6. Nội dung các chương
2.1.2. Thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Quy Nhơn trong
trong giai đoạn 2018- 2020
2.1.2.1. Hệ thống sản phẩm du lịch trên địa bàn thành phố
Trên địa bàn thành phố Quy Nhơn có 06 loại hình du lịch phổ biến nhất và được địa phương ưu tiên xúc tiến đầu tư, bao gồm:
- Du lịch biển: thành phố có đường bờ biển dài với nhiều bãi biển, bãi tắm rộng hàng trăm ha và đa phần còn nguyên sơ, có địa hình tương đối bằng phẳng, cát trắng, nước biển trong xanh, ngập tràn ánh nắng, có cảnh quan đẹp, rất thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn như: tắm biển, du lịch sinh thái biển, lặn biển, trượt cát, thả diều, câu cá, thể thao dưới nước,...Không chỉ có các thắng cảnh, bãi biển đẹp mà thành phố còn có một số đảo nhỏ ven bờ, cùng nhiều vũng vịnh, đầm phá, gành rạn, cửa sông, cồn cát, rừng ngập mặn, rạn san hô cùng hệ thủy sinh hết sức phong phú và đa dạng.
- Du lịch văn hóa, lịch sử: thành phố có nhiều lợi thế về du lịch văn hóa - lịch sử cả về phi vật thể lẫn vật thể, trong đó có nhiều di tích văn hóa vô giá như: hệ thống di tích tháp Chăm, Nghệ thuật Bài Chòi, Võ cổ truyền,...
- Du lịch tâm linh: trên địa bàn thành phố và các vùng lân cận có khá nhiều ngôi chùa, nhà thờ nổi tiếng, được nhiều du khách lựa chọn ghé thăm
như: Chùa Thập Tháp, Nhà thờ Chánh tòa Quy Nhơn, Chùa Long Khánh, Chùa Thiên Long.
- Du lịch nghỉ dưỡng: trên địa bàn thành phố Quy Nhơn có nhiều Resort phục vụ du lịch nghỉ dưỡng cho du khách: FLC Quy Nhơn Luxury Resort; Aurora Villas & Resort; Avani Quy Nhơn Resort & Spa; Casa Marina Resort Quy Nhon; Anantara Quy Nhơn Villas; Seaside Resort Quy Nhơn; Royal Hotel & Healthcare Resort Quy Nhơn.
- Du lịch Mice (hội nghị, hội thảo, sự kiện) kết hợp du lịch khoa học: là loại hình tour du lịch kết hợp với hội thảo, khen thưởng, tri ân và Team building - Gala Dinner nên hình thức này rất được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng và lựa chọn vì luôn đem lại giá trị văn hóa, tạo tinh thần kết nối, tăng năng suất lao động của nhân viên trong công ty. Quy Nhơn chính là địa điểm tổ chức du lịch Mice hàng đầu, bởi vì: Thứ nhất: Quy Nhơn có vị trí giao thông thuận lợi; Thứ hai, Quy Nhơn có hệ thống lưu trú đạt chuẩn thích hợp cho các đoàn khách lớn, có Trung tâm Quốc tế gặp gỡ đa ngành- nơi tổ chức, giao lưu, khám phá về khoa học.
- Du lịch vui chơi, giải trí, cộng đồng: thành phố có nhiều khu vui chơi giải trí rất đẹp như: FLC Zoo Safari Park- khám phá thế giới hoang dã; Khu vui chơi Seagate Park; Đồi cát Phương Mai; Khu du lịch Ghềnh Ráng Tiên Sa; Khu nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp FLC Quy Nhơn.
2.1.2.2. Thực trạng phát triển du lịch của thành phố a) Khách du lịch
Giai đoạn từ năm 2015-2018, du lịch thành phố Quy Nhơn phát triển nhanh, giai đoạn năm 2019-2020, do bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên hoạt động du lịch của thành phố giảm đáng kể. Tuy nhiên, với những tiềm năng, thế mạnh và sự cố gắng của cả hệ thống chính trị, cùng sự nổ lực của cơ sở kinh doanh du lịch, ngành du lịch thành phố đã đạt những kết quả tích cực.
ĐVT: 1.000 lượt người
Chỉ tiêu 2018 2019 2020
Tổng lượt khách du lịch 3.683 4.829 2.230
- Khách nội địa 258 484 144
- Khách quốc tế 3.425 4.345 2.086
Nguồn: Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Quy Nhơn
b) Doanh thu du lịch
Doanh thu du lịch trực tiếp (chủ yếu là dịch vụ lưu trú và ăn uống) qua các năm tăng. Năm 2018, doanh thu dịch vụ du lịch đạt khoảng 2.846 tỷ đồng, tuy nhiên, do bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến năm 2020, doanh thu từ du lịch trên địa bàn thành phố đạt 1.344,7 tỷ đồng.
Bảng 2.5: Doanh thu du lịch trên địa bàn thành phố giai đoạn 2018- 2020
Các chỉ tiêu ĐVT 2018 2019 2020
1. Doanh thu
(chỉ gồm dịch vụ lưu trú và ăn uống) Tỷ đồng 2.846 3.979,1 1.344,7
2. Ngày lưu trú trung bình Ngày 3,2 3 2,5
3. Chi tiêu trung bình 01 người Nghìn đồng 773 820 600
Nguồn: Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Quy Nhơn
Tỷ trọng cơ cấu ngành dịch vụ trong GRDP được nâng dần qua các năm và dần khẳng định vị của một ngành kinh tế quan trọng của thành phố. Mặc dù vậy, tỷ trọng của ngành du lịch (mới chỉ thống kê được thu nhập từ dịch vụ lưu trú và ăn uống) trong tổng cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế nói chung, ngành dịch vụ nói chung vẫn còn ở mức thấp (5%).
ĐVT: tỷ đồng Các chỉ tiêu 2018 2019 2020 Thu NSNN từ du lịch 3.603,3 5.468 2.133,5 1. Lưu trú 1.693,1 1.743,8 640,5 2. Ăn uống 1.153,4 2.253,3 704,7 3. Mua hàng và dịch vụ khác 288,6 598,5 361,6 4. Lữ hành và vận chuyển 468,2 872,4 426,7
Nguồn: Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Quy Nhơn
Chỉ tiêu thu ngân sách từ du lịch thành phố trong giai đoạn này cũng có sự tăng trưởng tốt. Năng 2018, tổng thu NSNN từ du lịch thành phố đạt 3.603,3 tỷ đồng, đến năm 2020, do bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nên doanh thu đạt 2.133,5 tỷ đồng. Trong cơ cấu thu NSNN từ các dịch vụ du lịch thì lưu trú và ăn uống vẫn là 02 dịch vụ có tỷ trọng thu NSNN lớn nhất.
c) Hệ thống cơ sở lưu trú
Số lượng cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố ngày càng tăng mạnh cả về số lượng và chất lượng. Đến cuối năm 2020, trên địa bàn thành phố Quy Nhơn có hơn 350 cơ sở lưu trú, bao gồm: resort, khách sạn, nhà nghỉ, homestay với quy mô phòng đa dạng, phục vụ đầy đủ nhu cầu của mọi nhóm khách du lịch.
Khách sạn 5 sao (01), khách sạn 4 sao (09), khách sạn 3 sao (08), khách sạn 2 sao (36), cùng hệ thống khách sạn 1 sao, đạt chuẩn và homestay, ngày càng đáp ứng tốt cho nhu cầu đa đạng của du khách đến thành phố.
d) Lao động ngành du lịch
Ngành du lịch thành phố đang phát triển nhanh chóng, kéo theo nhu cầu lao động phục vụ cho ngành cũng tăng nhanh. Trong khi chưa thu hút được nhiều lao động từ nơi khác về thì hiện nay, nguồn cung tại địa phương chưa đáp ứng được đà tăng trưởng của ngành. Theo đánh giá của Sở Du lịch tỉnh
Bình Định, lực lượng lao động cho ngành du lịch toàn tỉnh nói chung, trên địa bàn thành phố Quy Nhơn nói riêng tăng khá nhanh, nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của ngành, đồng thời chất lượng chưa cao. Đến cuối năm 2020, số lao động ngành du lịch thành phố có khoảng 7.000 lao động, tuy nhiên, số lao động có trình độ qua đào tạo chuyên ngành du lịch còn ít, lao động có kinh nghiệm còn thiếu.