7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.2. Những hạn chế
a. Công tác lập dự toán ngân sách
Thứ nhất: Trong công tác lập dự toán ngân sách, Phòng Tài chính – kế
hoạch huyện chƣa có những hƣớng dẫn trực tiếp, thông báo cụ thể, dẫn đến việc lập và nộp dự toán của các đơn vị dự toán trực thuộc đến cơ quan tổng hợp còn chậm, chƣa khoa học, dẫn đến tổng hợp dự toán ngân sách huyện thiếu chính xác vì theo quy định dự toán ngân sách huyện phải đƣợc xây dựng từ dự toán của các đơn vị trực thuộc gửi lên.
Thứ hai: Hiện nay, việc xây dựng dự toán ngân sách huyện hàng năm
chƣa thật sự chính xác. Đối với NS cấp dƣới xây dựng dự toán thu thấp hơn khả năng thu để mong đƣợc hƣởng từ nguồn vuợt thu; dự toán chi không trên cơ sở nguồn thu mà thƣờng xây dựng ở mức cao hơn để kỳ vọng đƣợc cân đối
bổ sung từ NS cấp trên. Mặt khác nguồn thu lại có hạn, tỉnh lại khống chế chi
bổ sung cân đối cho ngân sách huyện b ng cách giao dự toán thu cao. Điều này làm cho dự toán ngân sách đƣợc giao chƣa sát với đặc điểm tình hình của đơn vị, địa phƣơng. Một số xã, thị trấn xây dựng nguồn thu không sát với thực tế nên có nơi vƣợt thu nhiều thì thừa cân đối ngân sách, nơi thu không đạt thì rơi vào tình trạng lúng túng bị động, chi sai nguồn. Ví dụ: Xã Cát Trinh thu vƣợt 1.621/1.189 triệu đồng đạt 136,3%, Xã Cát Hanh thu vƣợt dự toán 2.161/2.012 triệu đồng đạt 107,4%, xã Cát Hiệp 535/297 triệu đồng đạt 180%, TT Ngô Mây 4.945/3.539 triệu đồng đạt 139,7% lý do thu vƣợt từ thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thu phí, lệ phí, . Một 1 số xã thu không đạt nhƣ Cát Lâm 270/367 triệu đồng đạt 73,6%, Cát Khánh 905/1.070 triệu đồng đạt 84,6%, Cát Thành 360/469 triệu đồng đạt 76,9% lý do hiện nay nguồn thu đất càng ngày càng giảm do ngƣời dân không mặn mà với việc làm nông nghiệp, đất bỏ hoang không có ngƣời thuê canh tác hoặc nguồn thu từ công chứng giấy tờ tập trung chủ yếu vào các Phòng công chứng.
Thứ ba: Công tác lập dự toán ngân sách chƣa bao quát đƣợc hết nhiệm
vụ trong năm tài chính phải phát sinh bổ sung ngoài dự toán đầu năm. Việc bổ sung này HĐND thƣờng không kiểm soát đƣợc nếu không tăng cƣờng hoạt động giám sát việc điều hành dự toán của UBND huyện cũng nhƣ việc chấp hành dự toán của các đơn vị sử dụng NS. Ngƣợc lại có trƣờng hợp đơn vị sử dụng NS khi xây dựng dự toán lại dự kiến hoặc đƣợc cấp trên giao quá nhiều nhiệm vụ nhƣng NS địa phƣơng không đủ nguồn kinh phí để bố trí đáp ứng hoặc đơn vị không thực hiện hết nhiệm vụ dẫn đến phải chuyển nguồn sang năm sau.
Thứ tư: Công tác lập dự toán ngân sách chƣa đồng bộ với công tác xây
dựng các kế hoạch, dự án, đề tài khác nhƣ kế hoạch đào tạo, kế hoạch dạy
nghề, dự án bảo vệ môi trƣờng… Điều này dẫn tới công tác lập dự toán ngân sách trên các lĩnh vực trên không có cơ sở vững chắc; định tính nhiều hơn định lƣợng; không phân bổ đƣợc đến từng cơ quan đơn vị sử dụng ngân sách. Dự toán không có tính dẫn dắt đơn vị thực hiện nhiệm vụ. Hoạt động thẩm tra dự toán của HĐND cũng rất khó thực hiện. Điều này làm giảm vai trò của HĐND trong thực hiện chức năng quyết định ngân sách.
Thứ năm: Khi xây dựng dự toán do nhiều khoản chi chƣa có định mức hoặc không thể định mức hoá đƣợc nhƣ chi mua sắm, sửa chữa, chi thực hiện nhiệm vụ đặc thù, chi đảm bảo nhiệm vụ phát sinh…gây lúng túng cho Phòng tài chính – Kế hoạch huyện. Mặt khác cơ chế, chính sách, chế độ chi tiêu tài chính chƣa thực sự thống nhất, rõ ràng và nhiều thay đổi, bổ sung trong mỗi thời kỳ ổn định NS. Trong thời kỳ ổn định NS nhiều chính sách mới đƣợc ban hành, nhiều đơn vị mới đƣợc thành lập làm tăng nhu cầu chi, nhƣng Trung ƣơng chƣa có cơ chế rõ ràng về nguồn kinh phí thực hiện và do cơ chế lồng ghép NS các cấp đã gây khó khăn, lúng túng cho việc lập dự toán.
Thứ sáu: Một bất cập khác liên quan đến công tác lập dự toán ngân sách là việc quản lý, giao chỉ tiêu biên chế. Việc khoán biên chế và kinh phí đảm bảo hoạt động của các cơ quan đơn vị cũng còn bất cập, có nhiệm vụ thuộc chức năng của cơ quan nhƣng đơn vị tìm cách lý giải là nhiệm vụ đặc thù, nhiệm vụ đƣợc giao thêm để đòi hỏi tăng kinh phí. Định mức biên chế khó định lƣợng, nhiều đơn vị yêu cầu tăng biên chế để từ đó tăng thêm kinh phí.
Thứ bảy: Việc xây dựng dự toán ngân sách hiện nay phải căn cứ vào hệ
thống tiêu chí định mức phân bổ ngân sách, định mức chi ngân sách, chế độ
chi tiêu tài chính do Chính phủ và HĐND, UBND tỉnh quy định. Tuy nhiên tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách trong một số lĩnh vực chƣa phù hợp, hợp lý giữa các tiêu chí phân bổ. Định mức phân bổ hiện nay đã thống nhất đƣợc định mức chi tiêu giữa các cơ quan, đơn vị có cùng biên chế, cùng tính chất, quy mô hoạt động; giữa các địa phƣơng có điều kiện, vị trí địa lý giống nhau. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại nhƣ sau:
+Tiêu chí phân bổ ngân sách chủ yếu dựa trên các yếu tố đầu vào (biên
chế, quỹ lƣơng, số đơn vị..) mà chƣa chú trọng đến hiệu quả phân bổ theo đầu ra, kết quả.
+ Các khoản chi cho con ngƣời chiếm tỉ lệ khá cao trong cơ cấu chi thƣờng xuyên hoạt động quản lý hành chính nên việc xây dựng định mức phân bổ ngân sách huyện có thể theo chỉ tiêu biên chế - tiền lƣơng làm chỉ tiêu chủ yếu nhƣng đồng thời phải tính đến số dân nhƣ là chỉ tiêu bổ sung khi xem xét mức chi cụ thể.
+ Việc xây dựng định mức chi dựa trên yếu tố đầu vào trong một số trƣờng hợp làm cho đơn vị sử dụng ngân sách có suy nghĩ r ng mục tiêu quan trọng nhất của công tác phân bổ NSNN trong nhiều trƣờng hợp là để tiêu hết tiền mà không quan tâm đầy đủ đến kết quả. Việc điều chỉnh linh hoạt giữa các mục tiêu, nội dung sử dụng ngân sách, thậm chí ngay trong một đơn vị sử dụng ngân sách để nâng cao hiệu quả còn bị hạn chế bởi thủ tục hành chính và các những cản trở khác.
Về việc lựa chọn các tiêu chí xác định định mức phân bổ ngân sách: + Tiêu chí dân số:
Mỗi địa phƣơng có những đặc thù riêng về cơ cấu, mật độ dân số, trình độ dân trí, đặc điểm văn hóa nên chỉ phân bổ căn cứ theo tiêu chí dân số đơn thuần thì khó đảm bảo đƣợc sự công b ng, đôi khi còn mang tính cào b ng
trong phân bổ nguồn lực. Do vậy, ngoài tiêu chí dân số, hệ thống định mức phân bổ ngân sách hiện hành cần dựa vào các tiêu chí quan trọng khác phù hợp với từng lĩnh vực cụ thể.
+ Tiêu chí biên chế:
Việc phân bổ kinh phí theo số biên chế, số đối tƣợng xã hội dễ gây ra hiện tƣợng xin tăng biên chế hoặc tự xét duyệt tăng đối tƣợng trợ cấp xã hội, không khuyến khích việc tinh giản biên chế và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, đặc biệt ở một số ngành còn thiếu căn cứ xây dựng định mức biên chế hợp lý thì việc phân bổ kinh phí theo biên chế càng bộc lộ nhiều nhƣợc điểm.
Thứ tám: Về nguyên tắc dự phòng chi ngân sách để chi cho các nhiệm vụ phòng chống thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn... mà đầu năm chƣa bố trí đƣợc trong dự toán. Tuy nhiên, do nguồn vốn ngân sách huyện chƣa cân đối đƣợc nhiệm vụ chi thƣờng xuyên của huyện, vào những tháng cuối năm huyện sử dụng nguồn dự phòng để bổ sung dự toán cho các đơn vị, địa phƣơng đối với những khoản chi thƣờng xuyên phát sinh ngoài dự toán là trái với quy định hiện hành.
Tóm lại, chất lƣợng công tác lập dự toán ngân sách hiện nay tại Phòng Tài chính – kế hoạch huyện chƣa cao, số liệu dự toán một số nội dung thu, chi do các cơ quan, đơn vị, địa phƣơng trên địa bàn huyện ƣớc số thực hiện năm trƣớc và tăng thêm một tỷ lệ nhất định để lập dự toán cho năm kế hoạch trong thời kỳ ổn định ngân sách. Theo đó, số liệu dự toán thu, chi ngân sách chƣa sát đúng và phù hợp với số liệu tình hình thực tế. Ngoài ra, do tình hình kinh tế hiện nay có nhiều biến động, chỉ số giá cả, tiền lƣơng tăng làm cho các khoản chi đều tăng cao hơn so với dự toán ban đầu.
b.Công tác quyết toán ngân sách
Thứ nhất: Việc lập, thẩm định dự toán, quyết toán ngân sách tại Phòng
Tài chính - Kế hoạch huyện còn tồn tại, hạn chế nhƣ một số cơ quan, đơn vị lập dự toán năm không dự báo hết một số khoản thu, chi không sát với thực tế, dẫn đến phải đề nghị điều chỉnh, bổ sung kinh phí, xây dựng dự toán chƣa thực sự căn cứ vào nhiệm vụ thực tế. Tình trạng quyết toán chậm và còn mang tí nh hình thức, chƣa đảm bảo đƣợc ý nghĩa của công tác quyết toán, báo cáo quyết toán chƣa đƣợc công khai theo quy định. Quyết toán ngân sách còn chậm do việc đối chiếu, điều chỉnh số liệu giữa các đơn vị liên quan đến công tác quản lý thu NSNN. Một số đơn vị thực hiện hạch toán kế toán, mục lục NSNN chƣa chính xác, chƣa chấp hành nghiêm chỉnh chế độ chứng từ, nguyên tắc ghi sổ theo quy định tại Luật Kế toán. Một số đơn vị thực hiện nhiệm vụ chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi theo quy định nên vẫn còn nhiều trƣờng hợp phải xuất toán. Công tác thanh tra, kiểm tra chƣa theo kịp yêu cầu thực tế. Một số đơn vị công tác lập và lƣu trữ chứng từ kế toán chƣa phù hợp, hệ thống sổ sách kế toán lập chƣa đầy đủ, tồn quỹ tiền mặt lớn, tạm ứng chƣa mở sổ theo dõi và để kéo dài nhiều năm. Một số đơn vị chƣa chấp hành việc thực hiện công khai quyết toán, dự toán và tổng hợp quyết toán ngân sách, làm hạn chế hiệu quả giám sát của các tổ chức, đoàn thể quần chúng và nhân dân.
Thứ hai: Việc chấp hành chế độ chính sách về quản lý tài chính của một số chủ tài khoản, kế toán chƣa đƣợc triển khai thực hiện nghiêm túc. Trình độ cán bộ làm công tác kế toán của một số đơn vị chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ, nhận thức của một số chủ tài khoản trong công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc còn chƣa thay đổi. Báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm gửi cơ quan tổng hợp còn chậm, chƣa khoa học. Theo quy định của Bộ Tài chính thì thời gian gửi báo cáo quyết toán nhƣ sau: Đơn vị dự toán cấp I gửi chậm nhất là ngày 25 sau khi kết thúc quý (đối với báo cáo kế toán hàng quý), chậm nhất là ngày 15/02 năm sau (đối với báo cáo năm), đối với UBND
các xã, thị trấn chậm nhất là ngày 15 sau khi kết thúc quý và ngày 15/02 năm sau. Nhƣng các cơ quan, đơn vị thƣờng không lập và không gửi báo cáo quyết toán quý và sau tháng 3 mới gửi báo cáo quyết toán năm, điều này làm ảnh hƣởng đến tiến độ lập báo cáo ngân sách của huyện và việc phân tích, đánh giá công tác chấp hành dự toán ngân sách trong năm.
Công tác tổng hợp, thu thập và khai thác dữ liệu trong hệ thống TABMIS còn hạn chế, chƣa khoa học, chủ yếu là thực hiện thủ công, dẫn đến việc quyết toán còn sai sót, chƣa đầy đủ.
Thứ ba: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện chƣa có những hƣớng dẫn cụ thể về công tác khóa sổ và quyết toán chi NSNN cho các đơn vị dự toán thuộc huyện và các xã, thị trấn dẫn đến việc chậm trễ trong công tác thanh toán, báo cáo quyết toán do các đơn vị dự toán của các cấp ngân sách lập chất lƣợng còn thấp, thuyết minh còn sơ sài, báo cáo chƣa đầy đủ theo các mẫu biểu quy định. Việc tổ chức xét duyệt và thẩm định quyết toán của các đơn vị dự toán cấp I và cơ quan tài chính đối với các đơn vị dự toán thƣờng chậm, chất lƣợng chƣa cao nên số liệu tập hợp vào tổng quyết toán ngân sách chƣa chuẩn xác cao.