Những nguyên nhân của tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 91 - 95)

7. Kết cấu của đề tài

2.3.3. Những nguyên nhân của tồn tại

a) Về công tác lập dự toán thu, dự toán chi ngân sách

lớn về công tác lập dự toán ngân sách và quyết toán ngân sách. Điều này là do chất lƣợng của công tác lập dự toán còn thấp, chƣa bám sát quy hoạch phát triển KT-XH của huyện, lập dự toán chủ yếu căn cứ vào số kiểm tra của cấp trên giao.

Tuy có sự phân cấp quản lý nhƣng có một số lãnh đạo của một số xã, thị trấn và một số cán bộ quản lý chƣa nhận thức rõ tầm quan trọng của việc quản lý ngân sách; có một số địa phƣơng xây dựng dự toán thu còn khá thấp, có xã xây dựng dự toán thu do Nghị quyết HĐND xã giao thấp hơn huyện giao, một số địa phƣơng xây dựng dự toán thu thấp để khi thực hiện đạt và vƣợt dự toán thu để bố trí tăng chi hàng năm.

Công tác chấp hành dự toán thu và phân bổ chi ngân sách của huyện Vĩnh Thạnh đƣợc triển khai thực hiện nghiêm túc, tuy nhiên chi ngân sách khác của huyện còn nhiều, từ đó tạo tính ỷ lại cho một số cơ quan, đơn vị trong công tác lập dự toán chƣa bao quát hết nhiệm vụ thu chi trong năm kế hoạch.

Bên cạnh đó, huyện cũng chƣa có đội ngũ cán bộ chuyên trách cho công tác lập dự toán, thời gian lập dự toán quá ngắn. Chính vì vậy các số liệu dự toán chỉ mang tính ƣớc tính từ thực hiện năm trƣớc để lập dự toán cho năm sau. Chƣa nhận định đƣợc những biến động có thể xảy ra trong dự toán và quyết toán ngân sách nhà nƣớc ở địa phƣơng. Chính những lý do này đã ảnh hƣởng không tốt đến hiệu quả công tác lập dự toán ngân sách huyện.

b) Về công tác quyết toán thu, quyết toán chi ngân sách.

Do trình độ nghiệp vụ kế toán chƣa đồng đều nên có một số địa phƣơng sử dụng phần mềm kế toán chƣa thông thạo đồng thời chƣa phản ảnh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách đầy đủ vào chƣơng trình kế toán máy nên đến cuối năm công tác khóa sổ lập báo cáo quyết toán năm thƣờng chậm trễ so với thời gian quy định của Luật NSNN và các văn bản hƣớng dẫn.

Số liệu quyết toán hầu hết dựa vào báo cáo của KBNN lập và gửi cho cơ quan, đơn vị, trong năm khi hạch toán mục lục NSNN thƣờng xử lý theo ý kiến chủ quan của cán bộ chuyên môn của cơ quan KBNN nên số liệu quyết toán tổng hợp từ các cơ quan, đơn vị chủ yếu dựa vào báo cáo quyết toán của KBNN, vì vậy công tác khóa sổ lập báo cáo quyết toán ngân sách huyện thƣờng chậm.

Thời gian xét duyệt làm ảnh hƣởng đến công tác quyết toán. Khi thời gian xét duyệt, thẩm định số liệu báo cáo quyết toán thƣờng từ tháng 3 đến tháng 6 năm sau, nhƣng thời gian chỉnh lý quyết toán theo luật định của ngân sách địa phƣơng đến ngày 31/01 năm sau. Khi phát hiện sai sót trong quá trình xét duyệt và thẩm định thì việc điều chỉnh không đƣợc thực hiện trong báo cáo quyết toán ngân sách huyện do đã hết thời gian chỉnh lý quyết toán. Vì thế nên đến năm sau trong niên độ ngân sách các khoản thu, chi sai mới đƣợc xử lý. Vậy nên tính chính xác của số liệu quyết toán hàng năm chƣa cao.

c) Về hệ thống pháp luật và cơ chế tài chính đối với dự toán và quyết toán thu, chi ngân sách

Hệ thống pháp luật và cơ chế tài chính chƣa tạo hành lang pháp lý vững chắc trong quản lý ngân sách nhà nƣớc. Các luật thuế và các văn bản thể chế chế độ, đã không ngừng đƣợc bổ sung sửa đổi nhƣng vẫn chƣa đáp ứng, bao quát các đối tƣợng chịu thuế và nộp thuế, chƣa tính toán hết đƣợc những vấn đề phát sinh trong quá trình vận động và phát triển nhất là trong bối cảnh hiện nay giá cả thị trƣờng tăng cao, lạm phát gia tăng. Các chính sách tài chính tuy đã đƣợc bổ sung và sửa đổi nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng. Có quá nhiều loại thuế mà doanh nghiệp phải chịu do đó có tình trạng doanh nghiệp tìm mọi cách trốn thuế, tránh thuế dẫn đến thất thoát nguồn thu ngân sách.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Tại huyện Vĩnh Thạnh, công tác lập dự toán và quyết toán NSNN gần đây đã đƣợc chú trọng, về phƣơng thức, trình tự, thủ tục đã có nhiều sự cải tiến. Qua đó giúp công tác quản lý NSNN trên địa bàn huyện đƣợc nâng cao. Bên cạnh đó thì vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề, việc lập dự toán còn mang nặng tính lịch sử và chƣa sát thực tế, quyết toán còn mang tình hính thức,… làm ảnh hƣởng đến công tác quản lý và điều hành ngân sách của huyện.

Trong Chƣơng 2, tác giả đã tập trung phân tích và đánh giá thực trạng công tác lập dự toán và quyết toán tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Vĩnh Thạnh. Từ đó, tác giả đánh giá đƣợc những ƣu điểm và những mặt còn hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới. Đây là cơ sở để tác giả đƣa ra các định hƣớng và giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác lập dự toán và quyết toán tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Vĩnh Thạnh trong thời gian tới.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP VÀ QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI

PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH HUYỆN VĨNH THẠNH, TỈNH BÌNH ĐỊNH

3.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP VÀ QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH HUYỆN VĨNH THẠNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)