Tình hình sản xuất lạc trên Thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của kali và lưu huỳnh đến một số chỉ tiêu sinh hóa, sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất lạc trồng trên đất cát tại huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 26 - 29)

2. Mục tiêu của đề tài Error! Bookmark not defined.

1.5.1. Tình hình sản xuất lạc trên Thế giới

Vào khoảng 500 năm trước, cây lạc được du nhập vào châu Âu nhưng không được chú trọng phát triển. Khoảng 125 năm gần đây khi ngành công nghiệp ép dầu được ra đời thì cây lạc mới thực sự được phổ biến và trồng rộng rãi trên thế giới.

Hiện nay, lạc là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao và có vai trò quan trọng trong đời sống người dân nhiều nước trên thế giới, do đó việc phát triển cây lạc ngày càng được chú trọng đầu tư. Sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật càng làm cho năng suất của cây lạc được nâng cao và mang lại nguồn lợi lớn cho các nước.

Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lượng lạc trên thế giới (2010 – 2014)

STT Nước Diện tích (triệu ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn)

2010 2011 2012 2013 2014 2010 2011 2012 2013 2014 2010 2011 2012 2013 2014 1 Thế giới 25,48 24,74 22,79 23,50 25,67 16,4 16,3 18,2 19,3 19,7 42,74 40,77 39,54 42,85 42,32 2 Ấn Độ 5,86 5,31 4,77 5,25 5,20 14,10 13,10 9,84 18,04 12,61 8,27 6,96 4,70 9,47 6,56 3 Chad 0,47 0,48 0,41 0,47 0,46 8,51 8,63 9,05 8,81 9,00 0,40 0,41 0,37 0,41 0,41 4 Brazil 0,94 1,07 1,10 1,21 1,43 27,71 29,19 30,28 32,22 28,17 2,61 3,11 0,33 0,39 0,40 5 Indonexia 0,62 0,54 0,56 0,52 0,50 22,03 21,33 22,36 22,00 22,04 13,67 11,50 1,25 1,14 1,10 6 Nigeria 2,79 2,35 2,66 2,73 2,77 13,62 12,59 12,46 9,06 12,32 3,80 2,96 3,31 2,48 3,41 7 Mỹ 0,51 0,44 0,65 0,42 0,54 37,12 37,95 47,20 44,85 44,07 1,89 1,66 3,06 1,89 2,36 8 Israel 0,03 0,02 0,02 0,01 0,02 56,44 64,91 53,87 71,20 73,90 0,16 0,12 0,01 0,02 0,02 9 Sudan 1,15 1,70 1,62 2,16 2,10 6,62 6,98 6,38 8,17 8,40 0,77 1,19 1,03 1,77 1,77 10 Trung Quốc 4,55 4,60 4,72 4,65 4,52 34,54 35,00 35,72 36,59 34,91 15,71 16,11 16,86 17,02 15,78 (Nguồn FAOSTAT, 2017)

Trên thế giới ngày nay có khoảng hơn 100 quốc gia trồng lạc, chủ yếu tập trung ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ.

Số liệu tập hợp trong bảng 1.1 cho thấy diện tích lạc trên thế giới năm 2014 đạt 25,67 triệu ha, tăng 40,73% so với trung bình thập niên 70, tăng 40,04% so với trung bình thập niên 80 và tăng 17,70% so với trung bình thập niên 90.

Một số quốc gia có diện tích trồng lạc lớn trên thế giới (2014) như: Ấn Độ (5,20 triệu ha), Trung Quốc (4,52 triệu ha), Nigeria (2,77 triệu ha), Sudan (2,10 triệu ha), Braxin (1,43 triệu ha).

Qua bảng 1.1, cũng cho thấy rằng năng suất lạc của các nước trên thế giới có sự chênh lệch rất lớn. Cụ thể vào năm 2014: năng suất lạc trung bình của thế giới nhìn chung thấp. Năng suất giữa các quốc gia trồng lạc trên thế giới chênh lệch nhau khá lớn: một số quốc gia có năng suất lạc cao như Israel đạt 73,90 tạ/ha; Mỹ đạt 44,07 tạ/ha; Trung Quốc đạt 34,91 tạ/ha, Braxin đạt 28,17 tạ/ha, Inđônêxia 22,04 tạ/ha, trong khi đó ở Chad chỉ đạt năng suất lạc 9,00 tạ/ha, Sudan 8,40 tạ/ha và Niger 5,18 tạ/ha.

Sản lượng lạc trên thế giới cũng không ngừng tăng lên, nhưng có sự biến động qua từng năm: năm 2010 có sản lượng đạt 42,74 triệu tấn, nhưng đến năm 2011 sản lượng lạc chỉ còn 40,77 triệu tấn, đến năm 2012 con số này lại giảm còn 39,54 triệu tấn, sau đó sản lượng tăng đạt 42,85 triệu tấn và đến năm 2014 sản lưởng đạt 42,32 triệu tấn. Các quốc gia khác nhau cũng có sự chênh lệch tương đối về sản lượng lạc. Cụ thể năm 2014: Ấn Độ có sản lượng đạt 6,56 triệu tấn, Nigeria đạt 3,41 triệu tấn, Trung Quốc đạt 15,78 triệu tấn; trong khi đó Brazil đạt 0,40 triệu tấn, Chad đạt 0,41 triệu tấn, Israel đạt 0,02 triệu tấn.

Như vậy, hướng sản xuất lạc trên thế giới trong những năm tới tốc độ phát triển sẽ chậm hơn so với nhiều năm trước. Đồng thời, diện tích gieo

trồng cũng có sự thay đổi do chính sách quản lý, thương mại và mục tiêu phát triển của từng nước đưa ra.

Năng suất là yếu tố để phản ánh sự nghiên cứu về cây lạc và chính sách là yếu tố quyết định tương lai của loại cây trồng này. Những yếu tố quan trọng dẫn đến năng suất cao là:

- Cải tiến kỹ thuật canh tác và mở rộng diện tích ở các nước nhiệt đới và á nhiệt đới, đặc biệt là các nước đang phát triển.

- Chú trọng đến công tác chọn tạo giống mới có năng suất, phẩm chất cao hơn; giống phải phù hợp với từng điều kiện sinh thái, hình thành vùng sản xuất hàng hóa, cơ giới hóa sản xuất. Thuốc trừ sâu, trừ cỏ, bệnh tốt hơn.

- Chế biến, đi sâu vào lĩnh vực chế biến dầu thực vật, hỗ trợ và giúp đỡ các nước đang phát triển về xuất khẩu và nhập khẩu lạc nhân.

Cây lạc chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới không chỉ được gieo trồng với diện tích lớn mà còn vì hạt lạc được sử dụng rộng rãi để làm thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp. Nhu cầu sử dụng và tiêu thụ lạc ngày càng tăng đã và đang khuyến khích nhiều nước đầu tư phát triển sản xuất lạc với quy mô ngày càng được mở rộng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của kali và lưu huỳnh đến một số chỉ tiêu sinh hóa, sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất lạc trồng trên đất cát tại huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)