Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của kali và lưu huỳnh đến một số chỉ tiêu sinh hóa, sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất lạc trồng trên đất cát tại huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 29 - 31)

2. Mục tiêu của đề tài Error! Bookmark not defined.

1.5.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam

Ở Việt Nam, cây lạc đã được trồng từ rất lâu đời nhưng chưa được quan tâm và phát triển. Do vậy, trong nhiều năm năng suất và sản lượng lạc là rất thấp. Trong những năm gần đây khi nền công nghiệp ép dầu phát triển mạnh mẽ thì cây lạc đã được quan tâm phát triển hơn, nhưng so với một số loại cây công nghiệp khác thì năng suất, sản lượng và diện tích trồng lạc đều giảm đáng kể.

Từ năm 1995 đến nay, diện tích gieo trồng lạc tăng chậm. Diện tích gieo trồng lạc của nước ta ổn định xung quanh 250.000 ha/năm và sản lượng tăng dần từ 334.500 tấn vào năm 1995 lên 485.800 tấn vào năm 2010 [36]. Tương

tự như nhiều quốc gia trên thế giới, năng suất lạc ở nước ta tăng trong những năm gần đây là nhờ đầu tư vào công tác nghiên cứu chọn tạo giống mới nên đã đưa vào sản xuất nhiều giống mới năng suất cao, chất lượng tốt và chống chịu với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh như: MD7, MD9, L08, L12, L14, L18, LVT, L23, L26, … đồng thời nghiên cứu áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật (mật độ, phân bón, che phủ đất …) hợp lý cho mỗi giống và mùa vụ trên từng vùng sinh thái cụ thể [3], [25], [26], [27]. Không những thế, các đề tài nghiên cứu cấp nhà nước và cấp ngành, các dự án trong nước và quốc tế về nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật trên cây lạc đã được triển khai thu hút sự tham gia đông đảo của các cán bộ nghiên cứu. Công tác Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển cây lạc đã được tăng cường.

Bảng 1.2: Diện tích, năng suất, sản lượng lạc tại Việt Nam từ 2007 – 2014. Năm Diện tích (1000 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (1000 tấn) 2007 254,5 20,0 510,0 2008 256,0 20,9 533,8 2009 250,0 21,2 529,6 2010 231,4 21,1 486,7 2011 223,7 20,9 468,4 2012 219,3 21,4 468,4 2013 216,3 22,8 490,2 2014 208,2 21,8 453,3 (Nguồn: FAOSTAT, 2017)

Theo số liệu của FAOSTAT năm 2017 trong 10 năm từ năm 2007 – 2014 diện tích lạc của Việt Nam có chiều hướng giảm xuống từ 254,5 nghìn ha vào năm 2007 giảm xuống còn 208,2 nghìn ha vào năm 2014, bên cạnh đó

năng suất có sự tăng nhẹ: năm 2007 năng suất đạt 20,0 tạ/ha đến năm 2014 đạt 21,8 tạ/ha.

Hơn 10 năm trở lại đây việc thực hiện chính sách chuyển đổi cơ chế quản lý trong sản xuất nông nghiệp đã dần giải quyết được vấn đề về lương thực, do đó người dân có điều kiện để chuyển một phần diện tích trồng lúa hoặc loại cây khác sang trồng lạc.

Hiện nay, cây lạc phân bố chủ yếu ở 4 vùng lớn là: miền núi và Trung du, Bắc bộ, đồng bằng Sông Hồng, khu Bốn cũ và miền Đông Nam bộ. Cả 4 vùng chiếm đến ¾ diện tích và sản lượng của cả nước, ¼ còn lại rải rác ở các vùng khác trong cả nước.Theo số liệu thống kê ngành nông nghiệp 2014, vùng có diện tích trồng lạc lớn nhất là Bắc Trung bộ (61,1 nghìn ha), tiếp đến là vùng Trung du miền núi phía Bắc (50,8 nghìn ha), Duyên hải Nam Trung bộ (34,2 nghìn ha), đồng bằng sông Hồng (25,8 nghìn ha), đồng bằng sông Cửu Long (13,9 nghìn ha), Tây Nguyên (13,5 nghìn ha) và Đông Nam bộ (9,7 nghìn ha).

Nước ta nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa thích hợp cho cây lạc sinh trưởng, phát triển, không những thế nhờ tiến bộ của khoa học kĩ thuật đã tạo ra nhiều giống lạc chống chịu sâu bệnh và mang lại năng suất cao, đặc biệt trình độ thâm canh của người dân ngày càng được nâng cao vì thế khả năng để nâng cao năng suất lạc là rất lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của kali và lưu huỳnh đến một số chỉ tiêu sinh hóa, sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất lạc trồng trên đất cát tại huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)