2. Mục tiêu của đề tài Error! Bookmark not defined.
1.5.3. Tình hình sản xuất lạc ở Bình Định
Bình Định là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ với diện tích tự nhiên là 6039 km2. Lãnh thổ trải dài 110 km theo hướng Bắc – Nam, có chiều ngang với độ hẹp trung bình là 55 km (chỗ hẹp nhất là 50 km, rộng nhất là 60 km). Phía Bắc giáp Quảng Ngãi, phía Nam giáp Phú Yên, phía Tây giáp Gia Lai và phía Đông giáp biển Đông.
Trong một vài năm gần đây, cây lạc dần trở thành loại cây chủ lực của một số huyện của tỉnh như: Phù Cát, Phù Mỹ, ... mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định cho người dân địa phương. Do lạc là loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao và ổn định nên người dân địa phương ngày càng mạnh dạn thay thế những loại cây có giá trị thấp khác bằng cây lạc, kéo theo diện tích trồng lạc cũng như sản lượng và năng suất lạc của Bình Định ngày càng được mở rộng và gia tăng.
Bảng 1.3: Diện tích và sản lượng lạc tỉnh Bình Định từ năm 2010 – 2015
Năm Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn)
2010 8,3 23,2 2011 8,8 24,4 2012 9,0 25,7 2013 10,2 30,1 2014 8,4 25,0 2015 8,7 27,8
(Nguồn: niên giám thống kê Việt Nam, năm 2017)
Qua số liệu trong bảng 1.3, ta thấy từ năm 2010 đến năm 2015 diện tích đất trồng lạc có sự biến động lớn, vào năm 2010 Bình Định có diện tích trồng lạc đạt 8,3 nghìn ha, năm 2011 diện tích tăng lên 0,5 nghìn ha đạt 8,8 nghìn ha, năm 2012 đạt được 9,0 nghìn ha, đến năm 2013 diện tích đất trồng lạc tăng lên rất cao đạt 10,2 nghìn ha, sau đó giảm dần ở các năm sau: năm 2014 diện tích đất trồng lạc giảm 1,8 nghìn ha do đó diện tích đất trồng lạc chỉ còn 8,4 nghìn ha và sơ bộ đến năm 2015 diện tích đất trồng lạc đạt 8,7 nghìn ha. Do diện tích đất trồng lạc có sự biến động đáng kể nên sản lượng lạc của tỉnh Bình Định cũng có sự biến động lớn qua các năm từ 2010 đến 2015, cụ thể: sản lượng lạc năm 2010 đạt 23,2 nghìn tấn đến năm 2013 do diện tích trồng lạc tăng mạnh nên kéo theo sản
lượng lạc trên toàn tỉnh cũng tăng mạnh đạt 30,1 nghìn tấn và sau đó giảm dần đến năm 2015 đạt 27,8 nghìn tấn.
Bình Định có khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa mưa nắng rõ rệt, bên cạnh đó tỉnh còn có diện tích đất cát lớn và nguồn lao động dồi dào, ... nên tỉnh có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển cây lạc. Tuy nhiên, năng suất và sản lượng lạc hiện nay của tỉnh Bình Định vẫn đang còn thấp so với tiềm năng về khí hậu và thổ nhưỡng mà tỉnh hiện có. Theo Hồ Huy Cường (2007), các yếu tố hạn chế năng suất lạc ở Bình Định là thiếu giống có năng suất cao, đất trồng lạc thiếu dinh dưỡng, hàm lượng chất hữu cơ và mùn thấp, canh tác phụ thuộc vào nước trời, sử dụng phân vi sinh vật ít, hiệu quả phòng trừ sâu bệnh hại lạc chưa cao. Trong rất nhiều các yếu tố hạn chế đó, yếu tố dinh dưỡng hạn chế năng suất lạc có ảnh hưởng trực tiếp và đáng kể.
Do vậy, Bình Định nên chú trọng trong việc chọn tạo giống lạc có năng suất cao để đưa vào sản xuất, cũng như tổ chức các buổi tập huấn để cung cấp cho người dân địa phương kỹ năng, phương pháp trồng lạc đạt hiệu quả kinh tế cao.