6. Nội dung các chương
3.2.2. Giải pháp về chính sách phát triển cơ sở hạ tầng du lịch
- Tăng cường đầu tư kinh phí từ ngân sách nhà nước kết hợp với huy động các nguồn vốn nhất là kinh phí từ ngoài ngân sách, trong đó:
+ Nguồn ngân sách: Nhà nước đầu tư mang tính chất tổng thể, đồng bộ; thực hiện các chương trình xúc tiến quảng bá lớn; đầu tư hạ tầng giao thông và một phần của các khóa đào tạo, bồi dưỡng liên quan đến con em, cán bộ có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trong lĩnh vực du lịch.
+ Nguồn ngoài ngân sách cần tập trung cho việc đào tạo nghiệp vụ trong các đơn vị kinh doanh du lịch; đầu tư cơ sở vật chất chuyên ngành (có cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư khách sạn từ 3 sao trở lên); khai thác phát triển các sản phẩm du lịch mới và các hàng lưu niệm đặc trưng để phục vụ khách du lịch.
- Cần thực hiện việc lồng ghép nhiều chương trình, dự án, đề án để tăng nguồn lực đầu tư thực hiện cho du lịch: Chương trình Mục tiêu quốc gia nông thôn mới, giảm nghèo bền vững; các nguồn vốn ODA, FDI; chương trình hạ tầng du lịch, các dự án phi chính phủ...
- Sử dụng nguồn ngân sách nhà nước thông qua các tổ chức sự nghiệp để làm nhân tố động lực cho sự thu hút đầu tư tư nhân vào các lĩnh vực du lịch.
- Tranh thủ các nguồn vốn từ Trung ương, các tổ chức phi chính phủ (NGO) về phát triển cộng đồng và đặc biệt là các nguồn vốn thuộc các chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết công ăn việc làm gắn liền với phát triển du lịch, chương trình du lịch cộng đồng, chương trình phát triển nông thôn, chương trình nâng cao năng lực nghề và bảo vệ môi trường, chương trình bảo tồn giá trị di sản...
- Đẩy mạnh công tác thu hút các nhà đầu tư chiến lược đầu tư các dự án lớn phát triển những khu du lịch cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế, có khả năng cung ứng nhiều dịch vụ du lịch cùng lúc. Thành phố cũng nên thu hút các nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, đặc biệt là các điểm, khu du lịch trọng điểm, đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm để thu hút khách du lịch. Tập trung phát triển hệ thống cơ sở lưu trú, công trình dịch vụ du lịch một cách đồng bộ, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ trong một số cơ sở lưu trú. Đồng thời, phát triển các nhà hàng ăn uống, nâng cao chất lượng phục vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách, đặc biệt chú ý nâng cấp chất lượng đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch quốc tế. Phát triển hệ thống các công trình vui chơi giải trí nhằm đa dạng các loại hình, sản phẩm du lịch, tạo ra
sức hấp dẫn của du lịch. Tôn tạo, nâng cấp khai thác có hiệu quả các điểm di tích lịch sử văn hóa, tổ chức các lễ hội văn hóa dân tộc, phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống văn hóa để phát triển du lịch.
- Triển khai kịp thời đầy đủ cơ chế chính sách hoạt động tín dụng của Nhà nước. Thông tin kịp thời tới các đối tượng vay vốn về chính sách tín dụng, chính sách ưu đãi vay phát triển ngành nghề nông thôn... Khuyến khích các tổ chức tín dụng cải tiến thủ tục cho vay của dự án nhanh chóng mở rộng khả năng cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, doanh nghiệp vay vốn. Tăng cường công tác huy động vốn của các thành phần kinh tế, đảm bảo tín dụng tăng trưởng ổn định, an toàn, bền vững, hiệu quả.
- Thực hiện tốt cơ chế “một cửa”, hỗ trợ nhà đầu tư một cách hiệu quả trong việc cung cấp thông tin liên quan đến dự án đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư, xây dựng và triển khai dự án.