6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
2.1 CÁI TÔI TỰ HÀO, DAY DỨT TRƯỚC HIỆN THỰC
Lưu Quang Vũ đến với thơ từ rất sớm. Trong những buổi đầu ấy, thơ ông mang vóc dáng của chàng thiếu niên với bao niềm lạc quan tin tưởng, một chiến sĩ trẻ đang sục sôi những hoài bão và khát vọng chiến thắng. Cũng như những nhà thơ khác trong kháng chiến, ông quên đi lợi ích của bản thân, một lòng vì công cuộc chiến đấu giải phóng đất nước. Sau một thời gian trải qua cuộc sống thực tế đầy khắc nghiệt nơi chiến trường, tận mắt chứng kiến những đau thương mất mát mà chiến tranh mang lại, đồng thời cuộc sống riêng của ông lúc này
cũng xảy ra nhiều bi kịch khổ đau, khiến cho ông có một cách nhìn khác về chiến tranh và hiện thực mình đang sống. Như ông đã từng thú nhận với mẹ của mình: “tâm trạng con buồn, con không thể làm thơ vui” [23;22] cho nên có một giai đoạn thơ của Lưu Quang Vũ rất buồn và rĩu nặng suy tư, thực sự tách biệt với những nhà thơ khác cùng thời. Chúng ta cũng đừng nên vội trách hay quy chụp bất cứ điều gì về ông, bởi vì khi hiểu hết thấu đáo mọi điều, chúng ta sẽ thấy rằng đó là một hành trình tất yếu, rất riêng mà chàng thi sĩ họ Lưu phải đi qua. Để rồi đến giai đoạn sau này, khi đã thoát khỏi tâm trạng dằn vặt và cô đơn, khi đã tự cân bằng lại được cuộc sống của chính mình, thơ ông lại trở nên tươi vui, đầy lạc quan tin tưởng xen lẫn tự hào về cuộc sống quanh mình.
Khi nghiên cứu cái tôi trữ tình trong thơ Lưu Quang Vũ, đặc biệt là phần di cảo thơ của ông, chúng tôi tập trung khai thác ở hai tập thơ “Mây trắng của
đời tôi” và “Bầy ong trong đêm sâu” để thấy được sự hức hợp giữa cảm xúc tự
hào và day dứt trước hiện thực của nhà thơ.