2. Mục tiêu của đề tài Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 3 lần nhắc lại và diện tích mỗi ô thí nghiệm là 16 m2 (4m x 4m).
Sơ đồ thí nghiệm
Nhắc lại 1 Nhắc lại 2 Nhắc lại 3
CT4 CT3 CT2 CT2 CT4 CT3 CT3 CT1 CT4 CT1 CT2 CT1 2.3.3. Kỹ thuật canh tác áp dụng 2.3.3.1. Chuẩn bị hạt giống
- Phơi hạt giống: Trong quá trình bảo quản, hạt giống đã hút ẩm vì thế trước khi gieo cần phải phơi lại trong nắng nhẹ nhằm làm giảm độ ẩm trong hạt để tăng sức hút nước của hạt, đồng thời kích thích sự hoạt động của các enzim chuyển hóa trong quá trình nảy mầm. Phơi quả trong nắng nhẹ trên các nong, nia tre.
- Chọn hạt giống để gieo: Chọn những hạt to, mẩy, vỏ lụa sáng, loại bỏ những hạt lép nhăn nheo, tróc vỏ hay bị trầy xước cơ giới.
2.3.3.2. Làm đất
- Cày bừa 2 lần để đất tơi xốp, nhỏ và đủ ẩm. Đất được làm sạch cỏ dại và các tàn dư cây trồng ở vụ trước, được phơi ải kỹ. Đất sau khi xử lý phải bằng phẳng, có khả năng giữ nước và thoát nước nhanh, thoáng khí để tạo điều kiện thuận lợi cho hạt nảy mầm.
- Lên luống: luống cao 10 - 15cm, luống cách nhau 25cm, rạch hàng sâu 15cm và gieo hạt.
2.3.3.3. Bón phân
- Phương pháp bón phân:
Phân bón Bón lót Bón thúc Cách sử dụng
Phân chuồng 100% Bón vào đất
N 50% 50% (Khi lạc có 2 - 3 lá thật) Bón vào đất
P 100% Bón vào đất
K 50% 50% (Khi lạc có 2 - 3 lá thật) Bón vào đất CaCO3 50% 50% (Khi lạc ra hoa rộ) Bón vào đất
ZnSO4 100% Bón vào đất
CuSO4 100% Bón vào đất
H3BO3 50% 50% (Trước khi lạc ra hoa) Phun qua lá (NH4)6Mo7O24.4 H2O 100% Bón vào đất 2.3.3.4. Mật độ và khoảng cách. - Mật độ: 33 cây/m2 - Khoảng cách: 30cm x 10cm x 1 hạt 2.3.3.5. Chăm sóc
- Dặm cây: do trong quá trình tiến hành thí nghiệm, hạt giống có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết bất lợi hoặc chất lượng hạt giống không tốt nên cây mọc không đều, do đó phải dặm lại cây để đảm bảo mật độ.
- Khi cây có 3 - 4 lá thật tiến hành bón thúc đợt 1 kết hợp làm cỏ, xới xáo. Kỹ thuật đảm bảo là xới xáo toàn bộ mặt luống nhẹ tay, xới nông 2 - 3cm, xới xa gốc. Đây là lúc cây con thiếu dinh dưỡng trong 2 lá tử diệp đã cạn kiệt mà nốt sần chưa hình thành nên chưa có khả năng cung cấp đạm cho
cây, do đó trong thời kỳ này cần bón đạm để đảm bảo dinh dưỡng cho cây. - Tiến hành theo dõi đồng ruộng để dự tính dự báo tình hình sâu bệnh hại, khi sâu bệnh hại đến ngưỡng kinh tế thì tiến hành phun thuốc. Có thể bắt sâu xanh, sâu xám bằng tay vào buổi sáng hoặc chiều tối.
2.3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
1, Các chỉ tiêu sinh hóa
- Hàm lượng các dạng nước qua giai đoạn 3 - 4 lá thật, ra hoa rộ và đâm tia, hình thành quả: Xác định theo phương pháp A.P.Marinsich, xác đinh hàm lượng nước tổng số bằng cách xác định khối lượng lá tươi và sấy khô tuyệt đối ở 1050C.
- Hàm lượng diệp lục trong lá qua 3 giai đoạn 3 - 4 lá thật, ra hoa rộ và đâm tia, hình thành quả: đầu tiên, ta phải rút sắc tố ra khỏi lá xanh sau đó định lượng chúng. Cân khoảng 0,2g lá đã được loại bỏ gân cho vào cối sứ, dùng chày nghiền với 1 cồn 960, thêm vào đó là 1 ít CaCO3 để trung hòa axit của dịch tế bào. Thành ngoài miệng cối sứ được bôi vazelin để tránh mất mát dung dịch sắc tố khi rót ra. Để yên một lúc sau đó cẩn thận rót dung dịch theo đũa thủy tinh vào phễu thủy tinh, phễu được gắn với ống của bình Bunsen. Dùng bơm chân không để hút dịch sắc tố qua phễu xuống bình tam giác, hút cho đến khi không còn dung dịch trên phễu. Sau đó, cho dung dịch vào bình định mức và pha thêm cồn 960 để được thể tích 10ml dung dịch. Lấy dung dịch này đo bằng máy so màu quang điện, kết quả được tính theo công thức sau:
Etanol 96% (Wintermans.De Mots 1965) Ca (mg/l) = 13,70 . E665 -5,76. E649
Cb (mg/l) = 25,80 . E649 – 7,60 . E665 Ca+b (mg/l) = 25,10 . E654
A= . .1000 C V p A: Hàm lượng sắc tố tính ra mg/g lá tươi C: Hàm lượng sắc tố (mg/l) V: Thể tích dịch chiết sắc tố (ml) p: Khối lượng mẫu (g)
- Phương pháp lấy mẫu lá: mẫu lá được lấy vào buổi sáng và theo nguyên tắc đường chéo, không lấy lá già hoặc non, không lấy lá bị sâu bệnh hại, lá vàng. Ghi lại thời gian lấy mẫu. Mẫu lấy xong phải lau sạch, thấm khô, sau đó đưa vòa phòng thí nghiệm phân tích ngay. Nếu chưa phân tích kịp mẫu phải được giữ trong tủ lạnh để tránh hiện tượng thoát hơi nước cũng như những tổn hại đến mẫu.
2- Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất, phẩm chất lạc
- Phương pháp lấy nốt sần và đánh giá nốt sần
+ Phương pháp lấy nốt sần: cây lạc được sử dụng để đánh giá nốt sần sẽ được rửa đất bằng vòi nước chảy nhằm không gây tổn hại đến số nốt sần trên cây. Sau đó, đem cây vào phòng thí nghiệm để đánh giá nốt sần.
+ Nốt sần được đánh giá theo thanh điểm từ 0 – 5
Điểm Số nốt sần ở tầng rễ 0 – 5 Số nốt sần ở tầng rễ dưới 5 0 0 0 1 <5 0 2 5 – 10 0 3 >10 0 4 >10 <5 5 >10 >10
+ Thời gian sinh trưởng (ngày): Khoảng 80 - 85% số quả có gân điển hình, mặt trong vỏ quả có màu đen, vỏ lụa hạt có màu đặc trưng của giống; tầng lá giữa và gốc chuyển màu vàng và rụng;
+ Chiều cao cây (cm): Đo từ đốt lá mầm đến đỉnh sinh trưởng của thân chính của 10 cây mẫu/ô;
+ Số cành cấp 1/cây (cành): Đếm số cành hữu hiệu (cành có quả) mọc từ thân chính của 10 cây mẫu/ô;
+ Diện tích lá: Diện tích lá trên cây S (dm2 lá/cây), chỉ số diện tích lá LAI (m2 lá/m2 đất) qua các thời kỳ: 3 - 4 lá thật, ra hoa rộ, hình thành quả.
Diện tích lá được xác định theo phương pháp dùng máy đo diện tích lá. Lấy 5 cây trên một ô thí nghiệm, ngắt toàn bộ lá trộn đều, cân được khối lượng M (g), lấy ngẫu nhiên 10 lá đưa vào máy đo diện tích lá d (dm2) và đồng thời cân khối lượng 10 lá m (gam):
Công thức tính diện tích lá S= 𝑑 𝑥 𝑀
𝑚𝑥5
Trong đó: S: diện tích lá (dm2 lá /cây); m: Khối lượng lá của 10 lá (gam);
d: diện tích lá của 10 lá (dm2); M: Khối lượng lá của 5 cây (gam);
+ Chỉ số diện tích lá (LAI) (số m2 lá/m2 đất): LAI = 𝐷𝑖ệ𝑛 𝑡í𝑐ℎ 𝑙á 𝑐ủ𝑎 5 𝑐â𝑦 (𝑚2)
0,15𝑚2
Trong đó: Hệ số: 0,15 là diện tích đất của 5 cây lấy mẫu;
- Khối lượng chất khô của cây lạc ở các giai đoạn (phân cành, ra hoa rộ, hình thành quả và thu hoạch): Nhổ 10 cây mẫu/ô (0,3 m2/ô/lần) rửa sạch và sấy ở nhiệt độ 1050C đến khối lượng không đổi và cân khối lượng.
- Số lượng và khối lượng nốt sần qua các thời kỳ: Lấy 5 cây/ô thí nghiệm vào các thời kỳ 3 - 4 lá thật, ra hoa rộ, hình thành quả, thu hoạch để
xác định số lượng và khối lượng nốt sần.
+ Số cây thực thu (cây): Đếm số cây thu hoạch thực tế trên mỗi ô;
+ Số quả/cây (quả): Đếm tổng số quả trên 10 cây mẫu/ô. Tính trung bình 1 cây;
+ Số quả chắc/cây (quả): Đếm tổng số quả chắc trên 10 cây mẫu/ô. Tính trung bình 1 cây;
+ Khối lượng 100 quả (gam): Cân 3 mẫu (bỏ quả lép, non, chỉ lấy quả chắc), mỗi mẫu 100 quả khô ở độ ẩm hạt khoảng 12%, lấy 2 chữ số sau dấu phẩy;
+ Khối lượng 100 hạt (gam): Cân 3 mẫu hạt nguyên vẹn không bị sâu, bệnh được tách từ 3 mẫu quả (chỉ tiêu 14), mỗi mẫu 100 hạt ở độ ẩm khoảng 12%, lấy 2 chữ số sau dấu phẩy;
- Tỷ lệ hạt/quả (%): Tỷ lệ hạt/quả (%) = khối lượng hạt khô/Khối lượng quả khô của 100 quả mẫu ở độ ẩm khoảng 12%;
+ Năng suất quả khô (tạ/ha): Thu riêng từng ô, bỏ quả lép, non chỉ lấy quả chắc, phơi khô (độ ẩm hạt khoảng 12%), cân khối lượng (gồm cả hạt của 10 cây mẫu) để tính năng suất trên ô, sau đó quy ra năng suất tạ/ha;
+ Năng suất lý thuyết:
NSLT (tạ/ha) = Số quả chắc/cây x số cây/m
2 x P100 quả x 10.000 m2
x 100 107
- Hàm lượng protein trong hạt lạc: Tách Nitơ khoáng bằng nước cất nóng, kết tủa Nitơ Protein bằng CuSO4. Xác định Nitơ trong kết tủa bằng phương pháp Kjendahl;
- Hàm lượng lipid trong hạt sau thu hoạch: theo phương pháp Soxlet. Kết quả được tính theo công thức:
X% = 𝐺𝑚 − 𝐺𝑐
Trong đó: X: hàm lượng lipid có trong hạt ở độ khô tuyệt đối (%) Gm: khối lượng gói mẫu ở độ khô tuyệt đối
Gc: khối lượng gói mẫu đã rút lipid ở độ khô tuyệt đối G: khối lượng mẫu đem đi phân tích
3- Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế:
+ Lãi ròng = Tổng thu - tổng chi
+ Tổng thu = NSTT (kg/ha) x giá bán (đồng/kg)
+ Tổng chi = Giống + phân bón + thuốc bảo vệ thực vật + công lao động + chi phí tưới nước.
2.3.5. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp cân, đo, đếm để xác định các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển, chỉ tiêu năng suất (số nốt sần, số cành cấp 1, đo chiều cao cây, cân khối lượng quả, các yếu tố cấu thành năng suất).
2.3.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Các số liệu thí nghiệm được xử lý và tính toán bao gồm: trung bình, phân tích ANOVA và LSD0.05, phân tích tương quan bằng phần mềm Statistix 10.0. Vẽ đồ thị và biểu đồ bằng phần mềm Excel.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh đến các chỉ tiêu sinh hóa của cây lạc trồng trên đất cát đến các chỉ tiêu sinh hóa của cây lạc trồng trên đất cát
3.1.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh đến hàm lượng nước tổng số trong lá cây lạc nước tổng số trong lá cây lạc
Nước là thành phần quan trọng cấu trúc nên nguyên sinh chất,nước chiếm trên 90% khối lượng chất nguyên sinh và nó quyết định tính ổn định của cấu trúc keo nguyên sinh chất. Bình thường chất nguyên sinh ở trạng thái sol biểu hiện hoạt động sống mạnh. Nếu mất nước thì hệ keo nguyên sinh chất có thể chuyển sang trạng thái gel làm giảm mức độ hoạt động sống của tế bào.
Hàm lượng nước tổng số trong lá lạc ở các giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau của cây là khác nhau, điều này chứng tỏ 1 điều rằng hàm lượng nước tổng số ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, cây sinh trưởng và phát triển nhanh hay chậm đều phụ thuộc vào lượng nước tổng số trong cây.
Kết quả phân tích hàm lượng nước tổng số của cây lạc trồng trên đất cát qua các giai đoạn dưới sự ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh khác nhau được trình bày trong bảng 3.1 và minh họa ở biểu đồ 3.1.
Bảng 3.1 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh đến hàm lượng nước tổng số trong lá cây lạc
Đơn vị tính: % khối lượng tươi
Công thức Giai đoạn 3 - 4 lá thật Giai đoạn bắt đầu ra hoa Giai đoạn hình thành quả CT1 82,09c 80,68c 79,58c CT2 86,26a 85,41a 83,97a CT3 80,33d 80,05c 78,66c CT4 83,85b 83,09b 82,18b CV (%) 0,62 0,52 1,35 LSD0,05 0,97 0,68 2,21
Biểu đồ 3.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh đến hàm lượng nước tổng số trong lá cây lạc
Kết quả phân tích hàm lượng nước tổng số ở bảng 3.1cho thấy hàm lượng nước tổng số trong lá lạc có xu hướng giảm dần qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lạc.
+ Giai đọan 3 - 4 lá thật: hàm lượng nước tổng số trong lá cây lạc dao động từ 80,33 - 86,26%. Khi tăng liều lượng kali từ 60 kg lên 90 kg K2O/ha thì hàm lượng nước tổng số trong lá lạc đã tăng từ 4,38 - 5,12%; khi tăng lượng phân bón lưu huỳnh từ 20 kg lên 30 kg S/ha thì hàm lượng nước tổng số trong lá lạc cũng tăng từ 2,19 - 2,87%; và khi tăng đồng thời cả lượng phân bón kali từ 60 kg lên 90 kg K2O/ha và lưu huỳnh từ 20 kg lên 30 kg S/ha thì hàm lượng nước tổng số trong lá cây lạc cũng tăng lên 7,38% và có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức độ tin cậy 95%.
+ Giai đoạn bắt đầu ra hoa: hàm lượng nước tổng số trong lá lạc dao động từ 80,05 đến 85,41. Khi tăng lượng phân bón kali từ 60 kg lên 90 kg K2O/ha thì hàm lượng nước tổng số trong lá lạc tăng từ 3,80 - 5,86%; khi tăng lượng phân bón lưu huỳnh từ 20 kg lên 30 kg S/ha thì hàm lượng nước tổng số cũng tăng từ 0,79- 2,79%; và khi tăng đồng thời cả lượng phân bón kali từ
74.00 76.00 78.00 80.00 82.00 84.00 86.00 88.00 CT1 CT2 CT3 CT4 %
60 kg lên 90 kg K2O/ha và lưu huỳnh từ 20 kg lên 30 kgS/ha thì hàm lượng nước tổng số trong lá lạc cũng tăng lên 6,7% và có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức độ tin cậy là 95%.
+ Giai đoạn hình thành quả: hàm lượng nước tổng số trong lá lạc dao động từ 78,66 - 83,97%. Khi tăng liều lượng phân bón kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha thì hàm lượng nước tổng số trong lá lạc tăng từ 4,47- 5.52%; khi tăng liều lượng phân bón lưu huỳnh từ 20 lên 30 kg S/ha thì hàm lượng nước tổng số trong lá lạc tăng từ 1,17 - 2,18%; và khi tăng đồng thời cả lượng phân bón kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha và lưu huỳnh từ 20 lên 30 kg S/ha thì hàm lượng nước tổng số trong lá lạc cũng tăng lên 7,75% và có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức độ tin cậy 95%.
Như vậy, hàm lượng nước tổng số trong lá của cây lạc ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau là khác nhau, hàm lượng nước tổng số trong lá lạc đạt cao nhất ở giai đoạn cây con, ở các giai đoạn sinh trưởng phát triển sau hàm lượng nước tổng số trong lá có xu hướng giảm dần. Đồng thời, liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh khác nhau cũng làm ảnh hưởng đến hàm lượng nước tổng số trong lá cây lạc trên đất cát, hàm lượng nước tổng số trong lá lạc tăng khi tăng lượng phân bón kali từ 60 kg lên 90 kg K2O và lưu huỳnh từ 20 kg lên 30 kg S.
3.1.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh đến hàm lượng diệp lục trong lá cây lạc
Diệp lục tố (chlorophyll) là sắc tố quang tổng hợp màu xanh lá cây có ở thực vật, tảo, vi khuẩn lam. Diệp lục đóng vai trò hấp thu ánh sáng mặt trời để chuyển đổi khí cacbonic, nước thành khí oxy và tinh bột. Diệp lục hấp thu mạnh nhất ánh sáng xanh dương và đỏ, kém ở phần xanh lá của phổ điện từ, do đó màu của mô chứa chất diệp lục giống màu của lá cây.
Trong cấu tạo của lục lạp có 2 loại diệp lục là diệp lục a và diệp lục b, hai loại diệp lục này hấp thu ánh sáng ở các bước sóng khác nhau. Diệp lục a hấp thu ánh sáng đỏ có bước sóng ngắn (λ= 680 nm), diệp lục b hấp thụ ánh sáng nằm giữa ánh sáng vàng và ánh sáng lam có bước sóng trong khoảng 460 nm - 480 nm, diệp lục b hấp thu và truyền năng lượng ánh sáng cho diệp lục a ở trung tâm phản ứng, tại đó năng lượng ánh sáng được chuyển thành năng lượng hóa học trong ATP và NADPH.