Về hoạt động kiểm soát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ chi ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 82)

7. Kết cấu của đề tài

3.2.3. Về hoạt động kiểm soát

Cần phân chia rõ ràng trách nhiệm trong việc kiểm soát chi NSNN đối với từng CBCC từ khâu tiếp nhận, thẩm định hồ sơ dự toán đến thực hiện kiểm soát dự toán và thẩm tra quyết toán. Khi phát hiện có rủi ro xảy ra thì CBCC đó phải chịu trách nhiệm theo quy định tại đơn vị và trƣớc pháp luật. Đặc biệt là tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện cấp phát dự toán chi NSNN vì theo đánh giá của các đơn vị sử dụng ngân sách thì công tác này còn có nhiều bất cập và tình trạng nhũng nhiễu dễ xảy ra của cán bộ chuyên quản.

3.2.3.1. Hoàn thiện việc lập dự toán và thực hiện dự toán chi ngân sách

Dự toán chi NSNN đƣợc thực hiện đúng theo quy định của Pháp luật về chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức. Trong đó, chủ động thực hiện các nhiệm vụ chi để hoàn thành tốt các chƣơng trình, đề án, nhiệm vụ đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Dự toán chi đầu tƣ phát triển cần đƣợc đánh giá theo thứ tự ƣu tiên, mức độ cấp thiết của dự án, xem xét, tính toán kỹ lƣỡng, tránh tình trạng đầu tƣ xây dựng dàn trải, kém hiệu quả.

Tăng cƣờng công tác quản lý NSNN, đảm bảo tiết kiệm, chặt chẽ và hiệu quả. Trên cơ sở đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách và an sinh xã hội; tiếp tục rà soát để cắt giảm một số nội dung chi chƣa thật sự cần thiết, các khoản chi mua sắm trang thiết bị. Tiết kiệm tối đa các chi phí văn phòng phẩm, công tác phí, xăng xe,... Đặc biệt là các khoản chi tổ chức khánh tiết, hội nghị, hội thảo, sơ kết theo tinh thần Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/02/2017 của Chính phủ.

Tăng cƣờng công tác chỉ đạo Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng huyện, các xã, thị trấn làm chủ đầu tƣ tập trung đôn đốc đơn vị thi công để

hoàn thành khối lƣợng thanh toán các công trình. Đối với các công trình đã hoàn thành, Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng huyện và chủ đầu tƣ tại các xã, thị trấn khẩn trƣơng tổ chức nghiệm thu bàn giao đƣa vào sử dụng và tổ chức lập đầy đủ hồ sơ, thủ tục quyết toán dự án hoàn thành công trình trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

Tăng cƣờng vai trò giám sát của HĐND, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp đối với nguồn đầu tƣ từ NSNN và có nguồn kinh phí từ ngân sách nhằm hạn chế việc đầu tƣ kém chất lƣợng, kém hiệu quả.

UBND các xã, thị trấn thực hiện quyết định của UBND huyện về việc giao nhiệm vụ chi ngân sách trình HĐND cùng cấp phê chuẩn dự toán chi ngân sách và quyết định phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên cho các ban, ngành, đoàn thể theo đúng quy định. Đồng thời, thực hiện theo Công văn số 2854/STC-NS ngày 12/10/2017 của Sở Tài chính về triển khai thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với UBND các xã, thị trấn, là cơ sở để Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện và KBNN Tây Sơn làm căn cứ thanh toán và kiểm soát chi theo quy định.

Ví dụ: Hoàn thiện lập dự toán

Đối với các đơn vị dự toán cấp huyện và cấp xã, thị trấn khi lập dự toán chi thƣờng xuyên cần phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện thẩm định khâu lập dự toán chi thƣờng xuyên của đơn vị, cần xem xét kỹ lƣỡng, tránh tình trạng các đơn vị dự toán và UBND các xã, thị trấn cho phụ trách kế toán lấy kết quả năm thực hiện, năm trƣớc để tính tăng thêm cho dự toán năm sau, chƣa thuyết minh cụ thể các chỉ tiêu trên dự toán, dự toán không đúng theo quy định, không bám sát vào các chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ, các chế độ chính sách quy định hàng năm để lập dự toán.

Do đó, CBCC của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện đƣợc giao kiểm tra, thẩm định dự toán phải nắm chắc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về các

quy trình xây dựng dự toán và các văn bản quy định để kiểm soát việc lập dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách. Bên cạnh đó, cán bộ kiểm soát dự toán cần xem xét lại dự toán năm trƣớc của đơn vị sử dụng ngân sách để so sánh với dự toán năm nay, qua đó đối chiếu với các quy định hiện tại, yêu cầu đơn vị sử dụng ngân sách thuyết minh cụ thể các số liệu, chỉ tiêu trên dự toán.

Ví dụ:

Năm 2020, cơ quan Thanh tra huyện Tây Sơn có lập dự toán với tổng số tiền 575.000.000 đồng, trong đó có nội dung là chi hỗ trợ cho ngƣời thực hiện nhiệm vụ Tiếp công dân năm 2020, số tiền là 13.200.000 đồng, cụ thể:

STT Họ và tên Định mức/ngày Số ngày/tháng Số tháng Số tiền Ghi chú

1 Lê Văn Hậu 50.000 22 12 13.200.000 (Nguồn: Dự toán ngân sách đơn vị Thanh tra huyện năm 2020)

3.2.3.2. Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chi thường xuyên ngân sách nhà nước * Hoàn thiện công tác thẩm định phân bổ dự toán

Cán bộ chuyên quản đƣợc giao công tác thẩm định có trách nhiệm căn cứ theo các văn bản quy định nhƣ: Luật ngân sách Nhà nƣớc năm 2015; Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ; các Thông tƣ hƣớng dẫn của Bộ Tài chính về xây dựng dự toán năm và các Quyết định của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán NSNN hàng năm để tiến hành xem xét, thẩm định hồ sơ phân bổ dự toán theo hai tiêu chí sau:

- Tổng số dự toán giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách không đƣợc vƣợt quá tổng dự toán đã đƣợc cấp có thẩm quyền giao cả về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực.

- Dự toán giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách đƣợc phân bổ chi tiết theo các nhóm, mục chi chủ yếu của mục lục NSNN.

* Nội dung thẩm định phân bổ dự toán bao gồm:

Trách nhiệm cán bộ đƣợc giao thẩm định việc phân bổ dự toán khi tiến hành thẩm định dự toán cần phải xem xét về các nội dung: Thẩm tra tính chính xác công tác phân bổ dự toán của cơ quan đến đơn vị sử dụng ngân sách; Dự toán phải đảm bảo đúng quy định về chính sách, chế độ, định mức và tiêu chuẩn chi ngân sách của Nhà nƣớc.

Khi phát hiện việc phân bổ dự toán chƣa phù hợp với nội dung dự toán đã đƣợc cơ quan có thẩm quyền giao, không đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức thì đề nghị bằng văn bản yêu cầu cơ quan sử dụng ngân sách phân bổ, điều chỉnh lại các nội dung chƣa phù hợp. Khi đó tổ trƣởng tổ quản lý tài chính và ngân sách kiểm tra văn bản do cán bộ chuyên quản dự thảo để trình lãnh đạo phòng xem xét, ký gửi cho đơn vị sử dụng ngân sách.

Đối với việc lập, kiểm tra, ký duyệt thông báo kết quả thẩm định phân bổ dự toán:

- Cán bộ chuyên quản phụ trách thẩm định tiến hành lập dự thảo thông báo kết quả thẩm định và các biểu mẫu theo quy định kèm theo thông báo kết quả thẩm định trình tổ trƣởng tổ quản lý tài chính và ngân sách kiểm tra.

- Sau khi tổ trƣởng tổ quản lý tài chính và ngân sách kiểm tra đầy đủ nội dung, số liệu sẽ trình cho kế toán trƣởng ngân sách kiểm tra nguồn chi và ký duyệt trƣớc khi trình cho lãnh đạo phòngxem xét, phê duyệt.

- Khi lãnh đạo phòng đã xem xét, phê duyệt nếu phát hiện sai sót thì hồ sơ sẽ chuyển trả lại cho cán bộ chuyên quản chỉnh sửa lại dự thảo thông báo kết quả thẩm định.

Khi xử lý, vào sổ theo dõi và phát hành thông báo kết quả thẩm định - phân bổ dự toán:

- Cán bộ văn thƣ lấy số, vào sổ công văn đi, đóng dấu và phát hành văn bản. - Cán bộ chuyên quản lƣu đầy đủ hồ sơ thẩm định phân bổ dự toán và

xét duyệt của các đơn vị sử dụng ngân sách.

* Hoàn thiện công tác thẩm định quyết toán chi thường xuyên

Công tác kiểm tra hồ sơ báo cáo tài chính:

- Cán bộ chuyên quản sau khi kiểm tra hồ sơ báo cáo tài chính của đơn vị dự toán, nếu phát hiện thiếu hồ sơ, biểu mẫu theo quy định hoặc số liệu giữa các biểu mẫu bị lệch thì phải tham mƣu văn bản. Nội dung văn bản nêu rõ các hồ sơ, nội dung, số liệu cụ thể và thời gian mà đơn vị dự toán phải bổ sung, điều chỉnh sau đó trình lãnh đạo phòng ký và gửi cho đơn vị.

- Khi hồ sơ báo cáo tài chính năm của đơn vị đã đầy đủ, phù hợp đúng theo quy định, cán bộ chuyên quản sẽ tiến hành công tác thẩm định.

Nội dung xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán:

- Kiểm tra tính pháp lý, tính chính xác của dự toán chi ngân sách đƣợc giao, đảm bảo đầy đủ nội dung, số liệu khớp đúng với dự toán đƣợc cấp có thẩm quyền giao về tổng dự toán và chi tiết theo từng lĩnh vực chi, bao gồm dự toán giao đầu năm, dự toán điều chỉnh và bổ sung trong năm.

- Kiểm tra từng hồ sơ, chứng từ của các khoản thu và khoản chi.

- Kiểm tra tính hợp pháp của các nội dung chi, đảm bảo các khoản chi phải có trong dự toán NSNN đƣợc giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức theo quy định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền hoặc mức chi theo quy chế chi tiêu nội bộ đƣợc ban hành hàng năm của đơn vị.

- Kiểm tra việc hạch toán, kế toán các khoản thu - chi, sổ sách kế toán và báo cáo quyết toán theo quy định.

- Kiểm tra kinh phí chƣa thực hiện hết đƣợc chuyển nguồn sang năm sau tiếp tục sử dụng và thanh toán gồm: Các nguồn kinh phí đã đƣợc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản theo quy định và các nguồn kinh phí đƣơng nhiên đƣợc chuyển nguồn sang năm sau sử dụng và thanh toán theo quy định. Đối với các nguồn kinh phí không đƣợc chuyển nguồn sang năm

sau sử dụng và thanh toán thì phải nộp trả NSNN.

- Kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị của các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền qua công tác thanh tra, kiểm toán, kiểm tra thuế, xét duyệt hoặc thẩm định quyết toán.

Trong quá trình thực hiện việc thẩm định quyết toán năm, cán bộ chuyên quản có quyền yêu cầu đơn vị đƣợc thẩm định quyết toán, nhƣ sau:

- Yêu cầu đơn vị đƣợc thẩm định quyết toán cung cấp thông tin, số liệu cần thiết hoặc giải trình để phục vụ cho việc thẩm tra quyết toán.

- Đề xuất trong biên bản thẩm tra quyết toán trình lãnh đạo phòng xét duyệt các nội dung nhƣ: Xuất toán các khoản thu, chi sai chế độ quy định, các nội dung chi không có trong dự toán ngân sách đƣợc giao và đồng thời kiến nghị đơn vị đƣợc thẩm định quyết toán thu hồi, nộp vào NSNN các khoản chi sai chế độ, định mức, các nguồn kinh phí không đƣợc chuyển sang năm sau sử dụng và các khoản phải nộp khác theo chế độ quy định.

- Nếu phát hiện có sai sót, yêu cầu đơn vị đƣợc thẩm định quyết toán điều chỉnh lại số liệu quyết toán đồng thời điều chỉnh lại báo cáo quyết toán theo kết quả đã đƣợc thẩm định, xét duyệt.

- Những trƣờng hợp đặc biệt nhƣ chi sai chế độ, gây thất thoát cho NSNN lớn, cán bộ chuyên quản tham mƣu cho lãnh đạo phòng bằng văn bản đề nghị UBND huyện và cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Lập, kiểm tra, ký duyệt biên bản thẩm định, thông báo quyết toán: - Cán bộ chuyên quản kiểm tra đầy đủ hồ sơ quyết toán của đơn vị, các biểu mẫu theo quy định, đối chiếu khớp đúng số liệu với cơ quan Tài chính – Kế hoạch, KBNN và giữa các biểu mẫu với nhau.

- Sau khi đã kiểm tra, thống nhất với đơn vị đƣợc quyết toán về đầy đủ hồ sơ quyết toán và các số liệu khớp đúng, cán bộ chuyên quản tiến hành lập dự thảo biên bản thẩm định quyết toán năm và các biểu mẫu theo quy định kèm theo trình tổ trƣởng tổ quản lý tài chính và ngân sách kiểm tra.

- Sau khi đƣợc tổ trƣởng tổ quản lý tài chính và ngân sách kiểm tra sẽ trình kế toán trƣởng ngân sách ký duyệt trƣớc khi trình cho lãnh đạo phòng xem xét, phê duyệt.

- Căn cứ báo cáo quyết toán của đơn vị đƣợc xét duyệt và biên bản thẩm định quyết toán năm. Tổ quản lý tài chính và ngân sách sẽ dự thảo thông báo xét duyệt quyết toán năm trình lãnh đạo phòng phê duyệt.

- Khi lãnh đạo phòng xem xét nếu phát hiện có sai sót thì yêu cầu cán bộ chuyên quản điều chỉnh và lập lại biên bản thẩm định quyết toán với đơn vị sử dụng ngân sách.

Xử lý, vào sổ theo dõi và phát hành thông báo thẩm định quyết toán: - Cán bộ văn thƣ lấy số, vào sổ công văn đi, đóng dấu và phát hành văn bản. - Cán bộ chuyên quản lƣu hồ sơ thẩm định quyết toán và thông báo thẩm định quyết toán của các đơn vị sử dụng ngân sách.

Quy trình thẩm định và quyết toán chi thƣờng xuyên NSNN đƣợc thể hiện qua Sơ đồ 3.1.

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ quy trình thẩm định và quyết toán chi thƣờng xuyên NSNN

3.2.3.3. Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chi đầu tư phát triển

* Hoàn thiện công tác thẩm định nguồn vốn đầu tƣ làm cơ sở quyết định chủ trƣơng đầu tƣ

tại huyện luôn vƣợt so với dự toán và vƣợt với tỷ lệ cao. Do đó, công tác thẩm định kế hoạch vốn đầu tƣ XDCB và dự toán chi đầu tƣ XDCB là rất cần thiết. Khi thẩm định kế hoạch vốn đầu tƣ phòng cần yêu cầu chủ đầu tƣ đƣa ra kế hoạch vốn đầu tƣ phải chi tiết, trên cơ sở đó lập dự toán chi đầu tƣ XDCB cho gần với số quyết toán. Yêu cầu chủ đầu tƣ phải có trách nhiệm đối với kế hoạch và dự toán đã lập trƣớc khi trình thẩm định. Không quyết toán đối với những khoản đầu tƣ không có trong kế hoạch đầu tƣ công trung hạn và hàng năm.

Trƣớc khi ban hành quyết định chủ trƣơng đầu tƣ cần xem xét kỹ về nguồn vốn đầu tƣ để đảm bảo cho thực hiện công trình, tránh tình trạng đầu tƣ phát sinh thực tế quá lớn không đủ nguồn vốn làm ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện đầu tƣ cũng nhƣ chất lƣợng công trình.

* Hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB

Hiện tại, việc kiểm soát chi đầu tƣ XDCB tại phòng Tài chính - Kế hoạch huyện chủ yếu đƣợc kiểm soát trên hồ sơ, số liệu của chủ đầu tƣ cũng nhƣ từ KBNN. Do đó, việc tăng cƣờng công tác kiểm soát chi đầu tƣ XDCB là rất cần thiết góp phần tiết kiệm chi NSNN, tránh gây thất thoát, lãng phí trong đầu tƣ XDCB. Định kỳ hoặc đột xuất tổ chức kiểm tra các chủ đầu tƣ về công tác quản lý chi phí đầu tƣ XDCB và tình hình sử dụng vốn đầu tƣ có đúng mục đích, đối tƣợng, tiến độ nhƣ báo cáo hay không. Đảm bảo nguồn vốn thanh toán không đƣợc quá kế hoạch đã lập dự toán. Nguồn vốn thanh toán cho từng công trình, từng công việc không đƣợc vƣợt quá dự toán hoặc giá trúng thầu. Tổng mức thanh toán cho dự án không đƣợc vƣợt so với tổng mức đầu tƣ đã đƣợc phê duyệt. Chủ đầu tƣ phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp các đơn vị thực hiện,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ chi ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)