Hệ thống nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện thiếu nhi của nguyễn thái hải (Trang 33 - 43)

Trong 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân khẳng định: “Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không thể bị đồng nhất với con người thật, ngay khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật. Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người; nó có thể được xây dựng chỉ dựa trên cơ sở quan niệm ấy” [2, tr.242 – 243]. Giáo trình Lý luận văn học định nghĩa: “Nhân vật văn học là con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học” [23, tr.277]. Từ những quan niệm trên cho thấy, nhân vật văn học được hiểu khá thống nhất. Có thể nói rằng, nhân vật văn học là trung tâm của tác phẩm, là phương tiện để nhà văn thể hiện tư tưởng, quan điểm của mình về con người, về cuộc đời.

2.2.1.1. Nhân vật trẻ em

Nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi Nguyễn Thái Hải có sự đa dạng về độ tuổi và hoàn cảnh. Nguyễn Thái Hải đặc biệt chú ý đến số phận của các em bé nghèo khổ, bất hạnh. Cũng có khi, nhân vật của ông là những em bé có đời sống vật chất đầy đủ, song vẫn có nỗi bất hạnh riêng bởi thiếu thốn tình yêu thương, chăm sóc của cha mẹ. Trẻ em trong tác phẩm của Nguyễn Thái Hải luôn khao khát yêu thương, nhiều ước mơ và giàu lòng nhân hậu.

Trong cảm quan sáng tác của Nguyễn Thái Hải, trẻ em là lớp người cần được yêu thương, chăm sóc ở mọi nơi, mọi lúc. Nhưng cuộc sống vốn phức tạp, bằng cách này hay cách khác luôn tác động đến các em, gây nên không ít tổn thương, tạo nên những vết sẹo tâm hồn rất đáng tiếc.

Viết truyện Hoa tầm gửi, Nguyễn Thái Hải đề cập đến số phận đáng

thương của cô bé Dung Chi trong mối quan hệ với bóng ma chiến tranh đầy thảm khốc. Nguyễn Thái Hải lấy hình ảnh nguyên mẫu là cô bé Dung Chi

sống ở cô nhi viện Diệu Quang để xây dựng hình tượng nhân vật chính. Truyện dài Hoa tầm gửi được hoàn thành trong thời gian chưa đầy một tháng. Ban đầu, truyện được tác giả đặt tên là Dung Chi theo tên nhân vật nguyên mẫu và cũng là nhân vật chính, sau được nhà xuất bản đổi lại thành Hoa tầm

gửi như ngày nay.

Hoa tầm gửi kể về bất hạnh của Dung Chi khi chiến tranh cướp đi người thân, em phải về sống trong cô nhi viện. Ở đó, em gặp khá nhiều bạn cùng cảnh ngộ - một thông tin đầy hàm ý về số phận tuổi thơ trong thời buổi bom gầm, đạn xé. Dung Chi quyết định đi tìm tình thương, nhưng càng tìm em chỉ nhận được mỗi một tình thương hại. Với em, tình thương gia đình giờ đây khác nào một giấc mơ, còn hiện tại là thân phận mồ côi, danh phận con nuôi sớm nắng chiều mưa.

Chiến tranh lấy đi của các em mái ấm gia đình, sống bơ vơ không nơi nương tựa hoặc nếu có chỗ để dung thân thì cũng là nơi đường cùng ngõ cụt, dễ sa vào lối sống lưu manh, cướp giật. Đọc Hoa tầm gửi, chúng ta bắt gặp cảnh Dung Chi bị nhốt trong căn phòng ẩm thấp, hôi thối cùng năm đứa trẻ khác: “Đứa nằm đứa duỗi dài trên nền đất, đứa ngồi bó gối, đứa đứng tựa cửa. Đứa nào cũng quần áo xốc xếch bẩn thỉu”. Điều tệ hại hơn khi các em bị những kẻ chăn dắt, buôn bán người lợi dụng, biến thành món hàng kiếm lợi. Các em được dạy những ngón nghề của kẻ giang hồ như cách móc túi, ăn xin... sao cho sành sõi. Trong thế giới ấy, cái ác, cái ranh ma lại được đề cao: “Thằng Long hung dữ nhất, lại được mụ Hai cưng nhất. Thằng Càn liều khỏi chê, dám giựt đồ của người ta ngay trước mặt cảnh sát”. Khi viết về những số phận như vậy, ngòi bút Nguyễn Thái Hải trở nên đau đớn, xót xa và phẫn nộ. Ông day dứt trước tình trạng nhiều đứa trẻ thành bụi đời, mồ côi, sống lạc lõng, không lý tưởng, sống không mục đích, bị điều khiển bởi những quy luật đường phố do giới giang hồ đặt ra, chi phối.

Khi miêu tả đời sống trẻ em, Nguyễn Thái Hải còn nhìn ra một khía cạnh đáng thương khác của lứa tuổi. Đó là sự thiếu vắng tình thương dù mẹ cha vẫn hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của chúng. Thể hiện rõ điều này là nhân vật Tuý Đoan trong truyện Ngoài cửa sổ. Đó là một cô bé mười hai

tuổi có cuộc sống gia đình tương đối khá giả, nhưng em thiếu sự quan tâm, chăm sóc của ba mẹ. Khi miêu tả cuộc sống gia đình Tuý Đoan, nhà văn Nguyễn Thái Hải cũng đồng thời miêu tả cuộc sống của một gia đình khác - gia đình chị Hiền nghèo mà vui. Ở đây, việc miêu tả hai cảnh sống đối lập như vậy là một dụng ý của nhà văn, vừa khắc hoạ sâu sắc nội tâm của nhân vật Tuý Đoan, vừa cho thấy vật chất không phải là cái quyết định hạnh phúc của mỗi người, nhất là trẻ em. Cũng giống như Dung Chi, Túy Đoan luôn khao khát được yêu thương, thèm sự ngọt ngào ân cần của mẹ, em luôn mong giữa ba mẹ và em sẽ xích lại gần nhau hơn nữa. Sâu thẳm trong nội tâm Túy Đoan là cô bé có tấm lòng vị tha, hồn nhiên, trong sáng. Sự cô đơn, trống trải trong lòng Túy Đoan là nguyên cớ để em bộc lộ cảm xúc, tình cảm, thể hiện nhu cầu được yêu thương. Chính điều này đã giúp mẹ em hiểu ra những nhu cầu chính đáng của con mình, và đi đến quyết định từ bỏ công việc, dành nhiều thời gian hơn cho em. Đoan làm bạn với chị Hiền. Em không quan tâm tới sự giàu nghèo, sang hèn, em tìm chị Hiền cốt để tâm sự, tìm niềm an ủi, tìm tình thương. Sự xuất hiện của Chị Hiền quả đã giúp em xua đi chút gì tẻ nhạt, nhàm chán, đơn điệu vốn vẫn diễn ra trong cuộc sống hàng ngày, giúp em tin rằng có một ô cửa mở ra cho em thế giới tình thương đích thực. Niềm hy vọng về tình yêu thương gia đình với Túy Đoan là cả một khao khát to lớn, cháy bỏng. Vậy nên, nỗi khổ của Đoan không phải là nỗi khổ miếng cơm manh áo, không phải nỗi khổ đi tìm một gia đình có cha mẹ như Dung Chi mà là nỗi buồn, cô đơn, trống vắng ngay chính trong gia đình mình.

trước năm 1975 là những trang viết về cuộc sống nghèo khổ của trẻ em. Truyện Xóm nhỏ nói về những gia đình trong cái xóm nghèo nàn, thiếu thốn mọi tiện nghi, qua tường thuật của người kể chuyện ở ngôi thứ nhất. Theo truyện, gia đình nhân vật “tôi” cũng sống trong xóm nhỏ đó. Gia đình “tôi” ở “căn nhà ba thước rưỡi bề ngang, sáu thước hơn bề dài, nằm trong một xóm nhỏ khoảng năm nóc nhà (…) lúp xúp, nghèo nàn, chen lấn nhau trong một khoảng đất biệt lập”. Cả xóm chung nhau một cái giếng; các con hẻm trong xóm chỉ nghĩ đến không thôi ai cũng “lắc đầu, le lưỡi”. Tuy cả xóm đều là dân lao động nghèo nhưng tình làng nghĩa xóm lại rất mặn nồng, mọi người đoàn kết, giúp đỡ và yêu thương nhau. Đặc biệt, sự góp sức của những đứa trẻ đã làm cho cuộc sống của xóm nghèo sôi động hẳn lên, mọi sự mệt nhọc, vất vả được vơi đi, được thay thế bằng niềm vui sống.

“Tôi” và các em phụ giúp bố mẹ trong việc gây quỹ cho cả gia đình. Vì cái nghèo mà tuổi thơ của các em lê la hết con đường này sang ngõ hẻm khác để phụ giúp mẹ cha, các em lao động một phần vì tình thương, lòng hiếu thảo đối với cha mẹ, một phần vì thời thế thời phải thế. Khi cái nghèo, cái đói tìm đến trước ngõ thì buộc các em phải làm những công việc của người lớn, chỉ có như vậy mới mong được ăn no, mặc đủ. Trẻ em tuy tham gia vào công việc của người lớn nhưng thực hiện theo phương châm tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình. Phải tham gia vào hoạt động tăng gia sản xuất, ban đầu, các em có chút xấu hổ, thèn thẹn mỗi khi có người gọi con ông bán phở, con bà bán báo. Không ít lần, các em mong muốn gia đình chuyển đến một nơi khác văn minh hơn, rộng rãi và thoáng sạch hơn. Nhưng ở lâu với cái xóm nghèo ấy lại thành ra gắn bó và yêu thương, lại thấy thân thuộc và yêu hơn những công việc hằng ngày mình làm. Đây là độ tuổi có xu hướng khẳng định mình đã lớn, bởi các em cho rằng mình có thể trở thành người lớn khi làm công việc của người lớn. Với suy nghĩ đó, dần dà lao động không còn là sự

xấu hổ, là sự bắt buộc mà trở thành thói quen, niềm vui.

Nhìn chung, những tác phẩm cho thiếu nhi trước năm 1975 của Nguyễn Thái Hải đều đề cập đến các em bé có hoàn cảnh sống khó khăn, sống trong thiếu thốn tình thương và sự vất vả mưu sinh đè nặng. Người đọc nghẹn ngào với những kháo khát của tình yêu thương gia đình – niềm mong mỏi chính đáng nhưng với các em thật khó. Nghẹn ngào bởi tuổi thơ trôi qua nặng nề vì cơm áo ghì chặt, các em chỉ mong sao có đủ cái ăn, cái mặc. Học hành và những trò chơi tuổi thơ hầu như không được nhắc đến mà thay vào đó là làm việc và buồn tủi, mải miết đi tìm tình yêu thương gia đình. Đến các trang viết sau năm 1975 như Bên bóng thái sơn, Cha con ông Mắt Mèo, Thằng Heo Sữa, Cánh chuồn kim biếc… vẫn là viết về những em bé có nhiều bất hạnh, vất vả. Tuy nhiên, Nguyễn Thái Hải chọn nhân vật đều là trẻ em của thời hiện đại với hoàn cảnh sống của thời đại mới. Nhân vật sau này đa số là các em bé mồ côi, cơ nhỡ, sống ở nhà tình thương (Dung Chi, Lộc, thằng Heo sữa, chú bé Phiêu Lưu...) Công việc thường ngày ngoài học hành còn là những bước chân rong ruổi trên các con đường để mưu sinh với nghề bán báo, đánh giày, báo kẹo tự kiếm sống nuôi bản thân mình, hay những em bé từ quê lên thành phố trọ học cũng nhọc nhằn để mưu sinh, phụ giúp phần nào cho mẹ cha (Sao mít ướt, thằng Thân…). Các em tuy vất vả nhưng luôn lạc quan, yêu đời, các em không còn tâm trạng u buồn, hoài nghi (hoặc nếu có cũng chỉ rất ít) như nhân vật thiếu nhi trong các tác phẩm trước năm 1975. Đọc các tác phẩm thiếu nhi viết sau 1975 của Nguyễn Thái Hải, người đọc không còn cảm thấy bi thương, đau khổ với những nhọc nhằn mà nhân vật phải chịu đựng nữa mà người đọc cảm nhận được sức sống, hy vọng về tương lai tốt đẹp. Ông đã đặt vào những mầm non ấy lòng tin tưởng, sự trân trọng, nâng niu và đặc biệt là lòng yêu thương vô bờ. Có thể nói, lạc quan và tin tưởng là điểm sáng rõ trong tinh thần của các tác phẩm viết sau năm 1975 của Nguyễn Thái Hải.

Nguyễn Thái Hải viết nhiều về cái nghèo, cái khổ trong các tác phẩm của mình. Điều này có thể được lý giải bởi hoàn cảnh sống của ông. Nguyễn Thái Hải may mắn được sống trong một gia đình khá giả. Ông nhìn ra và nhận thấy còn biết bao cảnh đời kém may mắn, ông đồng cảm, yêu thương và chia sẻ những bất hạnh trên trang viết của mình, thể hiện niềm thương cảm xót xa mà chân thành.

Vì vất vả mưu sinh mà trẻ em trong truyện của Nguyễn Thái Hải không được đến trường. Út Đen (Cha con ông Mắt Mèo) cũng vì nghèo mà mỗi đêm phải theo cha đi trộm Sầu Riêng khiến trái tim người đọc xót xa. Tuổi thơ hồn nhiên, thơ ngây của em bị vấy đục bởi những việc làm không lương thiện. Đến khi em cùng cha mưu sinh lương thiện với gánh xiếc của hai cha con thì trái tim người đọc lại nhói lên bởi miếng cơm được đặt lên trên cả tính mạng. Hình ảnh Út Đen đứng im như pho tượng làm người nộm cho cha phóng những con dao khiến người đọc phải hồi hộp trong đau đớn, ngậm ngùi, chua xót - Nguyễn Thái Hải đã tạo dựng một chi tiết đắt giá cho tác phẩm. Hình ảnh gánh xiếc của cha con Út Đen là một hình ảnh hiện thực mà Nguyễn Thái Hải từng chứng kiến trong một lần xem mãi võ Đông Sơn. Gánh xiếc để lại ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí Nguyễn Thái Hải để ông làm chất liệu cho tác phẩm của mình. Và hình ảnh đó cũng đã làm lay động trái tim người đọc.

Viết về trẻ em nghèo, Nguyễn Thái Hải chú trọng khám phá vẻ đẹp tâm hồn của các em. Với ông, vẻ đẹp tâm hồn mới có sức sống bền lâu. Các nhân vật của ông để lại ấn tượng cho người đọc bởi vẻ đẹp vĩnh cửu của nhân cách và tấm lòng. Khi miêu tả những trẻ em thuộc tầng lớp thượng lưu, ngòi bút của Nguyễn Thái Hải tỏ ra mềm mại. Ông chú ý miêu tả chúng với những đặc điểm của con nhà giàu nhưng có vẻ đẹp rất riêng của tấm lòng con trẻ thơ ngây, các em không kiểu cách, đài các. Trong tâm hồn các em luôn bừng lên sáng ánh của lương thiện, của tình thương con người, kể cả với những người

nghèo đói, cơ hàn nhất. Bản chất tốt đẹp và sự hướng thiện của trẻ em trong sáng tác của Nguyễn Thái Hải là bài học sâu sắc cho người lớn. Như Thạch Lam đã nói: Một chút âu yếm, một chút tình thương cũng đủ nâng đỡ, an ủi

những người khốn cùng ấy. Phải chăng với nhóm nhân vật này, Nguyễn Thái

Hải muốn khẳng định đạo lý Ấm áp thì thương kẻ lạnh lùng, Thương người như thể thương thân của dân tộc Việt Nam. Khao khát về một cuộc sống công bằng, mọi trẻ em đều được sống chung một bầu không khí ấm no, hạnh phúc và sống đúng nghĩa là trẻ thơ.

Nguyễn Thái Hải đồng cảm sâu sắc, thấu hiểu những suy nghĩ của các em. Vì thế, nhân vật thiếu nhi của ông hầu hết đều là những em bé giàu tình cảm cho dù có thiếu thốn vật chất. Trong Mùa sương mù, người đọc ấn tượng với chú bé Hòa “là một đứa bé khá gan góc, liều lĩnh, bướng bỉnh và tệ hơn nữa, khó dạy” nhưng đến khi bắt gặp hình ảnh Hòa tìm cách giải cứu Thiện người đọc mới nhận ra, sau vẻ ngoài cứng đầu, khó bảo ấy, tâm hồn Hòa vẫn lấp lánh những sắc màu quý. Vẻ ngoài ấy không nói lên tâm hồn của em. Bề ngoài nhìn Hòa có vẻ bất cần, gai góc nhưng trong sâu thẳm em là cậu bé nhiều tình cảm và có nội tâm sâu sắc. Câu chuyện viết về mùa sương mù trong một khoảng ấu thơ của nhân vật Hòa nhưng cái kết của câu chuyện là một bầu trời ấm áp của nắng xuân và sự ấm áp của tình người. Nhân vật của Nguyễn Thái Hải không cần trang điểm cầu kì, tô vẽ nhiều màu sắc mà nhân vật của ông từ cuộc sống bước vào trang viết với những khuyết điểm rất đời, nhưng tâm hồn ngọt ngào yêu thương.

Các trẻ em nghèo trong truyện của Nguyễn Thái Hải tuy có cuộc sống khó khăn nhưng luôn giữ được tinh thần lạc quan và niềm tin về lương lai. Khi khó khăn, con người dễ chùng bước, nhất là với trẻ em, bởi đặc điểm tâm lý trẻ em hiếu thắng, cả thèm chóng chán. Song, nhân vật thiếu nhi của Nguyễn Thái Hải không phải là những đứa trẻ dễ bỏ cuộc, Hương trong Chiếc

lá thuộc bài cố gắng từng ngày để có kết quả học tập tốt nhất. Hòa, Lộc trong Mùa sương mù cùng nhau bước qua những ngày khó khăn, cơ cực với tinh thần lạc quan và tin tưởng về một bầu trời không còn mù sương. Nhân vật “tôi” trong Xóm nhỏ không còn than vãn, bi quan mà vui vẻ, lạc quan đón

nhận những gì mình có, cố gắng để cải thiện cuộc sống tốt hơn. Chị em Tuấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện thiếu nhi của nguyễn thái hải (Trang 33 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)