Cái tôi chân thành trong tình yêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cái tôi trữ tình trong di cảo thơ lưu quang vũ (Trang 56 - 62)

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.2.1 Cái tôi chân thành trong tình yêu

Từ khi còn là một cậu học sinh, tâm hồn đa cảm của Lưu Quang Vũ đã nhiều lần làm ông rung động, dù đó chỉ là những rung động thoáng qua của tuổi học trò. Những cảm xúc ngây thơ, trong trắng ấy không đi cùng ông trong những năm tháng cuộc đời về sau, nhưng nó góp phần giúp chúng ta hiểu hơn về tâm hồn chàng thi sĩ họ Lưu này.

Tình yêu đầu đời của ông là tình yêu đầy thơ mộng, đắm say của một ông lính và một cô diễn viên điện ảnh – Tố Uyên. Khi đó tâm hồn ông trong sáng lạc quan vô cùng, ông xem tình yêu là mộng đẹp của cuộc đời. Tình yêu ấy được ví như tia nắng soi rọi cuộc đời ông. Trong bài “Từ biệt” chúng ta có thể thấy được những tình cảm chân thành của ông:

“Những ngày qua không thể dễ nguôi quên Em lạc đến đời anh tia nắng rọi Anh thuở ấy lòng thơm trang giấy mới

Mối tình đầu tóc dại tuổi mười lăm

Tình yêu này thật trong sáng và đẹp đẽ nhưng không thể kéo dài bởi trong mối quan hệ này cả hai đều không hòa hợp. Tình yêu với anh thật giản đơn, “thương nhau là tất cả”, nhưng tình yêu đối với em lại không phải như vậy. Chính sự lỗi nhịp này đã khiến hai người không thể thuộc về nhau mãi mãi:

“Anh cứ nghĩ thương nhau là tất cả Nhưng em cười khi anh chẳng thể vui Hai ta không đi chung một ngả đường Không chung khổ đau không cùng nhịp thở

Những gì em cần anh chẳng có

Em không màng những ngọn gió anh trao”. (Từ biệt)

Trong sự chân thành ấy có một chút ngậm ngùi, xót xa. Không xót xa làm sao được khi “trong triệu người có em của ta” mà giờ đây ta không còn em nữa. Nhưng một khi tình yêu đã trở thành trái đắng, một khi sống với nhau mà cảm thấy đau khổ và mệt mỏi thì ta cũng không nên níu giữ làm gì. Và như để tự an ủi chính mình và mối tình vừa tan vỡ, ông đã xem đó như là một định mệnh, một cánh chim đi lạc nay phải quay về:

“Cánh chim vàng lạc đến đỉnh rừng hoang Nay trở lại với cỏ mềm quả ngọt”.

(Từ biệt)

Nhưng ông cũng sợ đứa con thơ đau buồn vì sự mất mát này, cho nên đã gửi gắm tâm tình của mình vào một bài thơ khác, mong rằng sau này lớn lên con có thể hiểu được lòng mình:

“Con ơi con hãy tha thứ cho cha Cha chẳng thể nào sống cùng mẹ được

Đời cha nắng gắt

Mẹ con cần suối mát của đồng vui Con khôn lớn trên đời

Hãy yêu thương mẹ Và hãy hiểu cho cha”

Tình yêu đầu đời của ông đã vỡ tan như thế, để lại trong lòng ông một sự hụt hẫng vô cùng lớn. Cũng thời điểm này, cuộc sống lẫn sự nghiệp của ông gặp nhiều khó khăn, cho nên ông chỉ còn biết gửi gắm nỗi lòng mình vào thơ, ông đã làm thơ rất nhiều trong thời gian này, mong khỏa lấp được khoảng trống trong tâm hồn mình.

Rồi tình yêu thứ hai lại đến với ông, đó là tình yêu với cô họa sĩ, cô mang đến cho niềm vui và những mơ ước mà ông từng đánh mất ở cuộc sống này. Tình yêu này giúp ông thoát khỏi những đau buồn và đổ vỡ của mối tình đầu, nhưng một điều tất yếu là nó không còn sôi nổi và tươi vui như giai đoạn trước, mà trở nên trầm lắng suy tư xen lẫn một chút chua chát:

“Ga ngổn ngang gạch đổ, những toa tàu như năm tháng nặng buồn em có nhớ

ta đi giữ cỏ hoang và gỗ đá giữ trong lòng ngọn thác trắng trào sôi

một tình yêu không biết nói cùng ai đến điên dại đến nghẹn ngào đau đớn”

(Em – tình yêu những năm đau xót và hi vọng)

Tình yêu này của ông được viết nên sau những trải nghiệm đắng cay và mất mát trong hôn nhân, cho nên dù yêu thương là chân thành nhưng ông vẫn lo sợ một sự đổ vỡ khác:

“Lá đầu thu xao xác bên đường Trời chuyển gió sắp quay cuồng bão lớn

Điều tôi nói phải chăng là quá muộn Em u buồn em có nhận hay không… Quen thất vọng tôi hồ nghi mọi chuyện Tìm trong mắt em náo động những chân trời”.

Và sự hồ nghi của ông đã trở thành sự thật, tình yêu thứ hai cũng vỡ tan cho dù hai người rất yêu nhau. Lại thêm một lần ông nhận lấy đay đớn của tình yêu dù ông đã cố gắng yêu thương chân thành nhất có thể. Ông mong muốn mình có được một tình yêu chân thành như ông đã cho đi: “Lòng tôi như buổi

sớm nguyên lành/ Em nhận lấy, em đừng e ngại mãi” (Lá thu), nhưng điều này

thật không dễ dàng có được. Sau lần đổ vỡ thứ hai, ông lại khỏa lấp nỗi buồn của mình bằng những vần thơ chất chứa nỗi buồn thương, thất vọng.

Cho đến mối tình thứ ba với nữ sĩ Xuân Quỳnh, ông lại yêu và được yêu. Sau bao nhiêu đỗ vỡ trước đó, tình yêu của ông nay trở nên mạnh mẽ hơn, đủ để ông có thể vượt qua tất cả những khó khăn cũng như rào cản để kết hôn lần nữa. Và lần này ông đã thành công, hai con người từng chịu nhiều đổ vỡ trong tình yêu lại có thể cảm thông và bù đắp cho nhau một cách hoàn hảo. Lưu Quang Vũ một lần nữa lại thấy mình tươi vui yêu đời như thuở nào, ông cùng Xuân Quỳnh đắm chìm trong tình yêu mà ông mơ ước bấy lâu. Tình yêu ông dành cho người vợ này vẫn trọn vẹn dù qua bao khổ đau:

“Anh đã khổ đau, khổ đau dài hơn số tuổi Vẫn trong lành khi em đến cầm tay”.

(Anh đã mất chi anh đã được gì)

Cuối cùng Lưu Quang Vũ cũng đã tìm được một bến đỗ tình yêu vững chắc, nơi khiến cho ông có thể yên tâm không chút hồ nghi. Tâm hồn ông giờ đây lại được tưới mát bởi tình yêu, một tình yêu đậm đà, bao dung và ngát hương hơn bao giờ hết:

“Khi tàu đông anh lỡ chuyến đi dài Chỉ một người ở lại với anh thôi Lúc anh vắng người ấy thường thức đợi

Khi anh khổ chỉ riêng người ấy tới Anh yên lòng bên lửa ấm yêu thương

Người ấy chỉ vui khi anh hết lo buồn Anh lạc bước, em đưa anh trở lại”.

Xuân Quỳnh đã yêu ông một cách đầy bao dung như thế, lo lắng cho ông trong từng việc nhỏ, và sẵn sàng hi sinh sự nghiệp của mình để lui về phía sau làm nền tảng cho chồng thành công. Tình yêu và sự hi sinh ấy thật đáng cảm kích, nó là điều mà không phải ai yêu nhau cũng làm được. Lưu Quang Vũ hiểu rõ điều này nên ông vô cùng yêu thương và trân trọng, biết ơn người vợ của mình: “Biết ơn em, em từ miền gió cát/ Về với anh, bông cúc nhỏ hoa

vàng”(…Và anh tồn tại). Thậm chí tình yêu của ông đối với Xuân Quỳnh không

biết từ khi nào đã trở thành lý do để ông tồn tại trên cõi đời này:

“Anh biết tình yêu không phải vô biên Như tia năng, chúng mình không sống mãi

Như câu thơ, chắc gì ai đọc lại Ai biết ngày mai sẽ có những gì Người đổi thay, năm tháng cũng qua đi

Giữa thế giới mong manh và biến đổi Anh yêu em và anh tồn tại”.

(…Và anh tồn tại)

Tình yêu đã trở thành lẽ sống của đời ông, tình yêu lúc này đã đạt đến mức độ hoàn hảo nhất. Hình ảnh những người con gái trong thơ ông từ đây trở nên vô cùng đặt biệt, nó không còn mơ hồ, mông lung nữa mà thật gẫn gũi đời thường. Trong bài “Em”, tác giả đã thể hiện một sự biết ơn sâu sắc đối với cuộc đời khi đã cho anh có em:

“Dù sao cuộc đời đã dành em lại cho anh Điều mong ước đầu tiên, điều ở lại sau cùng

Chúng ta đi bên nhau trên mặt đất Dẫu chỉ riêng điều đó là có thật Đủ cho anh mãi mãi biết ơn đời”.

Những câu nói tưởng chừng vu vơ ấy lại chứa đựng một sự chân thành lớn lao trong tình yêu. Tình yêu là điều mà ông mong muốn có được đầu tiên và ở lại

sau cùng, có nghĩa là cuộc đời ông lúc nào cũng muốn được sống trong tình yêu của em, đi bên cạnh em, cùng em tồn tại trên mặt đất này, đó mới là hạnh phúc thực sự mà ông muốn có và đã có được. Có thể nói chính sự có mặt của Xuân Quỳnh đã giúp ích rất nhiều cho cuộc đời Lưu Quang Vũ đi từ những cay đắng đổ vỡ đến những miền vui và thành công. Cuộc đời ông từ lúc gặp Xuân Quỳnh dường như được bắt đầu trở lại, cách ông nhìn cuộc đời cũng khác đi, mang nhiều ý nghĩa nhân văn hơn:

“Hôm qua đời anh chẳng có ích cho ai Như cái vỏ diêm ướt lạnh giữa trời Anh đo niềm vui bằng những gì anh nhận được

Nay bằng những gì anh mang cho người khác Anh nhập vào hơi thở lớn hôm nay

Anh có lại niềm vui và sức lực Nhờ em, cho em – đời sống của anh ơi!”.

(Suy tưởng) “Anh muốn làm cánh cửa để em quên

ngọn gió nhỏ trên trán em kiêu hãnh làm cốc nước em cầm trưa nắng gắt làm con đường quen thuộc để em qua”.

(…Mắt của trời xanh)

Tình yêu không phải là những gì quá lớn lao như ông từng nghĩ, mà tình yêu còn là những điều giản dị, là niềm vui, là hạnh phúc thực sự khi chúng ta ở bên cạnh nhau. Đó mới chính là tình yêu lý tưởng của cuộc đời. Và một tình yêu đẹp sẽ giúp cho ta cảm thấy mình có ích, muốn làm những điều có ích cho cuộc đời và cho người mình yêu. Lưu Quang Vũ cũng từng thừa nhận: “Anh trở thành

người có ích cũng nhờ em” (Và anh tồn tại).Đó là vai trò to lớn của tình yêu đích

thực. Chính tình yêu và sự tin tưởng của Xuân Quỳnh đã khiến Lưu Quang Vũ thấy mình có lại “niềm vui và sức lực”, để ông lao động miệt mài và đạt tới thành

công. Tình yêu của chị thật đáng ngưỡng mộ và tôn vinh, điều chị cần chỉ là yêu và được yêu, còn những thứ khác chị đều có thể hi sinh cho chồng:

“Chỉ riêng điều được sống cùng nhau Niềm sung sướng với em là lớn nhất

Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực Giây phút nào chẳng đập vì anh”

(Chỉ có sóng và em)

Tình yêu của chị thực sự bao la và vô bờ bến. Tình yêu mà hai người dành cho nhau là chân thành, xuất phát từ trái tim và luôn muốn dành những điều tốt đẹp cho người mình yêu, cho nên hôn nhân của hai người trở nên viên mãn, đầm ấm và hạnh phúc. Họ sống bên nhau, cùng nhau làm việc và sáng tạo nên những vần thơ để muôn đời sau còn nhớ mãi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cái tôi trữ tình trong di cảo thơ lưu quang vũ (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)