THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ CÁC KHOẢN CH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ chi ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 45 - 68)

7. Kết cấu của đề tài

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ CÁC KHOẢN CH

CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH HUYỆN TÂY SƠN

2.2.1. Môi trƣờng kiểm soát

Môi trƣờng kiểm soát bao gồm các tiêu chuẩn, quy trình và cấu trúc của cơ quan, cung cấp nền tảng cho việc thực hiện KSNB của cơ quan, con ngƣời chính là yếu tố trung tâm, quan trọng nhất trong môi trƣờng kiểm soát.

Lãnh đạo phòng chƣa chú trọng nhiều đến việc xây dựng và tổ chức hoạt động của các quy trình hƣớng dẫn kiểm soát chi đầu tƣ phát triển và chi thƣờng xuyên. Tuy nhiên, CBCC của phòng đƣợc phân công trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng trong việc hƣớng dẫn và kiểm soát chi đầu tƣ phát triển, chi thƣờng xuyên.

Lãnh đạo phòng cần xây dựng một môi trƣờng văn hóa đạo đức cho cơ quan mà trong đó Trƣởng phòng là những ngƣời đi đầu thực hiện, thể hiện tính trung thực, giá trị đạo đức để lan tỏa trong cơ quan.

Việc phát triển nguồn nhân lực là vô cùng quan trọng, nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, năng động, sáng tạo với nhiệm vụ đƣợc giao sẽ tạo ra một lợi thế quan trọng trong công tác kiểm soát của cơ quan. Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện chƣa ban hành các văn bản hƣớng dẫn cụ thể quy trình kiểm soát chi đầu tƣ XDCB và chi thƣờng xuyên.

2.2.2. Đánh giá rủi ro

Đánh giá rủi ro là một quy trình động và tác động lẫn nhau nhằm nhận diện và phân tích các rủi ro để đạt đƣợc các mục tiêu của cơ quan, hình thành nền tảng cho việc quyết định các rủi ro nên đƣợc quản lý tại Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Tây Sơn.

Lãnh đạo phòng chƣa tổ chức thƣờng xuyên các cuộc họp rút kinh nghiệm để nhận diện và xử lý các rủi ro thƣờng gặp trong công tác kiểm soát

chi NSNN tại đơn vị, chƣa có những buổi trao đổi nghiệp vụ nhằm giúp các cho CBCC học hỏi và trao đổi kinh nghiệm trong việc nhận biết, phòng ngừa và đối phó với các rủi ro khi thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.

Cơ quan chƣa đề ra các biện pháp, kế hoạch, quy trình cụ thể nhằm giảm thiểu tác động của rủi ro đến một giới hạn chấp nhận nào đó; hoặc toàn bộ CBCC chƣa nhận thức rõ ràng về tác hại của rủi ro cũng nhƣ giới hạn rủi ro tối thiểu mà đơn vị có thể chấp nhận đƣợc và mục tiêu tổng thể cũng nhƣ chi tiết để mọi CBCC có thể lấy đó làm cơ sở tham chiếu khi triển khai công việc. KSNB là rất cần thiết để có thể xử lý thỏa đáng các rủi ro mới phát sinh hoặc các rủi ro trƣớc đó không kiểm soát đƣợc.

2.2.3. Hoạt động kiểm soát

2.2.3.1. Thực trạng công tác kiểm soát nội bộ chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tây Sơn

Kiểm soát nội bộ chi thƣờng xuyên tại huyện Tây Sơn dựa trên các văn bản pháp luật của Nhà nƣớc nhƣ mục 1.3.2.3 và các văn bản của tỉnh Bình Định, cụ thể:

- Quyết định số 73/2016/QĐ-UBND ngày 19/12/2016 của UBND tỉnh Bình Định về Ban hành Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nƣớc giữa các cấp chính quyền địa phƣơng tỉnh Bình Định giai đoạn 2017 - 2020.

- Quyết định số 74/2016/QĐ-UBND ngày 19/12/2016 của UBND tỉnh Bình Định về Ban hành Quy định mức phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách địa phƣơng năm 2017.

- Quyết định số 69/2017/QĐ-UBND ngày 18/12/2017 của UBND tỉnh Bình Định về Bổ sung Quy định phân cấp nguồn thu giữa các cấp chính quyền địa phƣơng tỉnh Bình Định giai đoạn 2017 - 2020.

huyện Tây Sơn gồm 04 nội dung cơ bản sau: Kiểm soát chi thƣờng xuyên từ khâu lập dự toán; thẩm định và phân bổ dự toán; kiểm soát thực hiện dự toán và thẩm định quyết toán chi ngân sách.

a) Kiểm soát chi thường xuyên từ khâu lập dự toán

Căn cứ vào các chế độ, chính sách, các tiêu chuẩn, định mức theo quy định; căn cứ nhu cầu, nhiệm vụ… của các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn lập dự toán chi tiết gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện để thẩm định, cụ thể:

- Thẩm định về chế độ, chính sách. - Thẩm định các nội dung chi.

- Thẩm định các tiêu chuẩn, định mức chi. - Thẩm định về số lƣợng, đơn giá, thành tiền.

- Thẩm định các nguồn kinh phí (nếu chi từ nguồn NS của đơn vị). Ví dụ: Đối với các đơn vị dự toán cấp huyện, NS cấp xã, thị trấn khi lập dự toán chi thƣờng xuyên cần phải tuân thủ các chỉ tiêu cơ bản nhƣ sau:

Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về giao chỉ tiêu biên chế hàng năm cho các đơn vị.

Quyết định của UBND tỉnh Bình Định ban hành quy định định mức phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách địa phƣơng trên địa bàn tỉnh. Trong đó, định mức phân bổ chi hoạt động theo biên chế đối với huyện đồng bằng là 21 triệu đồng/biên chế/năm (cấp huyện); đối với cấp xã, khoán kinh phí hoạt động cho xã loại I là 13 triệu đồng/biên chế/năm; xã loại II là 12,5 triệu đồng/biên chế/năm; xã loại III là 12 triệu đồng/biên chế/năm. Đối với ngƣời hoạt động không chuyên trách xã, thị trấn thì xã loại I là 20,3 mức lƣơng cơ sở; xã loại II là 18,6 mức lƣơng cơ sở; xã loại III là 17,6 mức lƣơng cơ sở; mức khoán kinh phí hoạt động đối với mặt trận; các tổ chức chính trị - xã hội xã, thị trấn, ở thôn làng, khu vực… mức phân bổ quốc phòng - an ninh;

sự nghiệp văn hóa - thông tin; sự nghiệp phát thanh - truyền hình; sự nghiệp thể dục - thể thao; đảm bảo xã hội…

Căn cứ số liệu ƣớc thực hiện của năm hiện hành và các chế độ chính sách phát sinh để làm cơ sở xây dựng dự toán.

Căn cứ vào 02 quy định cơ bản nêu trên, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện thẩm định công tác lập dự toán chi thƣờng xuyên của đơn vị. Tuy nhiên, trong quá trình lập và nộp dự toán của các đơn vị dự toán và UBND các xã, thị trấn cho Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện để tổng hợp thì còn nhiều đơn vị chủ quan, lấy kết quả năm thực hiện để tính tăng thêm tỷ lệ % cho dự toán năm sau, chƣa thuyết minh dự toán cụ thể một số nội dung thực hiện Chƣơng trình mục tiêu là chƣa đúng theo quy định, chƣa bám vào các chế độ, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu quy định nêu trên để lập dự toán.

Trong trƣờng hợp này, các bộ phận, công chức của Phòng Tài chính - Kế hoạch đƣợc giao kiểm tra, thẩm định dự toán của đơn vị dự toán và UBND các xã, thị trấn, tổng hợp báo cáo cho lãnh đạo phòng xem xét. Nếu trình độ chuyên môn, nghiệp vụ không chuyên sâu, không nắm chắc các quy trình xây dựng dự toán và các văn bản quy định thì sẽ thống nhất theo dự toán của đơn vị lập và tổng hợp chung vào tổng dự toán ngân sách huyện. Do đó, quy trình kiểm soát chi thƣờng xuyên từ khâu lập dự toán là rất quan trọng.

b) Thẩm định hồ sơ phân bổ dự toán

Căn cứ Luật Đầu tƣ công 2014; các Nghị định của Chính phủ và Thông tƣ các Bộ Tài chính. Sau khi kết thúc niên độ ngân sách, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện tiến hành công tác thẩm định quyết toán vốn đầu tƣ nguồn vốn NSNN theo niên độ ngân sách tại các cơ quan, đơn vị đƣợc giao là chủ đầu tƣ theo quy định. Quy trình thực hiện cụ thể nhƣ sau:

- Bộ phận văn thƣ của phòng tiếp nhận, xử lý công văn đến, vào sổ theo dõi công văn đến và chuyển cho lãnh đạo phòng hồ sơ đề nghị thẩm định

phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên của đơn vị sử dụng ngân sách.

- Lãnh đạo phòng xem xét, ký phiếu chuyển giao cho kế toán trƣởng tổng hợp, tham mƣu lãnh cho đạo phòng.

- Kế toán trƣởng căn cứ vào phiếu chuyển của lãnh đạo phòng phân công cho công chức chuyên quản trực tiếp thẩm định chi tiết hồ sơ phân bổ dự toán.

- Công chức chuyên quản đƣợc phân công sẽ tiến hành thực hiện thẩm định hồ sơ dự toán, dự thảo thông báo kết quả thẩm định dự toán.

- Công chức chuyên quản trình dự thảo thông báo kết quả thẩm định dự toán cho kế toán trƣởng kiểm tra, duyệt các nguồn chi.

- Sau khi kế toán trƣởng kiểm tra ngân sách, ký duyệt sẽ trình lãnh đạo phòng phê duyệt thông báo kết quả thẩm định dự toán.

- Bộ phận văn thƣ lấy số công văn vào sổ công văn đi, đóng dấu và phát hành văn bản đến công chức chuyên quản và đơn vị sử dụng ngân sách.

Việc thẩm định hồ sơ phân bổ dự toán đƣợc thực hiện cụ thể nhƣ sau: - Thẩm định hồ sơ phân bổ dự toán đã đƣợc UBND huyện quyết định giao dự toán đầu năm cho đơn vị dự toán. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện căn cứ tại Điều 29 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ, kiểm tra dự toán của đơn vị dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách chậm nhất 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đƣợc thông báo phân bổ của đơn vị dự toán ngân sách. Trƣờng hợp Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện phát hiện việc phân bổ không đúng tổng mức và nội dung chi tiết theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ của dự toán ngân sách đã đƣợc giao không đúng chế độ, chính sách thì yêu cầu đơn vị sử dụng dự toán phải điều chỉnh lại chế độ, chính sách theo quy định.

- Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn một số sai sót nhƣ việc CBCC của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện thẩm định phân bổ dự toán kinh phí hoạt động ngoài định mức, đơn vị lập dự toán chi từ nguồn kinh phí

giao tự chủ (nguồn 13) nhƣng CBCC thẩm tra không đề nghị điều chỉnh sang nguồn kinh phí thực hiện không tự chủ (nguồn 12) nên đơn vị đã vận dụng chi tiết kiệm để sử dụng kinh phí còn lại chi thu nhập tăng thêm cho CBCC của đơn vị là không đúng theo quy định. Nhƣng nội dung chi từ nguồn 12 cho những nhiệm vụ đã phân bổ theo dự toán nếu chi không hết thì chuyển nguồn ngân sách năm sau hoặc hoàn trả ngân sách (số dƣ dự toán của đơn vị cuối năm sẽ bị hủy dự toán).

c) Kiểm soát thực hiện dự toán

Đơn vị sử dụng dự toán lập hồ sơ đề xuất chi ngân sách (theo nội dung công việc, theo tháng, quý,...) trình công chức chuyên quản kiểm tra theo các nội dung dự toán đã đƣợc phê duyệt.

Công chức chuyên quản lập đề xuất chi ngân sách trình cho kế toán trƣởng và lãnh đạo phòng phê duyệt.

Sau khi có kết quả phê duyệt của lãnh đạo phòng, công chức chuyên quản chuyển hồ sơ cho bộ phận tin học nhập và lãnh đạo phòng phê duyệt trên hệ thống TABMIS.

Công chức chuyên quản lƣu đầy đủ các hồ sơ cấp dự toán chi và chuyển hồ sơ cấp dự toán chi cho đơn vị sử dụng ngân sách.

Đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện rút dự toán chi tại KBNN theo quy định.

Hàng quý đơn vị sử dụng ngân sách nộp bảng đối chiếu tình hình sử dụng ngân sách đã đƣợc KBNN Tây Sơn xác nhận cho cán bộ chuyên quản kiểm tra và đối chiếu.

Kiểm soát thực hiện dự toán là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý, sử dụng kinh phí tại các đơn vị sử dụng ngân sách, với mục đích mang lại hiệu quả cao nhất. Do đó, đơn vị sử dụng ngân sách phải tuân thủ dự toán đã đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; chi đúng đối

tƣợng, chính sách, chế độ, định mức theo quy định. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự toán vẫn còn những sai sót, ví dụ nhƣ việc thực hiện dự toán kinh phí Chƣơng trình mục tiêu quốc gia, đƣợc thực hiện nhƣ sau:

- Chi thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia: Căn cứ nguồn kinh phí đƣợc UBND tỉnh phân bổ, Phòng Tài chính - Kế hoạch thông báo kinh phí cho các đơn vị có liên quan về nguồn kinh phí Chƣơng trình mục tiêu quốc gia, đơn vị lập thủ tục trình UBND huyện, UBND huyện giao Trƣởng phòng Tài chính - Kế hoạch huyện tham mƣu, đề xuất cấp kinh phí cho đơn vị thực hiện.

- Trƣởng phòng giao cho kế toán trƣởng tham mƣu, đề xuất cho lãnh đạo phòng trình UBND huyện xem xét, quyết định. Sau khi UBND huyện quyết định cấp kinh phí, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện nhập hệ thống TABMIS, đơn vị lập thủ tục rút dự toán chi tại KBNN Tây Sơn.

Vấn đề đặt ra là đơn vị lập thủ tục rút kinh phí qua KBNN về có thực hiện chi đúng theo quy định hay không? Do đó, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện phải kiểm soát công tác thực hiện dự toán chi của đơn vị chi đúng nội dung theo quy định. Nếu không kiểm soát dự toán chi của đơn vị thì sẽ xảy ra những vấn đề nhƣ:

Thứ nhất, kinh phí bổ sung mục tiêu rút về nhƣng không chi đúng đối tƣợng, định mức và kịp thời cho hộ dân đƣợc hƣởng.

Thứ hai, kinh phí bổ sung mục tiêu rút về phải chi đúng đối tƣợng, định mức và kịp thời cho hộ dân đƣợc hƣởng, nhƣng đơn vị rút về nhập quỹ không chi cho đối tƣợng thụ hƣởng mà chi cho các mục đích khác không đúng theo mục tiêu đƣợc duyệt là sai quy định.

Thứ ba, kinh phí bổ sung mục tiêu rút về đơn vị lập chứng từ chi khống để trục lợi.

Do đó, kiểm soát việc thực hiện dự toán của đơn vị sử dụng ngân sách là rất quan trọng, phải đƣợc tổ chức thƣờng xuyên nhằm kịp thời hƣớng dẫn,

ngăn chặn các sai phạm trong quá trình thực hiện.

Hay nhƣ việc thực hiện dự toán kinh phí mua sắm tài sản, trang thiết bị. Tƣơng tự nhƣ quy trình, thủ tục nêu trên, CBCC phòng Tài chính - Kế hoạch huyện nếu có sự thông đồng với đơn vị, lợi dụng những mối quan hệ thân quen để thẩm định, tham mƣu cho lãnh đạo phòng trình UBND huyện quyết định cấp hỗ trợ kinh phí mua sắm, trang thiết bị cho đơn vị trong khi chƣa đầy đủ hồ sơ, chƣa đảm bảo quy trình. Căn cứ quyết định của UBND huyện cấp kinh phí, đơn vị lập các thủ tục có liên quan để tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, CBCC phòng Tài chính - Kế hoạch huyện không kiểm tra, kiểm soát thƣờng xuyên dự toán đã cấp bổ sung cho đơn vị nên việc thực hiện mua sắm không bị vƣớng mắc gì. Đây là một trong những sai phạm thƣờng gặp nhất về công tác quản lý, do vậy cần đặt ra những giải pháp có hiệu quả về phòng, chống tham nhũng trong công tác quản lý nhà nƣớc.

Ví dụ:

Năm 2017, UBND xã Tây Thuận đƣợc UBND huyện Tây Sơn cấp hỗ trợ kinh phí mua sắm tài sản với tổng số tiền 90.000.000 đồng để mua 03 bộ âm thanh cho 03 thôn. Trong quá trình mua sắm, kế toán xã đã đăng ký mua sắm 02 bộ âm thanh tại cơ sở kinh doanh âm thanh với giá trị 30.000.000 đồng/bộ, nhƣng khi xuất hóa đơn lại là 03 bộ âm thanh với giá 30.000.000 đồng/bộ. Năm 2018, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện tổ chức thẩm định quyết toán hồ sơ mua sắm tài sản, CBCC phòng chỉ kiểm tra chứng từ kế toán, gồm: Hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng và hóa đơn giá trị gia tăng mà không đi kiểm tra tài sản nên đã gây thất thoát tài sản theo quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ chi ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 45 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)