6. Nội dung các chương
3.2.6. Giải pháp khác
3.2.6.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch thành phố Quy Nhơn
- Thành phố cần sắp xếp và ổn định tổ chức bộ máy của ngành du lịch theo hướng tinh gọn, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch. Vấn đề cần quan tâm là việc sắp xếp tổ chức bộ máy gắn liền với sắp xếp nhân sự, khắc phục cơ bản những hạn chế, yếu kém về bộ máy và cán bộ của ngành du lịch trong thời gian qua để đảm bảo được tính kế thừa, QLNN về phát triển du lịch không bị gián đoạn và phát huy được vai trò của ngành du lịch trong thời gian tới.
- Bộ máy QLNN về phát triển du lịch phải thực hiện tốt chức năng tham mưu cho lãnh đạo hoạch định chiến lược, lập các chương trình phát triển, các kế hoạch và dự án phát triển du lịch; phải là người phối hợp với các cấp, các ngành triển khai các hoạt động du lịch đạt hiệu quả cao, phải thường xuyên tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch, giáo dục và nâng cao nhận thức của nhân dân về lợi ích của du lịch và trách nhiệm đóng góp công sức vào sự nghiệp phát triển du lịch của thành phố
- Các cơ quan nhà nước cần tạo mọi điều kiện cho ngành du lịch phát triển bền vững. Đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với những doanh nghiệp mới, mong muốn bước vào ngành để kinh doanh, bước đầu tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các doanh nghiệp. Không được đưa ra các chính sách, các thủ tục hành chính phiền nhiễu, gây bất lợi cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch.
- Bên cạnh việc kiện toàn bộ máy QLNN, cần thống kê, phân tích nhu cầu về số lượng cán bộ QLNN về phát triển du lịch cho từng giai đoạn, từng cấp để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng với nhiều hình thức thích hợp, kể cả ngắn hạn và dài hạn, kể cả trong nước và ngoài nước về chuyên môn nghiệp vụ du lịch, kiến thức về luật pháp quốc tế, khả năng sử dụng ngoại ngữ và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hiện đại. Cần chú trọng đào tạo các chức danh chủ chốt của bộ máy QLNN về phát triển du lịch.
- Tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, chuyên môn nghiệp vụ giữa các cơ sở đào tạo trong nước và các nước khác, tổ chức các hội nghị, hội thảo về đào tạo ở trong nước và quốc tế. Điều đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành du lịch của tỉnh Bình Định nói chung và thành phố Quy Nhơn nói riêng.
“một cửa liên thông” nhằm giảm chi phí thời gian của doanh nghiệp, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch. Hỗ trợ ưu đãi, khuyến khích đầu tư; xây dựng cơ chế phối hợp nhịp nhàng, linh hoạt giữa phòng, ban, nhà đầu tư, các hộ dân và chính quyền địa phương trong quá trình triển khai thực hiện dự án, hỗ trợ doanh nghiệp, hộ dân sau đầu tư khi đi vào hoạt động ổn định. Thường xuyên tiến hành kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp, các hộ kinh doanh để giải quyết các khó khăn, vướng mắc đồng thời ngăn ngừa tình trạng hoạt động không đúng quy chuẩn hoặc trái pháp luật.
- Phối hợp liên ngành trong công tác phát triển du lịch, gắn kết hài hòa giữa phát triển du lịch với phát triển KTXH, bảo vệ môi trường. Xây dựng ban hành hệ thống quy định làm cơ sở pháp lý cho việc thực thi quy hoạch phát triển du lịch, tổ chức quản lý các hoạt động du lịch có hiệu quả.
3.2.6.2. Đẩy mạnh tuyên truyền chính sách và quảng bá hình ảnh du lịch của địa phương.
- Xác định nội dung, trọng tâm tuyên truyền phù hợp với yêu cầu công tác tuyên truyền chính sách hỗ trợ phát triển du lịch. Việc tuyên truyền chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trong thời gian tới phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh tình trạng tuyên truyền tràn lan, nội dung không rõ ràng. Đảm bảo các đối tượng của chính sách có thể kịp thời nắm bắt được chính sách, nắm bắt được cơ hội phát triển hoạt động kinh doanh của mình.
- Đa dạng hoá các phương thức, hình thức tuyên truyền chính sách hỗ trợ phát triển du lịch: Tuyên truyền trực tiếp; Tuyên truyền thông qua việc phát hành các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền; Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Phân loại đối tượng tuyên truyền để sử dụng phương thức, nội dung tuyên truyền phù hợp.