7. Kết cấu của đề tài
3.1.2. Quan điểm hoàn thiện
Qua các giải pháp hoàn thiện KSNB chi NSNN tại phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tây Sơn mà tác giả đƣa ra; với mục đích là đảm bảo các khoản chi NSNN đƣợc sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả nhằm tập trung nguồn lực để phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục tại địa phƣơng ngày càng hiệu quả và bền vững hơn. Để làm đƣợc những điều đó, tác giả đã đƣa ra các quan điểm làm cơ sở cho công tác xây dựng hoàn thiện giải pháp nhƣ sau: - Quan điểm phù hợp: Các giải pháp đƣa ra phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu phát triển của huyện Tây Sơn nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung.
- Quan điểm kế thừa: Qua kết quả khảo sát tại phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tây Sơn cho thấy phòng chƣa có xây dựng hệ thống KSNB chi NSNN. Việc kiểm soát chi NSNN tại phòng chủ yếu mang tính tự phát, làm theo kinh nghiệm là chính. Tuy nhiên, phòng cũng đã xây dựng và tổ chức đƣợc bộ máy quản lý tƣơng đối phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phƣơng, cũng nhƣ đã tổ chức thực hiện công tác lập dự toán, thực hiện dự toán và quyết toán kinh phí tƣơng đối phù hợp. Vì vậy, với quan điểm kế thừa khi xây dựng giải pháp sẽ loại bỏ những mặt hạn chế, bổ sung và phát huy những mặt làm
đƣợc nhằm giúp cho hệ thống KSNB của phòng ngày càng hoàn thiện và hiệu quả hơn, góp phần hạn chế những rủi ro trong hoạt động kiểm soát chi NSNN tại đơn vị.- Quan điểm tuân thủ: Giải pháp nhằm tăng cƣờng việc tuân thủ các quy định về chi NSNN, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tây Sơn là cơ quan chuyên môn quản lý tài chính công vì vậy tính tuân thủ là bắt buộc, mọi công việc đều phải thực hiện theo các quy định hiện hành về quản lý tài chính công và chỉ đƣợc làm theo những gì pháp luật mà quy định.
- Quan điểm hội nhập: Hội nhập hiện nay là một xu thế tất yếu khách quan của các nƣớc trên thế giới trong môi trƣờng toàn cầu hóa. Vì vậy, chúng ta cần phải có tầm nhìn để từng bƣớc hội nhập trong công tác quản lý tài chính. Đặc biệt là công tác quản lý tài chính công của nƣớc ta về hội nhập vẫn còn chậm tiếp cận so với các nƣớc trong khu vực. Do đó, chúng ta cần tăng cƣờng từng bƣớc xây dựng các giải pháp phù hợp với thông lệ kiểm soát chi quốc tế.