Khái quát về huyện Vĩnh Thạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 40 - 43)

7. Kết cấu của đề tài

2.1.1 Khái quát về huyện Vĩnh Thạnh

a) Đặc điểm hình thành và phát triển huyện Vĩnh Thạnh

- Vĩnh Thạnh vốn là làng của ngƣời dân tộc Bana. Khoảng đầu thế kỷ XVIII, ngƣời Kinh lên vùng đất này lập nghiệp dựng xóm ấp cho đến cuối năm 1945, những làng vùng này thuộc Tổng Vĩnh Thạnh của huyện Bình Khê (nay là huyện Tây Sơn) và Tổng Kim Sơn của huyện Hoài Ân.

- Tháng 4 năm 1947 tỉnh Bình Định lập 4 huyện miền núi: Vân Canh, Vĩnh Thạnh, Kim Sơn và An Lão. Tên huyện Vĩnh Thạnh bắt đầu từ đó. Khoảng cuối năm 1952, theo chủ trƣơng của Khu 5, huyện Vĩnh Thạnh nhập vào tỉnh Gia-Kon, đến tháng 7-1954 trở về thuộc tỉnh Bình Định. Cho đến năm 1954 toàn huyện Vĩnh Thạnh gồm 50 làng thuộc 11 xã: Vĩnh An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Hảo, Vĩnh Kim, Vĩnh Châu, Vĩnh Trƣờng, Vĩnh Bình, Vĩnh Nghĩa, Vĩnh Hƣng và Vĩnh Thuận.

- Năm 1961, nhằm động viên nhân dân bƣớc vào cuộc chiến đấu mới chống giặc Mỹ xâm lƣợc và để giữ bí mật, lãnh đạo tỉnh đã lấy tên sông núi, tên ngƣời có công đặt tên cho xã (nhƣ núi Yang Điêng thay cho tên gọi xã Vĩnh Hiệp, suối LơPin là xã Vĩnh Trƣờng, Bok Toih là xã Vĩnh Bình …) và các chữ cái kèm con số đặt tên cho một số làng từ đó mới có các tên mật danh: M6 (làng Lơ Ye), K11 (Kon Kriêng), N3 (Đe Klăng), O5 (Kon Trinh)…Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc (1954 - 1975) do đòi hỏi của các công tác chống địch và sản xuất, việc tách, nhập làng ở Vĩnh

Thạnh luôn luôn xảy ra (cuối năm 1955 toàn huyện có 60 làng, đến năm 1971 còn 40 làng, đến năm 1974 là 45 làng).

- Năm 1976, hai huyện Vĩnh Thạnh và Bình Khê hợp thành huyện Tây Sơn. - Năm 1982 lập lại huyện Vĩnh Thạnh gồm 6 xã trong đó có 5 xã miền núi (Vĩnh Sơn, Vĩnh Kim, Vĩnh Hảo, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Hòa) và xã trung du Bình Quang.

- Năm 1986 tỉnh điều chỉnh địa giới 3 xã Bình Quang, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Hảo thành 4 xã: Vĩnh Hiệp, Vĩnh Hảo, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Quang.

- Hiện nay toàn huyện có 59 thôn, làng nằm trong 8 xã, 01 thị trấn: Vĩnh Sơn, Vĩnh Kim, Vĩnh Hảo, Vĩnh Hòa, Vĩnh Thuận, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Quang, Vĩnh Thịnh và thị trấn Vĩnh Thạnh.

b) Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Thạnh

- Huyện Vĩnh Thạnh nằm phía Tây bắc tỉnh Bình Định, Tây và Tây bắc giáp các huyện An Khê, K'Bang (Gia Lai) và huyện An Lão; Đông và Đông Bắc nối liền các huyện Hoài Ân, Phù Cát. Phía Nam sát cánh cùng huyện Tây Sơn.

- Vĩnh Thạnh là một huyện miền núi nằm dọc theo lƣu vực sông Kôn với chiều dài giới hạn phía Tây huyện giáp Gia Lai chạy dọc dãy núi từ đèo An Khê lên Kanát với độ cao bình quân so với mực nƣớc biển là 700m, phía Đông giáp Hoài Ân, Phù Cát khống chế bỡi dãy núi từ Hòn Khá tới cuối xã An Toàn, bề ngang chỗ hẹp nhất 15km, chỗ rộng nhất 22km. Toàn bộ huyện Vĩnh Thạnh có 2 thung lũng lớn là thung lũng sông Kôn và thung lũng Suối Xem. Thung lũng sông Kôn dài 42 km, đƣợc chia bỡi 2 dãy núi lớn kéo dài có nhiều nhánh suối lớn chảy vào nhƣ suối Xem, Tà Xôm, Hà Rơn, Nƣớc Trinh và nhiều nhánh suối khác đổ vào và mạng lƣới kênh mƣơng nhân tạo đã tạo nên cảnh quan đa dạng, thuận lợi cho quy hoạch xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của huyện Vĩnh Thạnh. Huyện Vĩnh Thạnh rộng 716,9 km². Địa hình có nhiều đồi, núi. Sông Côn chảy qua huyện theo hƣớng Bắc-Nam. Vĩnh

Thạnh có quỹ đất tự nhiên khá rộng, đứng thứ 2 (sau Vân Canh) trong 11 huyện, thành phố của tỉnh Bình Định, chiếm 39% diện tích 3 huyện miền núi của tỉnh và 13% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

- Vĩnh Thạnh có dân số là 30.000 ngƣời, trong đó nữ 16.250 ngƣời. Mật độ dân số khoảng 42 ngƣời/km². Vĩnh Thạnh là địa bàn hội tụ 12 dân tộc anh em sinh sống, trong đó đông nhất là dân tộc Kinh với 71,88% ngƣời, dân tộc thiểu số 28,12% dân số toàn huyện.

- Vĩnh Thạnh phát triển các ngành nghề chủ yếu nhƣ: lâm nghiệp (trồng và khai thác lâm sản), sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (dầu thực vật, xay xát, rƣợu trắng, chế biến lâm sản, sản xuất than hoạt tính Binchotan, chế biến tinh bột sắn).

+ Lâm nghiệp Vĩnh Thạnh trù phú bậc nhất của Bình Định. Không những diện tích đất lâm nghiệp đứng đầu toàn tỉnh (66.814/400.000 ha) mà đất có cây cũng khá lớn: chiếm 60% quỹ đất lâm nghiệp của địa phƣơng. Rừng Vĩnh Thạnh có nhiều loại gỗ quý: lim, trắc, cẩm lai, hƣơng, cà te, mun, dổi, muồng đen, sao, chò… Ngoài gỗ, rừng Vĩnh Thạnh có nhiều loại thú hoang dã quý hiếm: gấu, gà lôi, công, kỳ đà, trăn, rùa vàng … và những lâm thổ sản, dƣợc liệu có giá trị kinh tế cao: trầm hƣơng, sa nhân, hoàng đằng, mật ong …

+ Dƣới lòng đất Vĩnh Thạnh, tuy mới thăm dò bƣớc đầu song đã phát hiện những loại khoáng sản có giá trị: vàng, bốc xít, mi ca, cao lanh, nƣớc khoáng, đá granit… Các điểm quặng này từng thu hút một số nhà tƣ bản khai khoáng Pháp, Mỹ từ những năm 1902, 1904.

- Từ năm 2009 đến nay, bằng nguồn vốn hỗ trợ từ chƣơng trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo tinh thần Nghị quyết 30a của Chính phủ (gọi tắt vốn 30a), huyện Vĩnh Thạnh đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn để đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng. Qua 10 năm (2009 - 2020), huyện Vĩnh Thạnh đã

tiếp nhận trên 305 tỷ đồng để triển khai xây dựng 112 công trình; trong đó, có 14 công trình giao thông, 34 công trình thủy lợi, 44 công trình giáo dục văn hóa, 11 công trình điện và nƣớc sinh hoạt, 10 công trình y tế.

- Trong năm 2020, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh tiếp tục có chuyển biến tích cực, đã thực hiện đạt và vƣợt 16/18 chỉ tiêu Nghị quyết HĐND huyện đề ra. Trong đó, tổng giá trị sản xuất ƣớc đạt trên 1.575 tỷ đồng, tăng 14,7%; tổng thu ngân sách nhà nƣớc hơn 416 tỷ đồng, tăng 3,4%; thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt hơn 24 triệu đồng/năm, tăng 2,5 triệu đồng so với năm 2017. Công tác chăm sóc ngƣời có công đƣợc quan tâm. Các chƣơng trình, dự án và chính sách vùng đồng bào dân tộc, miền núi đƣợc triển khai thực hiện có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)