6. Nội dung các chương
2.3.3. Nguyên nhân của điểm yếu trong chính sách hỗ trợ phát triển du lịch
2.3.3.1. Nguyên nhân thuộc về chính quyền cấp thành phố
- Nhận thức của các cấp các ngành về vị trí, vai trò của du lịch có mặt hạn chế, chưa đồng bộ. Sự phối kết hợp trong quản lý hoạt động du lịch giữa các cơ quan chức năng của thành phố chưa thật sự chặt chẽ trong khi đó lại chưa phân định được một cách rõ ràng trách nhiệm và lợi ích của các ngành, các cấp và cộng đồng dân cư trong quản lý các hoạt động du lịch tại các khu, điểm du lịch.
- Bộ máy QLNN về du lịch của thành phố có hiệu lực quản lý chưa cao. Quyền hạn, trách nhiệm cũng như lợi ích của các cấp, ngành trong việc cụ thể
hóa các cơ chế, chính sách của Nhà nước về phát triển du lịch vào điều kiện cụ thể ở địa phương cũng như trong việc ban hành các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền và trong việc tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách đó chưa được làm rõ.
- Kinh phí thực thi chính sách: của thành phố còn hạn chế; thành phố cũng chưa có biện pháp hiệu quả trong việc huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển ngành du lịch.
2.3.3.2. Nguyên nhân thuộc về doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh du lịch
- Khả năng tận dụng lợi ích các chính sách của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố còn thấp. Bên cạnh một số doanh nghiệp có quy mô lớn, thì nhiều doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố có quy mô nhỏ, số lượng lao động ít, nguồn vốn ít, nên khả năng cạnh tranh, khả năng đầu tư cho phát triển là khá hạn chế. Hơn nữa, họ cũng khó nắm bắt được những cơ hội đầu tư mà các chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương mang lại. Điều này tạo ra rào cản khá lớn cho việc tổ chức thực thi nhiều chính sách hỗ trợ của chính quyền thành phố.
- Chất lượng nguồn nhân lực: của đa phần doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố còn tương đối thấp, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chuyên nghiệp rất cao. Điều này một phần sẽ khiến cho năng lực kinh doanh của họ thấp, vừa tạo áp lực lớn cho chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngành du lịch của chính quyền thành phố.
2.3.3.3. Nguyên nhân thuộc về môi trường vĩ mô
- Tình hình KTXH của địa phương: chất lượng phát triển kinh tế của thành phố Quy Nhơn thời gian qua là chưa cao, trình độ khoa học, công nghệ còn thấp. Điều đó khiến cho nguồn lực ngân sách của địa phương cho thực thi các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch bị hạn chế.
ra nhanh chóng đòi hỏi sự đổi mới trong tư duy, hành động của các cấp chính quyền trong công tác QLNN về du lịch. Tuy nhiên, yêu cầu này đã gây ra nhiều khó khăn đối với chính quyền thành phố Quy Nhơn, công tác quản lý của chính quyền thành phố vẫn mang đặc trưng của lối quản lý cũ, chưa đổi mới, đặc biệt là về các phương pháp quản lý.
- Các nguồn lực về du lịch của địa phương mặc dù phong phú, thuận lợi cho phát triển du lịch, nhưng cần được đầu tư để có thể thu hút khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng,... Điều này cũng đòi hỏi nguồn lực đầu tư rất lớn trong hiện tại và tương lai.
Tiểu kết Chương 2
Trong Chương 2, tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Quy Nhơn. Qua đó, chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân trong chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Quy Nhơn giai đoạn 2018-2020 nhằm đưa ra giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đến năm 2025.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH