Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển du lịch trên địa bàn thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 77 - 79)

6. Nội dung các chương

3.1.1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển du lịch trên địa bàn thành

thành phố Quy Nhơn đến năm 2025

Thông qua phân tích ma trận SWOT (xem bảng 2.11), luận văn xác định quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Quy Nhơn đến năm 2025, như sau:

- Quan điểm phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Quy Nhơn:

+ Phát triển du lịch có chiều sâu, theo hướng nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp để đảm bảo sản phẩm du lịch có thương hiệu và tính cạnh tranh cao gắn với đặc trưng tài nguyên du lịch biển gắn với đô thị.

+ Phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm và bền vững trong đó lấy du lịch biển làm mũi nhọn, du lịch văn hóa làm nền tảng phát triển sản phẩm đặc trưng mang thương hiệu, hình ảnh Quy Nhơn.

+ Phát triển du lịch dựa trên khai thác tối ưu yếu tố truyền thống kết hợp hài hòa với yếu tố hiện đại để phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc đặc sắc Quy Nhơn quyết định đến giá trị và sức cạnh tranh cho sản phẩm du lịch.

+ Đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường liên kết công-tư, huy động mọi nguồn lực để tập trung ưu tiên đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về du lịch của đô thị biển Quy Nhơn.

Phát triển Quy Nhơn và phụ cận thành trung tâm du lịch có tầm cỡ quốc gia và khu vực trong mối liên hệ không giới hạn với du lịch toàn tỉnh, vùng Duyên hải Nam Trung bộ, kết nối với các vùng trên phạm vi cả nước, khu vực và quốc tế.

- Định hướng phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Quy Nhơn:

+ Phát triển bán đảo Phương Mai trở thành khu du lịch quốc gia là điểm nhấn của du lịch Quy Nhơn gắn với những giá trị đặc sắc về sinh thái biển, văn hóa biển, ẩm thực biển, đồng thời kết nối với trung tâm thành phố Quy Nhơn và các điểm du lịch vệ tinh trên địa bàn.

+ Tập trung phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để phát triển thành phố Quy Nhơn trở thành trung tâm du lịch đô thị biển; kết hợp hài hòa yếu tố biển và đô thị; kết nối thuận tiện và tinh tế giữa không gian trung tâm thành phố với bán đảo Phương Mai và địa bàn phụ cận.

+ Phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng mang dấu ấn, thương hiệu Quy Nhơn theo hướng kết hợp nghỉ dưỡng biển với đô thị, tìm hiểu văn hóa Chăm, ẩm thực Quy Nhơn, lễ hội, sự kiện võ cổ truyền, hội nghị, hội thảo; phát triển Quy Nhơn trở thành trung tâm giao lưu, hội tụ hàn lâm khoa học quốc tế; xây dựng Quy Nhơn trở thành biểu tượng gắn với sự kiện và danh hiệu khoa học cao quý.

+ Phát triển du lịch giải trí, thể thao biển, sự kiện thể thao, khám phá biển đảo, sinh thái đầm Thị Nại. Phát triển du lịch tàu biển.

+ Phát triển các loại hình du lịch gắn với văn hóa, tâm linh; kết nối không gian văn hóa, nghệ thuật giữa trung tâm đô thị (bảo tàng, nhà hát) với các vùng phụ cận, hệ thống tháp Chàm, di tích Tây Sơn và các điểm tâm linh khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)