Kết quả nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của kali và lưu huỳnh đến một số chỉ tiêu sinh hóa, sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất lạc trồng trên đất cát tại huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 36 - 39)

2. Mục tiêu của đề tài Error! Bookmark not defined.

1.6.2. Kết quả nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài

1.6.2.1. Nghiên cứu về kali cho cây lạc

Đối với đất nghèo dinh dưỡng, bón kali rất có hiệu quả, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Dần năm 1991 cho thấy, hiệu suất của 1kg K2SO4 trên đất cát biển là 6 kg lạc vỏ và trên đất bạc màu là 8 – 10 kg lạc vỏ.

Trên đất bạc màu ở Hà Bắc, kali có hiệu lực rõ rệt đối với sinh trưởng và năng suất của cây lạc, bón 60 kg K2O/ha năng suất lạc tăng 23,8% so với nền bón 30 kg K2O/ha (Nguyễn Thị Dần, 1995). Kết quả thử nghiệm một số mô hình bón phân hợp lý trên đất bạc màu của Đoàn Văn Điểm và cs (1995) cho biết: bón kali tăng năng suất từ 1,57 tấn/ha lên 1,78 tấn/ha.

Nguyễn Văn Bộ (1999) [20] cho biết: cũng như đối với lúa, bón phân cân đối cho lạc dù trên loại đất nào cũng đều làm tăng năng suất đáng kể. Trên đất cát biển, bón cân đối đạm lân (30 kg N 60 - 90 kg P2O5) cho bội thu 2,5 - 3,2 tạ/ha, trên đất bazan bội thu 5,6 - 10 tạ/ha. Bội thu do bón kali cao hơn so với bón lân và đạt 3,5 tạ/ha (60 - 90 kg P2O5/ha). Bón cân đối đạm - lân - kali làm tăng năng suất 6 tạ/ha. Quy luật tương tự cũng thấy trên đất bạc màu, đất xám, bazan...

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của kali đến năng suất lạc vụ xuân trên đất bạc màu của Nguyễn Thị Hiền và cs (2001) [16] cho thấy: bón phân kali cho lạc trong vụ xuân trên đất bạc màu Bắc Giang đã có tác dụng làm tăng sự sinh trưởng và phát triển của cây lạc, đồng thời làm tăng sự tích luỹ N, P và K trong thân lá. Cũng theo các tác giả này thì trên đất bạc màu, lượng kali bón ở mức 90 kg K2O/ha cho năng suất lạc cao nhất.

Kali có hiệu quả cao trên đất bạc màu, các loại đất nghèo dinh dưỡng và có hiệu lực kém trên đất phù sa, đất thịt hoặc đất cát pha. Theo kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội, thì kali tốt nhất dùng bón lót với lượng 40 - 60 kg K2O/ha [20]. Phân kali có hiệu lực cao đối với lạc trồng trên đất cát thô ven biển, đất bạc màu vùng Trung du Bắc bộ, hiệu lực 1 kg K2O trong các thí nghiệm là 5 - 11,5 kg quả khô [17].

Theo TS. Lê Thanh Bồn với năng suất trung bình 1,5 - 2 tấn/ha lạc quả thì tỷ lệ dinh dưỡng cân đối cho lạc là 20 - 30 kg N, 60 - 90 kg P2O5, 30 - 60 kg K2O [4].

Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ phân bón đạm và kali cho lạc vụ thu đông trên đất gò đồi ở Bình Định của Hoàng Minh Tâm và cộng sự (2012) cho thấy: đối với đất xám bạc màu sử dụng mức bón/ha: 5 tấn phân chuồng + 500 kg vôi và 45 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O; đối với đất feralit sử dụng mức bón/ha: 5 tấn phân chuồng + 500 kg vôi và 30 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O, đạt năng suất và cho hiệu quả cao nhất.

Theo Hoàng Thị Thái Hòa và cs (2012), trên đất cát biển tỉnh Bình Định kali bón ở mức 60 kg K2O/ha kết hợp với 40 kg N trên nền 90 kg P2O5, 10 tấn phân chuồng và 500 kg vôi/ha đã cho năng suất lạc cao, đồng thời thu được hiệu quả kinh tế cao nhất và cải thiện được độ phì của đất

Theo Hồ Khắc Minh (2014), kết quả nghiên cứu xác định tổ hợp phân cân đối, hợp lý giữa vô cơ với hữu cơ cho lạc trồng trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình cho thấy bón phân kali ở mức 80 K2O kết hợp với 40 kg N + 120 kg P2O5 + 500 kg vôi/ha + 10 tấn phân chuồng/ha vừa tăng năng suất và cho hiệu quả kinh tế cao nhất [20].

1.6.2.2. Nghiên cứu về lưu huỳnh cho cây lạc

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Chiến [21] từ năm 2005 đến 2007 trên đất cát biển huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa cho thấy: đối với lạc vụ xuân bón B năng suất hạt lạc tăng 12,8%, bón Zn tăng 12,1%, bón Mn tăng 11,7%, bón Cu tăng 13,4%, bón Mg tăng 14,6%, bón S tăng 18,5%, bón Mo tăng 12,5%; bón kết hợp Mg, S, B năng suất hạt tăng 25,1%, bón kết hợp Mo, Cu, Mn, Zn năng suất hạt tăng 17,3%, bón kết hợp B, Mo, Zn, Cu, S năng suất hạt tăng 21,4%, bón kết hợp B, Mo, Zn, Cu, S, Mg năng suất tăng 27,0%.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của kali và lưu huỳnh đến một số chỉ tiêu sinh hóa, sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất lạc trồng trên đất cát tại huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)