7. Kết cấu của đề tài
3.1. MỤC TIÊU VÀ QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN
3.1.1. Mục tiêu hoàn thiện
Công tác KSNB chi NSNN luôn là mối quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc, các cấp, các ngành và địa phƣơng. Vì vậy, thực hiện tốt công tác kiểm soát chi NSNN có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nhằm tập trung tất cả nguồn lực về tài chính để phát triển kinh tế - xã hội, chống lại các hiện tƣợng tiêu cực, góp phần ổn định tiền tệ và chống lạm phát.
Với mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, chống tham ô, lãng phí của Chính phủ và đổi mới không ngừng trong quản lý hành chính của đất nƣớc, thì hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN nói chung và kiểm soát chi NSNN qua KBNN nói riêng cũng không ngừng đổi mới và hoàn thiện để ngày càng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
Đối với Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tây Sơn thì việc hoàn thiện KSNB chi NSNN luôn là mục tiêu trọng tâm của phòng. Do vậy, việc hoàn thiện, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả KSNB chi NSNN tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện phải đạt đƣợc các mục tiêu nhƣ sau:
- Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân; đảm bảo an ninh - quốc phòng; đồng thời đảm bảo đƣợc tính bao quát về phạm vi, đối tƣợng và mức độ kiểm soát theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nƣớc.
- Đảm bảo việc sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm các nguồn lực của địa phƣơng; kiểm soát đầy đủ, chặt chẽ NSNN để góp phần loại bỏ tiêu cực, chống tham ô, tham nhũng, tiêu cực và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Nhà nƣớc.
Tất cả các khoản chi NSNN đều đƣợc kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ qua hệ thống KBNN, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả ngân sách của Nhà nƣớc.
- Gắn liền giữa quyền lợi và trách nhiệm của các cơ quan, các cấp ngân sách trong việc quản lý và kiểm soát chi NSNN. Cần tập trung hƣớng dẫn cho các đơn vị sử dụng ngân sách thấy đƣợc quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng NSNN.
- Nâng cao hiệu quả, quy trình KSNB, đảm bảo tính khoa học, công trình, minh bạch; tạo thuận lợi cho hoạt động thu, chi NSNN và các đơn vị thụ hƣởng ngân sách.
3.1.2. Quan điểm hoàn thiện
Qua các giải pháp hoàn thiện KSNB chi NSNN tại phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tây Sơn mà tác giả đƣa ra; với mục đích là đảm bảo các khoản chi NSNN đƣợc sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả nhằm tập trung nguồn lực để phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục tại địa phƣơng ngày càng hiệu quả và bền vững hơn. Để làm đƣợc những điều đó, tác giả đã đƣa ra các quan điểm làm cơ sở cho công tác xây dựng hoàn thiện giải pháp nhƣ sau: - Quan điểm phù hợp: Các giải pháp đƣa ra phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu phát triển của huyện Tây Sơn nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung.
- Quan điểm kế thừa: Qua kết quả khảo sát tại phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tây Sơn cho thấy phòng chƣa có xây dựng hệ thống KSNB chi NSNN. Việc kiểm soát chi NSNN tại phòng chủ yếu mang tính tự phát, làm theo kinh nghiệm là chính. Tuy nhiên, phòng cũng đã xây dựng và tổ chức đƣợc bộ máy quản lý tƣơng đối phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phƣơng, cũng nhƣ đã tổ chức thực hiện công tác lập dự toán, thực hiện dự toán và quyết toán kinh phí tƣơng đối phù hợp. Vì vậy, với quan điểm kế thừa khi xây dựng giải pháp sẽ loại bỏ những mặt hạn chế, bổ sung và phát huy những mặt làm
đƣợc nhằm giúp cho hệ thống KSNB của phòng ngày càng hoàn thiện và hiệu quả hơn, góp phần hạn chế những rủi ro trong hoạt động kiểm soát chi NSNN tại đơn vị.- Quan điểm tuân thủ: Giải pháp nhằm tăng cƣờng việc tuân thủ các quy định về chi NSNN, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tây Sơn là cơ quan chuyên môn quản lý tài chính công vì vậy tính tuân thủ là bắt buộc, mọi công việc đều phải thực hiện theo các quy định hiện hành về quản lý tài chính công và chỉ đƣợc làm theo những gì pháp luật mà quy định.
- Quan điểm hội nhập: Hội nhập hiện nay là một xu thế tất yếu khách quan của các nƣớc trên thế giới trong môi trƣờng toàn cầu hóa. Vì vậy, chúng ta cần phải có tầm nhìn để từng bƣớc hội nhập trong công tác quản lý tài chính. Đặc biệt là công tác quản lý tài chính công của nƣớc ta về hội nhập vẫn còn chậm tiếp cận so với các nƣớc trong khu vực. Do đó, chúng ta cần tăng cƣờng từng bƣớc xây dựng các giải pháp phù hợp với thông lệ kiểm soát chi quốc tế.
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH HUYỆN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH HUYỆN TÂY SƠN
3.2.1. Về môi trƣờng kiểm soát
Cần tổ chức triển khai, giải thích chi tiết hơn về nội dung các văn bản quy định về quy chế thu, chi NSNN để tổ chức thực hiện đảm bảo theo đúng quy định của Nhà nƣớc. Đối với CBCC đƣợc tuyển dụng là những ngƣời đúng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng tốt cho vị trí cần tuyển dụng, tránh tuyển dụng CBCC là ngƣời nhà, ngƣời thân quen hay do những ngƣời có quyền lực gửi vào. Cần ban hành các văn bản quy định đầy đủ về thƣởng, phạt đằm nâng cao ý thức, tránh nhiệm của CBCC khi thực thi nhiệm vụ.
3.2.2. Về hoạt động đánh giá rủi ro
Phòng nên tổ chức thƣờng xuyên các cuộc họp rút kinh nghiệm để nhận diện và xử lý các rủi ro thƣờng gặp trong công tác kiểm soát chi NSNN tại đơn
vị, nhằm giúp các cho CBCC học hỏi và trao đổi kinh nghiệm trong việc nhận biết, phòng ngƣời và đối phó với các rủi ro khi thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.
3.2.3. Về hoạt động kiểm soát
Cần phân chia rõ ràng trách nhiệm trong việc kiểm soát chi NSNN đối với từng CBCC từ khâu tiếp nhận, thẩm định hồ sơ dự toán đến thực hiện kiểm soát dự toán và thẩm tra quyết toán. Khi phát hiện có rủi ro xảy ra thì CBCC đó phải chịu trách nhiệm theo quy định tại đơn vị và trƣớc pháp luật. Đặc biệt là tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện cấp phát dự toán chi NSNN vì theo đánh giá của các đơn vị sử dụng ngân sách thì công tác này còn có nhiều bất cập và tình trạng nhũng nhiễu dễ xảy ra của cán bộ chuyên quản.
3.2.3.1. Hoàn thiện việc lập dự toán và thực hiện dự toán chi ngân sách
Dự toán chi NSNN đƣợc thực hiện đúng theo quy định của Pháp luật về chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức. Trong đó, chủ động thực hiện các nhiệm vụ chi để hoàn thành tốt các chƣơng trình, đề án, nhiệm vụ đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Dự toán chi đầu tƣ phát triển cần đƣợc đánh giá theo thứ tự ƣu tiên, mức độ cấp thiết của dự án, xem xét, tính toán kỹ lƣỡng, tránh tình trạng đầu tƣ xây dựng dàn trải, kém hiệu quả.
Tăng cƣờng công tác quản lý NSNN, đảm bảo tiết kiệm, chặt chẽ và hiệu quả. Trên cơ sở đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách và an sinh xã hội; tiếp tục rà soát để cắt giảm một số nội dung chi chƣa thật sự cần thiết, các khoản chi mua sắm trang thiết bị. Tiết kiệm tối đa các chi phí văn phòng phẩm, công tác phí, xăng xe,... Đặc biệt là các khoản chi tổ chức khánh tiết, hội nghị, hội thảo, sơ kết theo tinh thần Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/02/2017 của Chính phủ.
Tăng cƣờng công tác chỉ đạo Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng huyện, các xã, thị trấn làm chủ đầu tƣ tập trung đôn đốc đơn vị thi công để
hoàn thành khối lƣợng thanh toán các công trình. Đối với các công trình đã hoàn thành, Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng huyện và chủ đầu tƣ tại các xã, thị trấn khẩn trƣơng tổ chức nghiệm thu bàn giao đƣa vào sử dụng và tổ chức lập đầy đủ hồ sơ, thủ tục quyết toán dự án hoàn thành công trình trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
Tăng cƣờng vai trò giám sát của HĐND, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp đối với nguồn đầu tƣ từ NSNN và có nguồn kinh phí từ ngân sách nhằm hạn chế việc đầu tƣ kém chất lƣợng, kém hiệu quả.
UBND các xã, thị trấn thực hiện quyết định của UBND huyện về việc giao nhiệm vụ chi ngân sách trình HĐND cùng cấp phê chuẩn dự toán chi ngân sách và quyết định phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên cho các ban, ngành, đoàn thể theo đúng quy định. Đồng thời, thực hiện theo Công văn số 2854/STC-NS ngày 12/10/2017 của Sở Tài chính về triển khai thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với UBND các xã, thị trấn, là cơ sở để Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện và KBNN Tây Sơn làm căn cứ thanh toán và kiểm soát chi theo quy định.
Ví dụ: Hoàn thiện lập dự toán
Đối với các đơn vị dự toán cấp huyện và cấp xã, thị trấn khi lập dự toán chi thƣờng xuyên cần phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện thẩm định khâu lập dự toán chi thƣờng xuyên của đơn vị, cần xem xét kỹ lƣỡng, tránh tình trạng các đơn vị dự toán và UBND các xã, thị trấn cho phụ trách kế toán lấy kết quả năm thực hiện, năm trƣớc để tính tăng thêm cho dự toán năm sau, chƣa thuyết minh cụ thể các chỉ tiêu trên dự toán, dự toán không đúng theo quy định, không bám sát vào các chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ, các chế độ chính sách quy định hàng năm để lập dự toán.
Do đó, CBCC của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện đƣợc giao kiểm tra, thẩm định dự toán phải nắm chắc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về các
quy trình xây dựng dự toán và các văn bản quy định để kiểm soát việc lập dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách. Bên cạnh đó, cán bộ kiểm soát dự toán cần xem xét lại dự toán năm trƣớc của đơn vị sử dụng ngân sách để so sánh với dự toán năm nay, qua đó đối chiếu với các quy định hiện tại, yêu cầu đơn vị sử dụng ngân sách thuyết minh cụ thể các số liệu, chỉ tiêu trên dự toán.
Ví dụ:
Năm 2020, cơ quan Thanh tra huyện Tây Sơn có lập dự toán với tổng số tiền 575.000.000 đồng, trong đó có nội dung là chi hỗ trợ cho ngƣời thực hiện nhiệm vụ Tiếp công dân năm 2020, số tiền là 13.200.000 đồng, cụ thể:
STT Họ và tên Định mức/ngày Số ngày/tháng Số tháng Số tiền Ghi chú
1 Lê Văn Hậu 50.000 22 12 13.200.000 (Nguồn: Dự toán ngân sách đơn vị Thanh tra huyện năm 2020)
3.2.3.2. Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chi thường xuyên ngân sách nhà nước * Hoàn thiện công tác thẩm định phân bổ dự toán
Cán bộ chuyên quản đƣợc giao công tác thẩm định có trách nhiệm căn cứ theo các văn bản quy định nhƣ: Luật ngân sách Nhà nƣớc năm 2015; Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ; các Thông tƣ hƣớng dẫn của Bộ Tài chính về xây dựng dự toán năm và các Quyết định của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán NSNN hàng năm để tiến hành xem xét, thẩm định hồ sơ phân bổ dự toán theo hai tiêu chí sau:
- Tổng số dự toán giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách không đƣợc vƣợt quá tổng dự toán đã đƣợc cấp có thẩm quyền giao cả về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực.
- Dự toán giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách đƣợc phân bổ chi tiết theo các nhóm, mục chi chủ yếu của mục lục NSNN.
* Nội dung thẩm định phân bổ dự toán bao gồm:
Trách nhiệm cán bộ đƣợc giao thẩm định việc phân bổ dự toán khi tiến hành thẩm định dự toán cần phải xem xét về các nội dung: Thẩm tra tính chính xác công tác phân bổ dự toán của cơ quan đến đơn vị sử dụng ngân sách; Dự toán phải đảm bảo đúng quy định về chính sách, chế độ, định mức và tiêu chuẩn chi ngân sách của Nhà nƣớc.
Khi phát hiện việc phân bổ dự toán chƣa phù hợp với nội dung dự toán đã đƣợc cơ quan có thẩm quyền giao, không đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức thì đề nghị bằng văn bản yêu cầu cơ quan sử dụng ngân sách phân bổ, điều chỉnh lại các nội dung chƣa phù hợp. Khi đó tổ trƣởng tổ quản lý tài chính và ngân sách kiểm tra văn bản do cán bộ chuyên quản dự thảo để trình lãnh đạo phòng xem xét, ký gửi cho đơn vị sử dụng ngân sách.
Đối với việc lập, kiểm tra, ký duyệt thông báo kết quả thẩm định phân bổ dự toán:
- Cán bộ chuyên quản phụ trách thẩm định tiến hành lập dự thảo thông báo kết quả thẩm định và các biểu mẫu theo quy định kèm theo thông báo kết quả thẩm định trình tổ trƣởng tổ quản lý tài chính và ngân sách kiểm tra.
- Sau khi tổ trƣởng tổ quản lý tài chính và ngân sách kiểm tra đầy đủ nội dung, số liệu sẽ trình cho kế toán trƣởng ngân sách kiểm tra nguồn chi và ký duyệt trƣớc khi trình cho lãnh đạo phòngxem xét, phê duyệt.
- Khi lãnh đạo phòng đã xem xét, phê duyệt nếu phát hiện sai sót thì hồ sơ sẽ chuyển trả lại cho cán bộ chuyên quản chỉnh sửa lại dự thảo thông báo kết quả thẩm định.
Khi xử lý, vào sổ theo dõi và phát hành thông báo kết quả thẩm định - phân bổ dự toán:
- Cán bộ văn thƣ lấy số, vào sổ công văn đi, đóng dấu và phát hành văn bản. - Cán bộ chuyên quản lƣu đầy đủ hồ sơ thẩm định phân bổ dự toán và
xét duyệt của các đơn vị sử dụng ngân sách.
* Hoàn thiện công tác thẩm định quyết toán chi thường xuyên
Công tác kiểm tra hồ sơ báo cáo tài chính:
- Cán bộ chuyên quản sau khi kiểm tra hồ sơ báo cáo tài chính của đơn vị dự toán, nếu phát hiện thiếu hồ sơ, biểu mẫu theo quy định hoặc số liệu giữa các biểu mẫu bị lệch thì phải tham mƣu văn bản. Nội dung văn bản nêu rõ các hồ sơ, nội dung, số liệu cụ thể và thời gian mà đơn vị dự toán phải bổ sung, điều chỉnh sau đó trình lãnh đạo phòng ký và gửi cho đơn vị.
- Khi hồ sơ báo cáo tài chính năm của đơn vị đã đầy đủ, phù hợp đúng theo quy định, cán bộ chuyên quản sẽ tiến hành công tác thẩm định.
Nội dung xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán:
- Kiểm tra tính pháp lý, tính chính xác của dự toán chi ngân sách đƣợc giao, đảm bảo đầy đủ nội dung, số liệu khớp đúng với dự toán đƣợc cấp có thẩm quyền giao về tổng dự toán và chi tiết theo từng lĩnh vực chi, bao gồm dự toán giao đầu năm, dự toán điều chỉnh và bổ sung trong năm.
- Kiểm tra từng hồ sơ, chứng từ của các khoản thu và khoản chi.
- Kiểm tra tính hợp pháp của các nội dung chi, đảm bảo các khoản chi phải có trong dự toán NSNN đƣợc giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức theo quy định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền hoặc mức chi theo quy