6. Nội dung các chương
1.2.3. Nội dung chính sách hỗ trợ phát triển du lịc hở cấp huyện
Để thực hiện được các mục tiêu chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch, chính quyền địa phương sử dụng một hệ thống các chính sách kinh tế làm công cụ quản lý và tác động vào sự phát triển của ngành du lịch. Như vậy, việc ban hành các cơ chế, chính sách của địa phương vừa phải bảo đảm theo đúng các quy định của pháp luật và quy định của cơ quan nhà nước cấp trên, vừa phải thông thoáng trên cơ sở sử dụng nguồn lực của địa phương để khuyến khích phát triển, đồng thời cũng phải đảm bảo tính ổn định và bình đẳng, tính nghiêm minh trong quá trình thực thi.
phương sử dụng đều nhằm tác động vào phía cung hay phía cầu thị trường, nhưng cũng có chính sách có thể tác động lên cả hai phía. Chính vì vậy, mà một chính sách được ban hành cần xác định rõ chủ thể và đối tượng tác động để có thể tạo ra cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý và các tổ chức kinh doanh trong quá trình tổ chức thực thi chính sách.
Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn tập trung vào phân tích 05 chính sách cơ bản sau:
1.2.3.1. Chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch
Hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch vào địa phương đó chính là việc áp dụng các biện pháp, chính sách để các nhà đầu tư trong và ngoài nước đem vốn đến đầu tư bằng các hình thức khác nhau phù hợp với lợi ích chung của cả nhà đầu tư và địa phương tiếp nhận. Trong điều kiện kinh tế của các địa phương còn nhiều khó khăn, NSNN hạn chế, do đó, việc thu hút được nguồn vốn bên ngoài vào đầu tư phát triển du lịch là một hướng đi đúng đắn.
- Khái niệm: Chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch là tổng thể các quan điểm, các nguyên tắc, công cụ và giải pháp mà chính quyền địa phương áp dụng nhằm gia tăng các dự án đầu tư tư nhân và các tổ chức trong và ngoài địa phương vào phát triển ngành du lịch của địa phương.
- Mục tiêu: Chính sách thu hút đầu tư phát triển du lịch hướng đến mục tiêu tăng cường hệ thống cơ sở vật chất- kỹ thuật, kết cấu hạ tầng, tăng cường hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện.
- Nội dung: Chính quyền địa phương thực hiện ưu đãi về thuế, về đất đai, hỗ trợ đào tạo nhân lực cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vào ngành du lịch,... từ đó gia tăng cầu về đầu tư của các tổ chức, cá nhân vào ngành du lịch địa phương.
1.2.3.2. Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng du lịch
tiện tồn tại trên một lãnh thổ nhất định được dùng làm điều kiện sản xuất và điều kiện sinh hoạt nói chung, đảm bảo sự vận hành liên tục, thông suốt các luồng của cải vật chất, các luồng thông tin và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống. Cơ sở hạ tầng chia thành 2 nhóm: cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội. Hạ tầng cơ sở kỹ thuật gồm hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý các chất thải và các công trình khác. Hạ tầng cơ sở xã hội gồm các cơ sở giáo dục đào tạo, các bệnh viện, công trình vệ sinh môi trường...
- Khái niệm: Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng là tổng thể các quan điểm, các nguyên tắc, công cụ và giải pháp mà chính quyền địa phương áp dụng nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, có hiệu quả các dịch vụ cơ sở hạ tầng cho quá trình phát triển du lịch ở địa phương.
- Mục tiêu: Chính sách sẽ tạo động lực thu hút đầu tư (đối với các nhà đầu tư tiềm năng), tạo ra các điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch của các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh tế hiện tại ở địa phương.
- Nội dung: Hỗ trợ đầu tư các công trình thiết yếu: Đường giao thông, tuyến quốc lộ, hệ thống cơ sở hạ tầng ở các điểm đến du lịch, hỗ trợ phát triển các dịch vụ tiện ích (cấp điện, cấp nước, viễn thông, y tế, v.v...)
1.2.3.3. Chính sách phát triển sản phẩm du lịch
Để hoạt động du lịch đạt được những hiệu quả mong đợi của chính quyền địa phương cũng như những chủ thể kinh tế trong ngành, thì việc có được các sản phẩm du lịch tốt là điều cần làm trước tiên. Để có được các sản phẩm du lịch tốt, UBND huyện cần phối hợp với các các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh du lịch ở địa phương và những địa phương khác (thường là những địa phương lân cận) để thiết kế, xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp.
Yêu cầu đặt ra đối với các sản phẩm du lịch địa phương gồm có: (1) Phải phù hợp với nhu cầu của khách hàng tiềm năng; (2) Phải khả thi, tức là sản phẩm du lịch không chỉ phù hợp với đối tượng phục vụ, mà còn phải phù hợp với năng lực của nhà cung cấp dịch vụ du lịch (về nguồn nhân lực, về tài nguyên du lịch,...).
- Khái niệm: Chính sách phát triển sản phẩm du lịch là tổng thể các quan điểm, các nguyên tắc, công cụ và giải pháp mà chính quyền địa phương áp dụng nhằm xây dựng các sản phẩm, chương trình du lịch mang tính đặc thù của địa phương.
- Mục tiêu: Chính sách sẽ tạo khả năng giúp địa phương có được những sản phẩm, chương trình du lịch mang tính đặc trưng riêng, tạo lên hình ảnh du lịch khác biệt trong lòng du khách. Từ đó, giúp địa phương thu hút nhiều du khách đến thăm quan, trải nghiệm du lịch ở địa phương.
- Nội dung: Hỗ trợ và phối hợp với các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh ngành du lịch trong việc nghiên cứu nhằm xây dựng các sản phẩm, chương trình du lịch mới.
1.2.3.4. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch
Chất lượng nguồn nhân lực ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ngành du lịch. Để hoạt động du lịch của một quốc gia, một vùng, một địa phương phát triển, việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch cần được quan tâm thực hiện thường xuyên. Đặc biệt, những địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cần phải có chiến lược, kế hoạch phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có như vậy mới khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
lịch là tổng thể các quan điểm, giải pháp và công cụ mà chính quyền địa phương sử dụng để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh ngành du lịch trong quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
- Mục tiêu: Chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành du lịch góp phần giúp cho các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch xây dựng được đội ngũ lao động đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của thị trường du dịch địa phương ở thời điểm hiện tại và tương lai.
- Nội dung: Các nội dung chủ yếu của chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực bao gồm: Đầu tư phát triển hệ thống cơ sở đào tạo ở địa phương; Hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.
1.2.3.5. Chính sách quảng bá sản phẩm du lịch
Du lịch cũng là ngành luôn có tính chất cạnh tranh mạnh mẽ, nên vai trò của việc phát triển thị trường càng trở nên quan trọng. Nếu phát triển du lịch không gắn với hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch thì sự phát triển đó sẽ không mạnh mẽ, bền vững được. Do đó, chính sách xúc tiến, quảng bá du lịch địa phương là một chính sách có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động ngành du lịch địa phương.
- Khái niệm: Chính sách quảng bá du lịch địa phương là tổng thể các quan điểm, giải pháp và công cụ mà chính quyền địa phương sử dụng để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch trong việc thu hút khách hàng (khách du lịch).
- Mục tiêu: Chính sách sẽ giúp các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch giảm thiểu chi phí cho hoạt động marketing.
- Nội dung: Chính quyền tổ chức các hoạt động quảng bá du lịch như: làm phim về du lịch địa phương để quảng bá hình ảnh, sản phẩm du lịch và những giá trị văn hóa tiêu biểu của huyện trên các kênh truyền hình, các trang web du lịch,...