2. Mục tiêu của đề tài Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh đến hàm lượng
nước tổng số trong lá cây lạc
Nước là thành phần quan trọng cấu trúc nên nguyên sinh chất,nước chiếm trên 90% khối lượng chất nguyên sinh và nó quyết định tính ổn định của cấu trúc keo nguyên sinh chất. Bình thường chất nguyên sinh ở trạng thái sol biểu hiện hoạt động sống mạnh. Nếu mất nước thì hệ keo nguyên sinh chất có thể chuyển sang trạng thái gel làm giảm mức độ hoạt động sống của tế bào.
Hàm lượng nước tổng số trong lá lạc ở các giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau của cây là khác nhau, điều này chứng tỏ 1 điều rằng hàm lượng nước tổng số ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, cây sinh trưởng và phát triển nhanh hay chậm đều phụ thuộc vào lượng nước tổng số trong cây.
Kết quả phân tích hàm lượng nước tổng số của cây lạc trồng trên đất cát qua các giai đoạn dưới sự ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh khác nhau được trình bày trong bảng 3.1 và minh họa ở biểu đồ 3.1.
Bảng 3.1 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh đến hàm lượng nước tổng số trong lá cây lạc
Đơn vị tính: % khối lượng tươi
Công thức Giai đoạn 3 - 4 lá thật Giai đoạn bắt đầu ra hoa Giai đoạn hình thành quả CT1 82,09c 80,68c 79,58c CT2 86,26a 85,41a 83,97a CT3 80,33d 80,05c 78,66c CT4 83,85b 83,09b 82,18b CV (%) 0,62 0,52 1,35 LSD0,05 0,97 0,68 2,21
Biểu đồ 3.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh đến hàm lượng nước tổng số trong lá cây lạc
Kết quả phân tích hàm lượng nước tổng số ở bảng 3.1cho thấy hàm lượng nước tổng số trong lá lạc có xu hướng giảm dần qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lạc.
+ Giai đọan 3 - 4 lá thật: hàm lượng nước tổng số trong lá cây lạc dao động từ 80,33 - 86,26%. Khi tăng liều lượng kali từ 60 kg lên 90 kg K2O/ha thì hàm lượng nước tổng số trong lá lạc đã tăng từ 4,38 - 5,12%; khi tăng lượng phân bón lưu huỳnh từ 20 kg lên 30 kg S/ha thì hàm lượng nước tổng số trong lá lạc cũng tăng từ 2,19 - 2,87%; và khi tăng đồng thời cả lượng phân bón kali từ 60 kg lên 90 kg K2O/ha và lưu huỳnh từ 20 kg lên 30 kg S/ha thì hàm lượng nước tổng số trong lá cây lạc cũng tăng lên 7,38% và có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức độ tin cậy 95%.
+ Giai đoạn bắt đầu ra hoa: hàm lượng nước tổng số trong lá lạc dao động từ 80,05 đến 85,41. Khi tăng lượng phân bón kali từ 60 kg lên 90 kg K2O/ha thì hàm lượng nước tổng số trong lá lạc tăng từ 3,80 - 5,86%; khi tăng lượng phân bón lưu huỳnh từ 20 kg lên 30 kg S/ha thì hàm lượng nước tổng số cũng tăng từ 0,79- 2,79%; và khi tăng đồng thời cả lượng phân bón kali từ
74.00 76.00 78.00 80.00 82.00 84.00 86.00 88.00 CT1 CT2 CT3 CT4 %
60 kg lên 90 kg K2O/ha và lưu huỳnh từ 20 kg lên 30 kgS/ha thì hàm lượng nước tổng số trong lá lạc cũng tăng lên 6,7% và có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức độ tin cậy là 95%.
+ Giai đoạn hình thành quả: hàm lượng nước tổng số trong lá lạc dao động từ 78,66 - 83,97%. Khi tăng liều lượng phân bón kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha thì hàm lượng nước tổng số trong lá lạc tăng từ 4,47- 5.52%; khi tăng liều lượng phân bón lưu huỳnh từ 20 lên 30 kg S/ha thì hàm lượng nước tổng số trong lá lạc tăng từ 1,17 - 2,18%; và khi tăng đồng thời cả lượng phân bón kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha và lưu huỳnh từ 20 lên 30 kg S/ha thì hàm lượng nước tổng số trong lá lạc cũng tăng lên 7,75% và có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức độ tin cậy 95%.
Như vậy, hàm lượng nước tổng số trong lá của cây lạc ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau là khác nhau, hàm lượng nước tổng số trong lá lạc đạt cao nhất ở giai đoạn cây con, ở các giai đoạn sinh trưởng phát triển sau hàm lượng nước tổng số trong lá có xu hướng giảm dần. Đồng thời, liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh khác nhau cũng làm ảnh hưởng đến hàm lượng nước tổng số trong lá cây lạc trên đất cát, hàm lượng nước tổng số trong lá lạc tăng khi tăng lượng phân bón kali từ 60 kg lên 90 kg K2O và lưu huỳnh từ 20 kg lên 30 kg S.
3.1.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh đến hàm lượng diệp lục trong lá cây lạc
Diệp lục tố (chlorophyll) là sắc tố quang tổng hợp màu xanh lá cây có ở thực vật, tảo, vi khuẩn lam. Diệp lục đóng vai trò hấp thu ánh sáng mặt trời để chuyển đổi khí cacbonic, nước thành khí oxy và tinh bột. Diệp lục hấp thu mạnh nhất ánh sáng xanh dương và đỏ, kém ở phần xanh lá của phổ điện từ, do đó màu của mô chứa chất diệp lục giống màu của lá cây.
Trong cấu tạo của lục lạp có 2 loại diệp lục là diệp lục a và diệp lục b, hai loại diệp lục này hấp thu ánh sáng ở các bước sóng khác nhau. Diệp lục a hấp thu ánh sáng đỏ có bước sóng ngắn (λ= 680 nm), diệp lục b hấp thụ ánh sáng nằm giữa ánh sáng vàng và ánh sáng lam có bước sóng trong khoảng 460 nm - 480 nm, diệp lục b hấp thu và truyền năng lượng ánh sáng cho diệp lục a ở trung tâm phản ứng, tại đó năng lượng ánh sáng được chuyển thành năng lượng hóa học trong ATP và NADPH.
Kết quả phân tích hàm lượng diệp lục của lá lạc qua các giai đoạn sinh trưởng dưới ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh khác nhau được trình bày trong bảng 3.2, 3.3, và 3.4 và biểu đồ 3.2:
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh đến hàm lượng diệp lục trong lá lạc ở giai đoạn 3 - 4 lá thật
Đơn vị tính: mg/gchất tươi
Công thức Diệp lục a Diệp lục b Diệp lục a+b
CT1 0,53b 0,80a 1,33ab CT2 0,55a 0,83a 1,38a CT3 0,51b 0,75b 1,27c CT4 0,59b 0,81a 1,33b CV % 2,31 2,43 1,93 LSD 0,05 0,02 0,04 0,05
Hàm lượng diệp lục a trong lá lạc ở giai đoạn 3 - 4 lá thật biến động từ 0,51 - 0,59 mg/g chất tươi. Khi tăng liều lượng phân bón kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha thì hàm lượng diệp lục a trong lá lạc tăng từ 3,77 – 15,69% và có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức độ tin cậy là 95%; khi tăng lượng phân bón lưu huỳnh từ 20 lên 30 kg S/ha thì hàm lượng diệp lục a trong lá lạc giảm từ 7.27 – 3,92%; khi xử lý thống kê ở mức độ tin cậy 95% có thể nhận xét rằng, khi tăng đồng thời cả lượng phân bón kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha và lưu huỳnh từ 20 lên 30 kg S/ha thì hàm lượng diệp lục a trong lá lạc trên đất cát cũng tăng lên 7,84%.
Hàm lượng diệp lục b trong lá lạc ở giai đoạn 3 - 4 lá thật dao động từ 0,75 - 0,83 mg/g chất tươi. Khi tăng liều lượng kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha thì hàm lượng diệp lục b tăng từ 3,75 - 8% ở mức độ tin cậy 95%; khi tăng liều lượng lưu huỳnh từ 20 lên 30 kg S/ha thì hàm lượng diệp lục b cũng tăng lên 2,47 – 6,67% có ý nghiã về mặt thống kê; tăng đồng thời cả lượng phân bón kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha và lưu huỳnh từ 20 lên 30 kg S/ha đã làm tăng hàm lượng diệp lục b lên 10,67% và có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức độ tin cậy 95%.
Hàm lượng diệp lục a + b trong lá cây lạc ở giai đoạn 3 - 4 lá thật biến động trong khoảng 1,27 – 1,38 mg/g chất tươi. Xử lý thống kê ở mức độ tin cậy 95% cho thấy, khi tăng đồng thời cả lượng phân bón kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha và lưu huỳnh từ 20 lên 30 kgS/ha thì hàm lượng diệp lục a + b trong lá lạc tăng lên 8,66%.
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh đến hàm lượng diệp lục trong lá lạc giai đoạn bắt đầu ra hoa
Đơn vi tính: mg/g chất tươi
Công thức Diệp lục a Diệp lục b Diệp lục a+b
CT1 0,67a 0,90bc 1,56a CT2 0,77a 0,95a 1,72a CT3 0,69a 0,86c 1,59a CT4 0,72a 0,92ab 1,64a CV % 9,75 2,86 5,51 LSD 0.05 0,14 0,05 0,18
Hàm lượng diệp lục a trong lá lạc ở giai đoạn bắt đầu ra hoa biến động từ 0,67 – 0,77 mg/g chất tươi. Khi tăng liều lượng phân bón kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha thì hàm lượng diệp lục a tăng từ 4,35 – 14,93% ở mức độ tin cậy 95%; khi tăng liều lượng phân bón lưu huỳnh từ 20 lên 30 kg S/ha thì hàm lượng diệp lục a giảm từ 6,94 – 2,90%; tăng đồng thời cả lượng phân bón kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha và lưu huỳnh từ 20 lên 30 kg S/ha đã làm tăng hàm lượng diệp lục a lên 3,47% ở mức độ tin cậy là 95%.
Hàm lượng diệp lục b trong lá lạc ở giai đoạn bắt đầu ra hoa dao động từ 0,86 – 0,95 mg/g chất tươi. Khi tăng liều lượng phân bón kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha thì hàm lượng diệp lục b tăng từ 5,56 – 6,98% ở mức độ tin cậy là 95%; khi tăng liều lượng phân bón lưu huỳnh từ 20 lên 30 kg S/ha thì hàm lượng diệp lục b cũng tăng từ 3,26 – 4,65%; xử lý thống kê ở mức độ tin cậy 95% cho thấy, tăng đồng thời cả lượng phân bón kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha và lưu huỳnh từ 20 lên 30 kgS/ha đã làm tăng hàm lượng diệp lục b lên ở mức có ý nghĩa 10,47%.
Hàm lượng diệp lục tổng số (a+b) trong lá lạc ở giai đoạn bắt đầu ra hoa dao động từ 1,56 – 1,72 mg/g chất tươi. Xử lý thống kê ở mức độ tin cậy 95% cho thấy, khi tăng liều lượng phân bón kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha thì hàm lượng diệp lục a + b tăng từ 3,14 – 10,26% và khi tăng đồng thời cả lượng phân bón kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha và lưu huỳnh từ 20 lên 30 kg S/ha thì hàm lượng diệp lục tổng số trong lá lạc tăng 8,8%.
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh đến hàm lượng diệp lục trong lá lạc ở giai đoạn hình thành quả
Đơn vị tính: mg/g chất tươi
Công thức Diệp lục a Diệp lục b
Diệp lục a+b CT1 1,78a 1,36a 2,34a CT2 1,79a 1,38a 2,40a CT3 1,73a 1,33a 2,27a CT4 1,77a 1,38a 2,37a CV % 3,39 4,36 3,13 LSD 0.05 0,12 0,12 0,15
Hàm lượng diệp lục a trong lá lạc ở giai đoạn hình thành quả biến động từ 1,73 – 1,79 mg/g chất tươi. Khi tăng liều lượng phân bón kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha thì hàm lượng diệp lục a trong lá lạc tăng từ 0,56 – 2,31%; khi tăng liều lượng phân bón lưu huỳnh từ 20 lên 30 kg S/ha thì hàm lượng diệp
lục a cũng tăng từ 1,13 – 2,9%; kết quả xử lý thống kê cho thấy, khi tăng đồng thời cả lượng phân bón kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha và lưu huỳnh từ 20 lên 30 kg S/ha thì hàm lượng diệp lục a trong lá lạc tăng lên 3,47%, ở mức độ tin cậy 95%.
Hàm lượng diệp lục b trong lá lạc ở giai đoạn hình thành quả dao động từ 1,33 – 1,38 mg/g chất tươi. Khi tăng liều lượng phân bón lưu huỳnh từ 20 lên 30 kg S/ha thì hàm lượng diệp lục b tăng từ 0 – 2,26%; khi tăng liều lượng phân bón kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha thì hàm lượng diệp lục b tăng từ 1,47 – 3,76%; và khi tăng đồng thời cả lượng phân bón kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha và lưu huỳnh từ 20 lên 30 kg S/ha thì hàm lượng diệp lục b tăng 3,76%, ở mức độ tin cậy 95%.
Hàm lượng diệp lục tổng số (a + b) trong lá lạc ở giai đoạn hình thành quả biến động từ 2,27 – 2,40 mg/g chất tươi; kết quả xử lý thống kê cho thấy, khi tăng đồng thời cả lượng phân bón kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha và lưu huỳnh từ 20 lên 30 kg S/ha đã làm tăng hàm lượng diệp lục tổng số lên 5,73%.
Biểu đồ 3.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân kali và lưu huỳnh đến hàm lượng diệp lục tổng số trong lá cây lạc
Kết quả thể hiện trên biểu đồ 3.2, cho thấy ở tất cả các công thức thí nghiệm đều có hàm lượng diệp lục tăng dần đều từ giai đoạn cây con đến giai đoạn hình thành quả và đạt cao nhất ở giai đoạn hình thành quả.
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cây lạc trên đất cát
3.2.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh đến số lượng và khối lượng nốt sần của cây lạc
Vi khuẩn nốt sần Rhizobium có khả năng cố định N tự do trong đất, là nguồn cung cấp N chủ yếu và quan trọng cho cây lạc thực hiện quá trình sinh trưởng và phát triển. Trong điều kiện thuận lợi, cây con phát triển mạnh, vi khuẩn nốt sần cũng được hình thành nhiều từ đó giúp cho khả năng cố định N
0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 CT1 CT2 CT3 CT4 mg/lá tươi
của cây tốt, giúp cho cây sinh trưởng, phát triển khỏe. Kết quả theo dõi số lượng và khối lượng nốt sần qua các giai đoạn sinh trưởng của cây lạc trên đất cát được trình bày trong các bảng 3.5, 3.6 và biểu đồ 3.3.
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh đến số lượng nốt sần của cây lạc trên đất cát
Đơn vị tính: nốt sần/cây
Biểu đồ 3.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh đến số lượng nốt sần của cây lạc trồng trên đất cát
Ở giai đoạn bắt đầu ra hoa: số lượng nốt sần/cây dao động từ 74,95 - 84,90 nốt sần/cây. Khi tăng liều lượng phân bón kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha thì số lượng nốt sần tăng từ 1,37 - 11,74%; khi tăng liều lượng phân bón lưu
0.00 50.00 100.00 150.00 200.00 CT1 CT2 CT3 CT4 Số lượng nốt sần
gđ bắt đầu ra hoa gđ hình thành quả
Công thức Giai đoạn bắt đầu ra hoa Giai đoạn hình thành quả
CT1 83,75abc 152,70c CT2 84,90ab 192,40a CT3 74,95c 131,45d CT4 83,75abc 157,50bc CV% 7,62 6,12 LSD0,05 9,37 14,68
huỳnh từ 20 lên 30 kg S/ha thì số lượng nốt sần cũng tăng từ 1,37 - 11,74%; và khi tăng đồng thời cả lượng phân bón kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha và lưu huỳnh từ 20 lên 30 kg S/ha thì số lượng nốt của cây lạc trên đất cát tăng 13,28%, có ý nghĩa thống kê ở mức độ tin cậy 95%.
Ở giai đoạn hình thành quả: số lượng nốt sần biến động từ 131,45 - 192,40 nốt sần/cây. Kết quả xử lý thống kê ở mức độ tin cậy 95% cho thấy, khi tăng liều lượng phân bón kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha thì số lượng nốt sần tăng từ 19,74% - 26%, khi tăng liều lượng phân bón lưu huỳnh từ 20 lên 30 kg S/ha thì số lượng nốt sần tăng lên từ 16,17 - 22,16%; và khi tăng đồng thời cả lượng phân bón kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha và lưu huỳnh từ 20 lên 30 kg S/ha thì số lượng nốt của cây lạc trên đất cát tăng 46,38%.
Như vậy, có thể đi đến nhận xét là số lượng nốt sần của cây lạc trên đất cát ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau là khác nhau. Liều lượng phân bón kali và lưu