả 3 chỉ tiêu: thời gian, chi phí, hàng hóa (chất lượng, số lượng) và bất kỳ đơn hàng nào không đạt 1 trong 3 chỉ tiêu này đều được liệt kê vào đơn hàng không đạt.

Bảng 2.13: Tổng hợp số liệu về tình trạng đơn hàng của Uniqlo Việt Nam tại thị trường Nhật Bản 2012-2014 Năm Số đơn hàng không đạt (lần) Tổng đơn hàng Tỷ lệ (%) Chất lượng Số lượng Thời gian Chi phí Tổng đơn hàngkhông đạt

2014 0 6 6 215 2.79 2013 2 1 14 1 18 149 12.08 2012 3 2 10 0 15 159 9.43 Tổng 5 3 30 1 39 523 7.46 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)    

Đánh giá về thực trạng hoạt động phân phối

Ưu điểm: Quy trình quản lý đơn hàng và phân phối của các bên thứ 3 phụ trách giao nhận, do công ty thương mại liên kết nhìn chung là khá tốt Uniqlo, đáp ứng được phần lớn các yêu cầu đặt ra.

Nhược điểm

Qua dữ liệu thống kê thì đa phần các đơn hàng không đạt về chỉ tiêu thời gian (có đến 30 đơn hàng trong tổng số 39 đơn hàng không đáp ứng tiêu chuẩn thời gian). Nguyên nhân là do việc vận chuyển trong công ty giao nhận đảm nhiệm, nên công ty Uniqlo nói chung và công ty thương mại nói riêng hoàn toàn bị động trong việc điều phối vận chuyển đặc biệt là cho những đơn hàng gấp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của công ty trách nhiệm hữu hạn uniqlo việt nam đến năm 2020 (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)