2. Mục tiêu của đề tài Error! Bookmark not defined.
1.6.1. Kết quả nghiên cứu ngoài nước liên quan đến đề tài
1.6.1.1. Nghiên cứu về kali cho cây lạc
Kali là nguyên tố dinh dưỡng đa lượng có ảnh hưởng nhất định đến sinh trưởng và phát triển của cây lạc.
Để đạt được năng suất 2.875 kg/ha, ở Mỹ năm 1975 người ta bón 20 - 25 kg N, 50 - 60 kg P2O5, 50 - 80 kg K2O. Trong khi đó ở Ấn Độ liều lượng bón là 10 - 13 kg N, 20 - 26 kg P2O5, 0 - 60 kg K2O [3].
Tại Hàn Quốc, tổng hợp các kết quả nghiên cứu về phân bón, Shin và cộng sự (1985) [34] cho biết lượng phân kali thích hợp để bón cho cây lạc là 83 kg K2O/ha.
Theo Borkert và cs [33], Jonie While [39]: cây họ đậu có phản ứng với phân kali khi lượng kali trao đổi trong đất ở mức dưới 40 mg K2O/kg đất. Cũng theo tác giả này thì bón kali ở mức trên 80 kg K2O/ha sẽ cho năng suất cây trồng cao nhất và đồng thời cũng góp phần trả lại lượng kali trong đất đã mất đi sau 5 năm thí nghiệm. Abd - El - Hardi và cs (1990) [31] lại cho rằng: bón kali ở mức 70 kg K2O/ha cho năng suất cao nhất tại Hy Lạp (Egypt).
Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng cũng thể hiện rõ khi chúng được bón với liều lượng và tỷ lệ phù hợp. Trên thế giới đã có một số nghiên cứu về tỷ lệ N:K2O bón cho cây đậu đỗ nói chung và cây lạc nói riêng. Pamplona và cs (1990) [45] cho rằng: năng suất đậu tương đạt cao nhất ở mức tỷ lệ N:K2O bón là 1:2 (30 N và 60 K2O). Năng suất lạc tăng từ 16 - 21% trên một số loại đất của Ấn Độ ở công thức bón đạm và kali với liều lượng 25 N và 30 K2O. Bón 60 kg K2O/ha kết hợp với 30 kg N cho năng suất lạc cao nhất [38].
Ở Hà Nam (Trung Quốc) bón kali có tác dụng làm tăng hàm lượng chất béo và amino axít trong hạt lạc. Phần trăm aminoaxít cần thiết tăng từ 8,7% ở công thức không bón kali lên đến 9,4% ở các công thức có bón kali [46].
Cây lạc cần kali ngay từ đầu cho đến khi thu hoạch. Lạc hút từ đất một lượng kali rất lớn, nhưng các loại đất ở Ấn Độ đều giàu kali. Bón kali chỉ có hiệu quả khi kali dễ tiêu trong đất dưới 126 kg/ha (Dẫn theo Vũ Công Hậu, 1995)
Kết quả thực nghiệm của Viện Nghiên cứu cây công nghiệp Guangdong - Trung Quốc đã xác định lượng phân kali hợp lý để bón cho cây lạc tại Guangdong là từ 75 - 90 kg K2O/ha (Liang Xuanqiang, 1996) [40].
Tại Saurashtra - Ấn Độ, B. Golakiya (1998) đã tiến hành đánh giá hiệu lực của phân kali trên các loại đất có hàm lượng lân tổng số từ 109 - 712 kg/ha, kết quả thực nghiệm ở 6 điểm đã xác định, ở lượng bón 80 kg K2O/ha năng suất lạc cao hơn so với lượng bón 40 và 120 kg K2O/ha.
Tại Cairo - Ai Cập, trên đất cát vừa mới cải tạo có hàm lượng kali trong tầng đế cày (0 - 20cm) là 210,6 ppm, Migawer và cộng sự (2001), đã xác định, khi bón 50 kg K2O/ha năng suất hạt của giống lạc Giza4 và Giza5 đạt bình quân 19,8 tạ/ha, cao hơn 9,4% so với lượng bón 25 K2O/ha.
Kết quả thử nghiệm về hiệu lực phân bón đối với cây lạc trên các loại đất ở khu vực ven biển Phúc Kiến, Zhang Mingqing và Lin Xinjian đã xác định lượng phân kali tối ưu cần bón cho đất cát đỏ là 87 kg K2O/ha, cho đất lúa có nguồn gốc từ đất đỏ là 97 kg K2O/ha và cho đất cát mặn là 85 kg K2O/ha. Kết quả thực nghiệm của Viện Nghiên cứu Cây công nghiệp Quảng Đông đã xác định lượng phân kali hợp lý để bón cho cây lạc tại Quảng Đông là từ 75 - 90 kg K2O/ha (Liang Xuanqiang, 1996).
Ngoài việc bón kali vào đất, ảnh hưởng của biện pháp phun phân kali trực tiếp lên lá cũng đã được thực nghiệm. Tại Gujarat - Israel, Shahid Umar và cộng sự (1999) đã tiến hành đánh giá hiệu lực của biện pháp phun KCl (nồng độ 1,0%) và K2SO4 (nồng độ từ 0,5 và 1,0%) lên lá vào thời điểm sau khi nảy mầm 25 và 60 ngày. Kết quả, trên nền phân bón 50 kg K2O/ha, khi phun KCl 1% năng suất hạt của giống lạc GAUG10 đạt 19,6 tạ/ha, cao hơn 11,4% so với không phun và từ 4,8 - 9,5% so với phun K2SO4.
1.6.1.2. Nghiên cứu về lưu huỳnh cho cây lạc
Lưu huỳnh giữ một vai trò quan trọng trong sự chuyển hóa của cây lấy dầu như là thành phần của protein và glucosinolates. S cần thiết cho sự tạo thành protein, không những số lượng protein mà còn chất lượng protein bị ảnh hưởng bởi tính trạng S của cây ( Wrigley et al. 1980). Trong điều kiện thiếu S, sự thụ tinh của hoa bị giảm. Trong suốt thời gian phát triển quả , số lượng hạt trong quả giảm xuống. Khi bị thiếu hụt trầm trọng, quả trở nên rỗng.
Raghavaiah (1982) nghiên cứu hiệu lực của S và Ca đối với sinh trưởng năng suất và hấp thu dinh dưỡng của giống lạc TMV2, trên đất li mông cát đỏ cả trong điều kiện nước trời và tưới nước. Ông thấy bón 250 kg CaSO4 cho lạc có tưới (khi Ca trao đổi trong đất là 5,5 - 5,8 meq/100g đất) và cung cấp
qua nước tưới 160 kg Ca và 25 kg S và bón 500 kg CaSO4/ha cho lạc trồng nhờ nước trời (Ca trao đổi trong đất là 1,42 - 1,50 mg/100g đất và S dễ tiêu rất thấp = 3ppm) thì năng suất cao hơn và lợi nhuận cũng nhiều hơn. Singh (1970) bón S dưới dạng Sunfat amon cho đất và cát li mông thì năng suất quả tăng. Verma (1973) cho biết bón 25 kg S/ha vào mùa mưa thì tỷ lệ bóc vỏ và năng suất quả đều tăng [15].
Theo Kamvar (1983) phương pháp tốt nhất để bón CaSO4 là rắc bột lên cây lạc thời kỳ chớm hoa và CaSO4 rơi xuống quanh cây lạc ở vùng quả [15]. Kết quả nghiên cứu của chương trình thực nghiệm bón bổ sung S trên đồng ruộng ở Ấn Độ cho thấy năng suất thu hoạch cho những nơi đó đã tăng đáng kể, trung bình tăng 17% đối với lúa gạo, 25% đối với lúa mì, 30% đối với cây các dầu và 32% đối với lạc.
Kết quả nghiên cứu của chương trình "chất dinh dưỡng quan trọng thứ tư cho cây trồng" ở Trung Quốc tiến hành trên các loại cây lúa gạo, lúa mì, ngô và hạt dầu cho thấy năng suất thu hoạch ở cây trồng được bón bổ sung phân lưu huỳnh đã gia tăng đáng kể, trong đó có năng suất lạc tăng đến 13% [15].
Tóm lại: các thực nghiệm và nghiên cứu đều khẳng định cũng như chứng minh được tầm quan trọng của lưu huỳnh trong sản xuất nông nghiệp đang là mục tiêu và xu hướng của các nước trên thế giới hướng tới. Các tác giả trên thế giới đã nghiên cứu một cách khá đầy đủ và toàn diện về ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng bón đối với cây lạc. Đó là những cơ sở thực tiễn giúp chúng ta nhìn nhận được vai trò quan trọng của việc bón phân cho lạc, đặc biệt là trên chân đất nghèo dinh dưỡng.