ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI NGÂN SÁCH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ chi ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 69 - 79)

7. Kết cấu của đề tài

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI NGÂN SÁCH

SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH HUYỆN TÂY SƠN

2.3.1. Đánh giá chung về hệ thống KSNB tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tây Sơn

Đánh giá hệ thống KSNB tại Phòng Kế hoạch - Tài chính huyện Tây Sơn qua 5 yếu tố sau: Môi trƣờng kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát.

Về môi trƣờng kiểm soát chi thƣờng xuyên: Phòng Tài chính – Kế

chi đầu tƣ XDCB và chi thƣờng xuyên. Lãnh đạo phòng chƣa chú trọng nhiều đến việc xây dựng và tổ chức hoạt động của các quy trình hƣớng dẫn kiểm soát chi đầu tƣ phát triển và chi thƣờng xuyên. Tuy nhiên, CBCC của phòng đƣợc phân công trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng trong việc hƣớng dẫn và kiểm soát chi đầu tƣ phát triển, chi thƣờng xuyên.

Về đánh giá rủi ro: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện chƣa có cơ chế

nhận diện, xác định và đánh giá rủi ro trong các quy trình kiểm soát chi chi đầu tƣ phát triển cũng nhƣ kiểm soát chi thƣờng xuyên. Do đó, chƣa có những hƣớng dẫn, biện pháp cụ thể để ngăn ngừa, phát hiện và ngăn chặn các rủi ro. Việc đánh giá những rủi ro đều dựa trên kinh nghiệm làm việc là chính.

Về hoạt động kiểm soát: CBCC phòng Tài chính - Kế hoạch huyện

đƣợc đánh giá từ mức tƣơng đối tốt đến mức tốt trong hoạt động kiểm soát chi thƣờng xuyên của đơn vị dự toán sử dụng ngân sách qua các khâu nhƣ: Tiếp nhận hồ sơ, phân bổ dự toán, bổ sung dự toán, kiểm tra hồ sơ đề xuất cấp dự toán, công tác phê duyệt dự toán, lƣu trữ hồ sơ cấp phát dự toán, công tác chấp hành dự toán của đơn vị sử dụng ngân sách, công tác kiểm tra đối chiếu việc sử dụng dự toán, công tác xử lý chênh lệch dự toán và chấp hành quyết toán của đơn vị sử dụng ngân sách. Tuy nhiên còn có một số hạn chế nhƣ: Các báo cáo chƣa thể hiện đầy đủ nội dung cho lãnh đạo trong việc đánh giá rủi ro và lãnh đạo phòng chƣa chú trọng nhiều đến công tác kiểm tra, kiểm soát việc lập đề xuất cấp phát dự toán của CBCC chuyên quản, do đó còn xảy ra một số trƣờng hợp tồn đọng hồ sơ.

Đối với các hoạt động kiểm soát chi đầu tƣ phát triển của CBCC đƣợc cơ quan đánh giá từ mức tƣơng đối tốt đến mức tốt qua các khâu nhƣ: Tiếp nhận hồ sơ, phân bổ kế hoạch vốn đầu tƣ, công tác tuân thủ kế hoạch đầu tƣ

phát triển, công tác kiểm tra hồ sơ và đề xuất phân bổ vốn, công tác phê duyệt

vốn đầu tƣ và điều chỉnh, thu hồi vốn sau quyết toán. Tuy nhiên, công tác xử lý nợ đọng trong đầu tƣ phát triển chƣa kịp thời, công tác quyết toán vốn đầu tƣ hoàn thành chƣa đảm bảo hồ sơ và tiến độ về thời gian. Từ đó, công tác kiểm soát chi đầu tƣ phát triển vẫn còn xảy ra tình trạng nợ đọng kéo dài qua nhiều năm gây khó khăn cho công tác cân đối ngân sách.

Về thông tin và truyền thông: Việc trao đổi thông tin giữa Lãnh đạo

cơ quan và CBCC và giữa các CBCC với nhau về các chính sách liên quan đến kiểm soát chi thƣờng xuyên luôn thƣờng xuyên, kịp thời.

Về giám sát: Hệ thống giám sát nội bộ, hoạt động giám sát của Lãnh

đạo phòng và công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan độc lập đối với việc kiểm soát chi đầu tƣ phát triển cũng nhƣ chi thƣờng xuyên chỉ ở mức trung bình chƣa đƣợc diễn ra thƣờng xuyên và chặt chẽ. Giám sát chủ yếu là giám sát trực tiếp tại nơi làm việc.

2.3.1.1. Ưu điểm:

- Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tây Sơn đã có chính sách quản lý nhân sự và phân công nhiệm vụ công tác phù hợp với năng lực của mỗi CBCC phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị. Tất cả CBCC tại phòng có ý thức cao trong công tác, thực hiện tốt các quy định về đạo đức nghề nghiệp và thƣờng xuyên đƣợc đi đào tạo, tập huấn nhằm nắm vững về chuyên môn, nghiệp vụ để hƣớng dẫn các đơn vị sử dụng ngân sách.

- Thƣờng xuyên tổ chức tổng kết học hỏi, rút kinh nghiệm về các rủi ro trong nghiệp vụ đã góp phần hạn chế những rủi ro thƣờng gặp trong công việc, góp phần nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ của CBCC tại đơn vị.

- Việc tiếp nhận, kiểm soát và phê duyệt hồ sơ dự toán, quyết toán, thông báo kết quả cho đơn vị sử dụng ngân sách đƣợc thực hiện chặt chẽ đảm bảo theo quy định. Các hoạt động nghiệp vụ đƣợc tuân thủ đúng quy trình nghiệp vụ có sự phê chuẩn đầy đủ của kế toán trƣởng và Trƣởng phòng theo

đúng quy định. CBCC đƣợc phân công nhiệm vụ mới đƣợc sử dụng và truy cập vào phần mềm TABMIS khi cần thiết.

2.3.1.2. Hạn chế:

Chƣa có văn bản ban hành về việc nhận diện, đánh giá và ngăn chặn rủi ro trong khi thực tế đây là một hoạt động có nhiều rủi ro. Chủ yếu CBCC tự đánh giá rủi ro bằng kinh nghiệm làm việc của mỗi cá nhân.

Một số CBCC của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện chƣa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng về công tác tự kiểm tra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Điều đó dẫn đến một số thiếu sót trong công việc.

Chƣa có bộ phận chuyên trách thực hiện chức năng giám sát và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ kiểm tra, giám sát còn hạn chế. Do đó, chƣa làm tốt về công tác kiểm tra, giám sát để đánh giá hệ thống, bổ sung thiếu sót, nhằm cải thiện hệ thống.

2.3.2. Đánh giá KSNB chi NSNN tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tây Sơn

2.3.2.1. Đối với KSNB chi thường xuyên * Ưu điểm:

Chi thƣờng xuyên NSNN đã bám sát vào dự toán đƣợc giao, đảm bảo các nhiệm vụ chi theo kế hoạch, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Ngoài nhiệm vụ chi thƣờng xuyên, UBND huyện cũng đã chủ động bố trí kinh phí từ các nguồn thu vƣợt, nguồn kết dƣ và nguồn dự phòng, … để thực hiện các nhiệm vụ chi phát sinh đột xuất nhƣ: Chi hỗ trợ cho công tác phòng, chống lụt bão; chi phòng, chống dịch bệnh và một số nhiệm vụ quan trọng khác của đơn vị, địa phƣơng.

Chi thƣờng xuyên NSNN đƣợc quản lý chặt chẽ với phƣơng châm hiệu quả công việc gắn với tiết kiệm, tăng cƣờng kỷ cƣơng, kỷ luật tài chính. Chi thƣờng xuyên luôn đƣợc quan tâm nhiều cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và

dạy nghề, cho đảm bảo an sinh xã hội và cho các chƣơng trình mục tiêu quốc gia… Tập trung cho việc nâng cao trình độ cho ngƣời dân Tây Sơn, xóa đói giảm nghèo, đền đáp ngƣời có công cách mạng và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phƣơng. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện luôn yêu cầu các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách đề cao phƣơng án tiết kiệm ngay từ khâu phân bổ dự toán và trong quá trình thực hiện; chỉ tiêu trong phạm vi dự toán đƣợc giao đầu năm, hạn chế tối đa bổ sung dự toán trong năm và đề xuất ứng trƣớc dự toán năm sau. Kiểm soát chặt chẽ để giảm mạnh chi chuyển nguồn.

Kiểm soát từ khâu lập dự toán: Trên cơ sở nguồn thu dự kiến, căn cứ vào các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội năm ... của huyện và các chính sách, chế độ hiện hành… Biểu mẫu đƣợc lập theo quy định tại Thông tƣ số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính.

Đối với việc mua sắm các phƣơng tiện, thiết bị làm việc của các cơ quan, đơn vị đƣợc đăng ký danh mục mua sắm tài sản tại Sở Tài chính, thực hiện theo đúng tiêu chuẩn, định mức đƣợc ban hành tại Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017 của Thủ tƣớng Chính phủ; Nhìn chung, qua các năm đã có nhiều giải pháp cơ bản để các đơn vị thực hiện theo đúng quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

* Nhược điểm:

Hiện nay, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tây Sơn chƣa xây dựng và ban hành các quy trình hƣớng dẫn cụ thể công việc cho CBCC thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi thƣờng xuyên. Do đó chƣa tổ chức theo dõi đƣợc quy trình, tiến độ, thời gian thực hiện và chƣa có sự kiểm tra, kiểm soát thƣờng xuyên trong quá trình thực hiện.

Bên cạnh đó, việc hệ thống, triển khai các văn bản hƣớng dẫn chi tiết, cụ thể cho các đơn vị dự toán chƣa thƣờng xuyên dẫn đến công tác lập hồ sơ dự toán, rút dự toán và quyết toán chi thƣờng xuyên xảy ra sai sót, thiếu nội

dung làm ảnh hƣởng đến tiến độ cũng nhƣ chất lƣợng công việc.

Công tác lập dự toán chi NSNN còn một số tồn tại nhƣ: Thuyết minh dự toán chƣa nêu rõ các nội dung liên quan đến quỹ lƣơng, các khoản chi đặc thù; dự toán chi cho các sự nghiệp kinh tế, kiến thiết - thị chính, môi trƣờng chƣa có quy định cụ thể của cấp có thẩm quyền về nhiệm vụ, chế độ, định mức chi; chƣa thuyết minh cụ thể cơ sở lập dự toán chi sự nghiệp giáo dục – đào tạo và dạy nghề và các sự nghiệp kinh tế khác; thuyết minh dự toán chi thực hiện các Chƣơng trình mục tiêu quốc gia, Chƣơng trình môi trƣờng còn chƣa bám sát các văn bản hƣớng dẫn chỉ lập trên cơ sở số liệu thực hiện của năm hiện hành,... là chƣa đúng theo quy định tại Thông tƣ số 71/2017/TT- BTC ngày 13/7/2017 của Bộ Tài chính.

Công tác cấp phát dự toán chi cho các đơn vị sử dụng ngân sách chƣa đảm bảo đúng thời gian. Từ đó gây ảnh hƣởng đến các đơn vị dự toán trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao và còn mang tính lệ thuộc cao vào cơ quan tài chính.

Công tác quản lý và thực hiện trên hệ thống tin học mà đặc biệt là hệ thống TABMIS chƣa đƣợc CBCC xử lý đúng theo thời gian, trong quá trình thực hiện nhập dự toán chi cho các đơn vị sử dụng ngân sách còn chậm và đôi lúc còn xảy ra sai sót trong quá trình nhập liệu gây ảnh hƣởng đến công tác rút dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách.

Phân bổ và giao dự toán chi ngân sách: Căn cứ các nguồn kinh phí bổ sung có mục tiêu của NS tỉnh cho NS huyện để tổ chức, thực hiện các chế độ, chính sách mới phát sinh và một số nhiệm vụ khác nhƣng chƣa xác định nội dung chi nên đƣợc bố trí vào chi cân đối. Dẫn đến một số nhiệm vụ chi thƣờng xuyên vƣợt định mức của HĐND tỉnh quy định. Tỷ lệ quyết toán chi thƣờng xuyên qua 3 năm luôn trên 126% so với dự toán chi thƣờng xuyên.

nghề chƣa đảm bảo tổng quỹ lƣơng của các trƣờng và chi hoạt động theo tỷ lệ 82/18, chỉ mới đảm bảo chi hoạt động cho từng trƣờng khoản 8% - 9%, nhƣng dự toán đầu năm lại chƣa phân bổ hết mà tập trung giữ lại tại phòng Giáo dục và Đào tạo huyện để chi các hoạt động dùng chung của toàn ngành giáo dục.

Các khoản chi tạm ứng từ NSNN nhiều năm qua của các đơn vị chƣa thu hồi và chƣa bố trí nguồn để thu hồi tạm ứng theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 của Luật Ngân sách năm 2015.

Công tác chi chuyển nguồn NS hàng năm, về cơ bản đơn vị, địa phƣơng đã xử lý chuyển nguồn đảm bảo hồ sơ, thủ tục. Tuy nhiên, còn một số nội dung đã hết nhiệm vụ chi nhƣng đơn vị, địa phƣơng vẫn thực hiện chi chuyển nguồn năm sau không đúng theo quy định.

* Nguyên nhân:

Lãnh đạo Phòng chƣa tập trung chỉ đạo, quan tâm nhiều đến việc xây dựng và ban hành quy trình KSNB chi thƣờng xuyên NSNN.

Trình độ chuyên môn trong công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên của một số CBCC còn hạn chế.

Một số nội dung chi mục tiêu của NS tỉnh bổ sung cho NS huyện để tổ chức, thực hiện các chế độ, chính sách mới phát sinh và một số nhiệm vụ khác nằm ngoài dự toán nên chi vƣợt dự toán.

2.3.2.2. Đối với KSNB chi đầu tư phát triển * Ưu điểm:

Chi đầu tƣ phát triển tại Huyện Tây Sơn rất chú trọng đến chi đầu tƣ cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề; đầu tƣ cho Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo nhanh và bền vững; chi cho đối tƣợng chính sách, ngƣời có công với cách mạng; chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ rừng,… góp phần nâng cao trình độ học vấn của ngƣời dân, nâng cao chất lƣợng cuộc sống và bảo vệ môi trƣờng.

Các dự án đầu tƣ đều đƣợc trình qua Phòng Kế hoạch - Tài chính huyện tiếp nhận, thẩm định hồ sơ phân bổ kế hoạch vốn và thẩm định quyết toán vốn đầu tƣ theo đúng quy trình.

Việc thanh toán, giải ngân vốn đầu tƣ trƣớc hết phải ƣu tiên chi cho công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng, thanh toán cho các công trình còn nợ đọng, trả nợ khối lƣợng thực hiện của năm trƣớc, thanh toán cho các công trình, hạng mục công trình trọng điểm của dự án, thanh toán theo tỷ lệ hoàn thành khối lƣợng thực hiện giữa các nhà thầu trong cùng dự án; đảm bảo khách quan công bằng giữa các đơn vị thi công.

Các chủ đầu tƣ có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho cơ quan tài chính, KBNN theo quy định để quản lý vốn, kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ theo đúng quy định của Nhà nƣớc và các chủ trƣơng, điều hành thanh toán vốn đầu tƣ tại UBND các cấp.

Luôn chủ động cân đối nguồn vốn để thanh toán nợ đọng các công trình đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện theo Chỉ thị của Chính phủ và UBND tỉnh Bình Định. Thƣờng xuyên chỉ đạo các ngành chức năng tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát chi trong quá trình chấp hành ngân sách, phát hiện và ngăn chặn kịp thời, xử lý những trƣờng hợp thanh toán vƣợt, sai khối lƣợng đã đƣợc có quan chức năng thẩm định, phê duyệt.

* Nhược điểm:

Trong công tác kiểm soát chi bằng lệnh chi tiền vẫn tồn tại, vƣớng mắc nhƣ các khoản chi tạm ứng cho công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng cho các công trình đầu tƣ phát triển là chƣa đúng quy định tại Thông tƣ 74/2015/TT-BTC ngày 15/5/2015 của Bộ Tài chính.

Trong công tác kiểm soát chi thanh toán vốn đầu tƣphát triển cũng còn hạn chế nhƣ: Công tác kiểm tra, kiểm soát và phân bổ vốn chi đầu tƣ vẫn còn xử lý chồng chéo giữa cơ quan tài chính và KBNN. Bên cạnh đó, công tác xử

lý nợ đọng, chậm giải ngân trong lĩnh vực đầu tƣ phát triển và quyết toán dự án hoàn thành vẫn còn kéo dài qua nhiều năm nhƣng chƣa có giải pháp cụ thể để xử lý dứt điểm, tình trạng kéo dài sẽ gây ảnh hƣởng đến việc cân đối vốn đầu tƣ các năm sau.

Công tác lập kế hoạch vốn chi đầu tƣ phát triển: Một số lĩnh vực chi đầu tƣ phát triển vƣợt định mức chi của HĐND tỉnh đã ban hành. Tỷ lệ quyết toán nguồn vốn chi đầu tƣ phát triển qua 03 năm luôn trên 465% so với dự toán.

* Nguyên nhân:

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện chƣa xây dựng và ban hành quy trình KSNB chi đầu tƣ phát triển. Việc KSNB chi đầu tƣ phát triển chủ yếu làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ chi ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 69 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)