Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thành phố Quy Nhơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 36 - 43)

6. Nội dung các chương

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thành phố Quy Nhơn

Quy Nhơn được hình thành từ rất sớm thuộc vùng đất đàng trong xứ Thuận Quảng: cách đây trên 400 năm đã xuất hiện phủ Quy Nhơn. Do vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội và tác động của sự phát triển nền công nghiệp phương Tây vào thế kỷ 19 làm cho diện mạo Quy Nhơn có nhiều thay đổi. Trải qua quá trình lịch sử với nhiều lần đổi tên, cuối cùng sau ngày đất nước thống nhất, tháng 02/1976, hai tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi hợp nhất thành Nghĩa Bình, thị xã Quy Nhơn trở thành tỉnh lỵ tỉnh Nghĩa Bình. Ngày 18/6/1986, Hội đồng Bộ trưởng đã ra quyết định mở rộng và nâng cấp thị xã lên thành phố thuộc tỉnh, khi đó thành phố Quy Nhơn có 8 phường, 7 xã, với diện tích 212 km² và dân số 174.076 người. Năm 1989, tỉnh Bình Định được tái lập, lấy thành phố Quy Nhơn làm tỉnh lỵ. Ngày 04/7/1998, thành phố Quy Nhơn được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại II và ngày 25/01/2010, thành phố Quy Nhơn được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bình Định theo Quyết định số 159/QĐ-TTg.

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Quy Nhơn

- Thành phố Quy Nhơn nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bình Định, phía Đông là biển Đông, phía Tây giáp huyện Tuy Phước, phía Bắc giáp huyện Tuy Phước và huyện Phù Cát, phía Nam giáp thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Quy Nhơn nằm trong phạm vi tọa độ từ 13°36' đến 13°54' vĩ Bắc, từ 109°06'

đến 109°22' kinh Đông, cách Hà Nội 1.065 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 400 dặm về phía Nam, cách thành phố Pleiku (Tây Nguyên) 105 dặm, cách Đà Nẵng 195 dặm, cách Huế 247 dặm,cách Nha Trang 130 dặm,cách Tuy Hòa 62 dặm và cách Quảng Ngãi 109 dặm.

- Quy Nhơn có nhiều thế đất khác nhau, đa dạng về cảnh quan địa lí như núi rừng, gò đồi, đồng ruộng, ruộng muối, bãi, đầm, hồ, sông ngòi, biển, bán đảo và đảo. Bờ biển Quy Nhơn dài 42 km, diện tích đầm, hồ nước lợ lớn, tài nguyên sinh vật biển phong phú, có nhiều loại đặc sản quý, có giá trị kinh tế cao... Các ngành kinh tế chính của thành phố gồm công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ cảng biển, nuôi và khai thác thủy hải sản, du lịch.

- Quy Nhơn được biết đến như một thành phố giàu tài nguyên thiên nhiên: về tài nguyên đất có bán đảo Phương Mai với diện tích 100km, đầm Thị Nại 50km (trong đó: Quy Nhơn 30km, huyện Tuy Phước 20km), có trên 20.000ha rừng. Khoáng sản quặng titan (xã Nhơn Lý), đá granít (Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân), có ngư trường rộng, đa loài và nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao; đặc sản có yến sào (sản lượng đứng sau tỉnh Khánh Hòa). Nguồn nước ngầm với trữ lượng khá lớn (dọc lưu vực sông Hà Thanh và bán đảo Phương Mai) bảo đảm cung cấp nước sạch cho thành phố.

2.1.1.2. Điều kiện kinh tế của thành phố Quy Nhơngiai đoạn 2018- 2020 a) Nông, lâm, thủy sản

Những năm qua, thành phố Quy Nhơn đã và đang triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, tập trung phát triển nông, lâm, thủy sản tại 04 xã Nhơn Lý, Phước Mỹ, Nhơn Hải, Nhơn Châu. Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định công nhận thành phố Quy Nhơn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2018.

Thành phố chú trọng thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng giá trị cao, phát triển bền vững, gắn với khai thác tiềm năng, thế

mô lớn dần hình thành các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu, sản xuất theo hướng công nghệ cao, đảm bảo hiệu quả, an toàn, thân thiện với môi trường.

Bảng 2.1: Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành nông, lâm, thủy sản thành phố Quy Nhơn giai đoạn 2018- 2020

Stt Nội dung ĐVT 2018 2019 2020

Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản

Tỷđồng

1.813,9 1.875,1 1.936,2

1 Giá trị sản xuất nông nghiệp 285,3 268,5 265,1 2 Giá trị sản xuất lâm nghiệp 167,8 183,5 196,1 3 Giá trị sản xuất thủy sản 1.360,8 1.423,1 1.475 4 Tỷ trọng sản xuất nông nghiệp

%

16 14 14

5 Tỷ trọng sản xuất lâm nghiệp 9 10 10

6 Tỷ trọng sản xuất thủy sản 75 76 76

Nguồn: Thống kê thành phố Quy Nhơn

Thành phố đã chú trọng ứng dụng các khoa học- công nghệ, làm động lực thúc đẩy phát triển sản xuất... đưa các loại giống cây, con năng suất, chất lượng cao, hiệu quả vào sản xuất; khuyến khích đầu tư, hỗ trợ sản xuất kinh doanh; đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản tăng bình quân 4,3%/năm; giá trị sản phẩm trên 01 ha đất canh tác đạt trên 116,7 triệu đồng/năm.

b) Công nghiệp, xây dựng

Sản xuất công nghiệp, xây dựng tiếp tục có bước tăng trưởng. Đến nay trên địa bàn thành phố đã có 01 Khu kinh tế Nhơn Hội với diện tích khoảng 12.000 ha, 02 Khu công nghiệp (Phú Tài, Long Mỹ), 03 Cụm công nghiệp (Quang Trung, Bùi Thị Xuân, Nhơn Bình) với tổng diện tích khoảng 540,5 ha.

địa bàn thành phố; chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, phát triển sản xuất, kinh doanh… Bổ sung, mở rộng Khu công nghiệp Long Mỹ (100ha) vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bình Định đến năm 2025. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 12%.

Tích cực phối hợp với các sở, ngành thực hiện công tác thu hút đầu tư. Đến nay, Khu kinh tế Nhơn Hội có 84 dự án đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 73.201 tỷ đồng (trong đó, 15 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư 357 triệu USD); KCN Phú Tài và Long Mỹ có 201 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 7.348 tỷ đồng.

Bảng 2.2: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp- xây dựng thành phố Quy Nhơn giai đoạn 2018- 2020

Stt Nội dung ĐVT 2018 2019 2020

Tổng giá trị sản xuất công nghiệp,

xây dựng Tỷ

đồng

36.906 39.712 43.866

1 Giá trị sản xuất công nghiệp 27.320,6 30.540,5 34.123,5

2 Giá trị sản xuất xây dựng 9.585,4 9.171,5 9.742,5 3 Tỷ trọng sản xuất công nghiệp

% 74 77 78

4 Tỷ trọng sản xuất xây dựng 26 23 22

Nguồn: Thống kê thành phố Quy Nhơn

c) Thương mại, dịch vụ

Lĩnh vực thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế của thành phố.

Bảng 2.3: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng thành phố Quy Nhơn giai đoạn 2018- 2020

Stt Nội dung ĐVT 2018 2019 2020

1 Giá trị sản xuất ngành dịch vụ Tỷ đồng

21.867 23.563 24.580 2 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và 28.637 31.368 35.302

Stt Nội dung ĐVT 2018 2019 2020

doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Thương mại 22.910 25.170 28.316

Khách sạn nhà hàng 4.038 4.410 4.992

Dịch vụ 1.689 1.788 1.994

Nguồn: Thống kê thành phố Quy Nhơn

Dịch vụ vận tải phát triển, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và đi lại của nhân dân; dịch vụ bưu chính tài chính, ngân hàng, viễn thông, y tế,... phát triển nhanh, hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, nâng cấp, mở rộng ngày càng hoàn thiện. Mạng lưới chợ truyền thống, hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện ích được đầu tư, phát triển và hoạt động hiệu quả.

Ngành du lịch tiếp tục phát triển mạnh; cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch được tập trung đầu tư, từng bước hoàn thiện. Trên địa bàn thành phố đã có nhiều dự án lớn phục vụ du lịch đã hoàn thành và đi vào hoạt động, số lượng cơ sở lưu trú phát triểnngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách. Thành phố Quy Nhơn vinh dự được trao giải thưởng: Thành phố Du lịch sạch ASEAN 2020 -2022 tại Diễn đàn du lịch Đông Nam Á- ATF 2020, tạo sức thu hút ngày càng nhiều du khách đến với Quy Nhơn- Bình Định.

2.1.1.3. Điều kiện xã hội của thành phố Quy Nhơn a) Phát triển văn hóa- xã hội

- Đến hết năm 2020, trên địa bàn thành phố có 97,35% khu phố, thôn văn hóa, 250 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, 07/16 phường đạt chuẩn văn hóa, 03/4 xã đạt chuẩn văn hóa Nông thôn mới, 95,2% gia đình văn hóa. Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” ngày càng đi vào chiều sâu.

- Trong năm 2020, đã lắp đặt tên thêm 32 tuyến đường ở các khu quy hoạch dân cư mới. Tỉnh xếp hạng mới thêm 02 di tích đình Cẩm Thượng và Lũy cổ trên bán đảo Phương Mai.

b) Về giáo dục- đào tạo, khoa học- công nghệ

- Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%, học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 100%, học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 99%, học sinh trúng tuyển đại học, cao đẳng năm sau cao hơn năm trước; có 37 trường đạt chuẩn quốc gia (trong đó: 04 trường mầm non, 17 trường tiểu học, 14 trường trung học cơ sở, 02 trường trung học phổ thông); 100% phường, xã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở; đang thực hiện công tác phổ cập giáo dục trung học phổ thông. Hoàn thành công tác chuyển đổi 24 trường Mầm non bán công, dân lập sang trường mầm non công lập và công lập tự chủ về tài chính.

- Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ được chú trọng; đã thực hiện 05 đề tài và 06 dự án khoa học đạt hiệu quả.

c) Về công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Đến nay, trên địa bàn thành phố đã có 21/21 Trạm y tế phường, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế theo Bộ tiêu chí mới; tỷ suất sinh còn 13,83‰.

d) Về thực hiện các chính sách xã hội

Thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với người có công, các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội, hộ nghèo theo đúng quy định; đồng thời, trong giai đoạn 2018- 2020, thành phố đã thăm hỏi, hỗ trợ cho các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội, hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, người cao tuổi,....vào các ngày lễ, tết với tổng kinh phí trên 4 tỷ đồng. Giải quyết việc làm mới cho 6.000 lao động, đào tạo. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,17%.

Trong năm 2020, thực hiện các chính sách hỗ trợ cho 21.517 đối tượng gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo quy định với kinh phí hơn 27,5 tỷ đồng.

Thực hiện tốt công tác cứu trợ xã hội, các hoạt động nhân đạo từ thiện, tổng giá trị vận động toàn thành phố hàng năm trên 10 tỷ đồng.

e) Quốc phòng- an ninh

Tình hình an ninh chính trị- trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Thế trận an ninh nhân dân và phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” được củng cố, đã phát hiện, điều tra, xử lý kịp thời gần 100% tin báo tội phạm. Công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị được triển khai đồng bộ, tai nạn giao thông giảm trên cả 3 mặt về số vụ, số người chết và bị thương.

2.1.1.4. Đánh giá thuận lợi, khó khăn của thành phố đối với phát triển du lịch a) Những thuận lợi

- Thành phố có vị trí địa lý thuận lợi trong việc giao lưu với khu vực kinh tế năng động miền Trung và miền Nam, đây là một trong những cơ hội tốt cho ngành du lịch thành phố.

- Trên địa bàn thành phố có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, đặc sắc cả về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Các tài nguyên phân bố một cách khá tập trung, lại kết hợp được cả tiềm năng du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn,đây là một đặc điểm thuận lợi cho việc khai thác phát triển du lịch của thành phố.

- Hệ thống bãi biển rộng, đẹp, trải dài.

- Thành phố có khí hậu thuận lợi cho phát triển du lịch và nghỉ dưỡng. - Các yếu tố KTXH của thành phố ngày một tốt hơn, vừa là điều kiện để địa phương đầu tư cho phát triển ngành du lịch, vừa là yếu tố có tác dụng thu hút du khách trong và ngoài nước.

b) Những khó khăn

- Việc huy động một số tài nguyên thiên nhiên vào phát triển kinh tế phần nào bị hạn chế do yêu cầu về các mối quan hệ và phát triển bền vững.

- Nguồn lao động dồi dào song trình độ lao động đã qua đào tạo còn thấp.

- Cơ sở vật chất, kỹ thuật và kết cấu hạ tầng du lịch còn thiếu, chất lượng tương đối thấp là hạn chế lớn nhất đối với việc phát triển du lịch của thành phố. Hệ thống giao thông của thành phố nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, ở một số khu, điểm du lịch đường sá nhỏ hẹp, từ đó ảnh hưởng đến việc đi lại của cư dân và du khách. Cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch, nhất là các khách sạn đạt tiêu chuẩn hạng sao, dịch vụ cao cấp còn thiếu trầm trọng, từ đó chưa khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế trong phát triển du lịch của thành phố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)