Cái tôi day dứt trước hiện thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cái tôi trữ tình trong di cảo thơ lưu quang vũ (Trang 41 - 55)

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.1.2 Cái tôi day dứt trước hiện thực

Lúc vừa rời ghế nhà trường vào bộ đội, Lưu Quang Vũ là một chàng trai còn nhiều mộng mơ. Hiện thực trước mắt anh ông, những con đường ông đi qua, những

xóm làng ông đặt chân tới đều gợi cho ông một tình cảm yêu mến thiêng liêng. Mọi gian khổ không làm ông chùng bước mà ngược lại còn khiến ông cảm thấy tự hào, đó cũng là xu thế chung của tất cả mọi người. Thơ ông sáng tác trong giai đoạn này chứa đựng một niềm tin tưởng, lạc quan và vô cùng trong sáng cho nên rất được yêu mến. Từ những lúc gọi đò qua bến vắng, đêm khuya, ông luôn được đáp lại một cách chân thành nhất, ông đã tin tưởng rằng cuộc đời này không ai phải chịu cảnh đơn độc cả, một người cất tiếng gọi thì nhất định sẽ có tiếng đáp lại:

“Tôi gọi đò bên sông Lần nào cũng thế

Ngày bom đạn hay đêm mưa vắng vẻ Bờ xa lúc nào cũng có tiếng người ơi…

Nghe tiếng người ơi trìu mến lạ lùng Tiếng ngô mía ri rầm trong gió Tiếng đất nước cất lên cùng sóng vỗ Nghe quen rồi mà mắt cứ rưng rưng…”

(Gọi đò)

Niềm tin tưởng ấy giúp ông hòa nhập với cuộc đời, gắn bó với mọi người, cùng nhau chiến đấu vì lý tưởng chung là độc lập dân tộc. Nhưng cuộc đời không để cho ai mộng mơ mãi được. Những khó khăn và thử thách của cuộc đời sẽ giúp chúng ta lớn lên và trưởng thành hơn. Với Lưu Quang Vũ, đó là hoàn cảnh riêng với nhiều sự đau buồn: khi mà ông vừa ra bộ đội và chưa xin được việc làm thì cũng là lúc hạnh phúc gia đình ông tan vỡ, đứa con đầu lòng còn thơ dại, ông chưa biết phải làm gì để có thể trở thành chỗ dựa cho con. Hoàn cảnh đất nước thì đang trong giai đoạn chiến tranh khốc liệt, khiến cho ông cảm thấy mình trở nên lạc lõng, bơ vơ, không biết làm gì cũng chẳng biết đi đâu. Có thể nói hoàn cảnh riêng của anh đã khiến cho ông có nhiều suy tư day dứt về cuộc đời, khiến cho cái nhìn của ông đối với hiện thực không còn giống mọi người nữa. Thơ ông viết cũng mang tâm trạng ấy, bởi vì thơ ông cũng chính là lòng ông. Chúng ta cũng không

nên đòi hỏi tâm trạng mọi người phải giống nhau, vì đó thực sự là một đòi hỏi vô lý khi mà hoàn cảnh sống của mỗi người là khác nhau.

Tâm hồn anh dằn vặt cuộc đời anh”, đó là câu thơ mở đầu của tập thơ di

cảo “Bầy ong trong đêm sâu”. Thật vậy, đây là tập thơ chứa đựng những dằn vặt của ông đối với cuộc đời. Nhiều bài thơ trong đó được lấy từ tập thơ “Cuốn sách

xếp lầm trang” mà sinh thời chính anh đã đặt tên. Vì lúc này cuộc đời trong mắt

ông thật lộn xộn, chẳng khác gì một cuốn sách bị xếp lầm trang. Thơ Lưu Quang Vũ lúc này trở nên đầy suy tư, chiêm nghiệm. Đó là cách ông nhìn hiện thực và những mất mát khổ đau trước mắt mình. Ông không hề dối lòng khi viết nên những vần thơ ấy, cho dù biết rằng đứa con tinh thần của mình sẽ không được đông đảo mọi người đón nhận. Những điều ông viết có thể được coi là bi quan trong mắt một người, nhưng trong mắt một người khác đó có thể là những suy tư chiêm nghiệm đi trước thời cuộc. Thơ ông có thể không có công dụng tốt cho thời cuộc ngay lúc ấy, nhưng những tình cảm chân thành có tác dụng nuôi dưỡng tâm hồn con người thì bao giờ cũng đáng quý. Ông đã rất dũng cảm khi nói lên những sự thật mà mình cảm nhận, cho dù nó khác với chính ông lúc trước, khác với mọi người và khác với khuynh hướng chung của cả nền thơ bấy giờ.

2.1.2.1 Cái tôi day dứt trước cảnh đất nước bị tàn phá

Với một con người nhạy cảm và có tinh thần yêu quê hương đất nước sâu sắc ngay từ thời niên thiếu như Lưu Quang Vũ thì việc chứng kiến đất nước thân yêu chìm trong khói lửa chiến tranh thực sự không phải là điều dễ dàng. Ngay từ thời cắp sách đến trường, trong nhật ký của ông đã có những dòng tâm sự như thế này: “Cuộc đời ơi, ta yêu lắm lắm. Ta sẽ làm việc sẽ cống hiến, sẽ chiến đấu

vì tất cả” (Nhật kí Lưu Quang Vũ ngày 3/12/1964). Thế nhưng hiện thực cuộc

chiến tranh khốc liệt hơn những gì ông nghĩ, và những cảnh tượng đất nước – con người bị chiến tranh tàn phá đã thực sự khiến anh thấy vô cùng day dứt.

Đứng trước hiện thực chiến trường, ông nhìn thấy những điều mà ông không lường trước được khi xếp hết sách vở lại để khoác lên mình chiếc ba lô

người lính. Đầu tiên là những sự thay đổi khi ông và những người đồng chí đến với cuộc chiến:

“Chúng tôi đi

cơn bão dữ thổi hai đầu đất nước tuổi trẻ, ước mong, những gì quý nhất

đều trôi qua trong bụi xám chiến hào triệu con người lên sống rừng sâu khoét núi làm đường, chặt cây nhóm lửa võng bạt, láng tranh, đất bùn nhầy nhụa những đường dây, binh trạm, những sư đoàn

những sinh viên đi lái xe tăng những dân chài trở thành pháo thủ kế toán, thợ nề, nông trường viên, thợ mỏ

thành lính gỡ mìn và xung kích đâm lê”. (Cơn bão)

Sau đó ông sống với những “súng đạn”, “rào gai”, “trực thăng”…sống cuộc đời một người lính thật sự và chiến đấu với bao gian khổ, mất mát:

“Những mô đất con đổi bằng mạng trăm người bằng pháo kích, lưỡi lê bằng chân tay vật lộn

chúng tôi nằm dưới đường hào ngập nước xa mọi người, xa mẹ, xa quê hương ai bảo chúng tôi là tuổi trẻ tươi xanh

với mũi lê, với phát đạn đầu tiên chúng tôi đã không còn trẻ nữa” (Cơn bão)

Cuộc chiến đã làm ông thấy mình già dặn đi rất nhiều, ông đã không còn là thế hệ trẻ tươi xanh với bao mộng mơ sách vở từ “phát đạn đầu tiên”.

Cứ như thế, mỗi ngày chiến đấu với kẻ thù, chứng kiến bao nhiêu cảnh đổ máu, tang thương, ông buộc phải thốt lên rằng: “Chưa bao giờ đất tang hoang đến thế”!

Khi ông nhìn ngắm đất nước mình theo suốt chiều dài lịch sử, hiện thực chiến tranh vẫn hiện lên nguyên vẹn với bao nhiêu đau thương, mất mát:

“Dân tộc tôi bốn ngàn năm áo rách Những người chết đặc trong lòng đất

Những mặt vàng sốt rét Những bộ xương đói khát vật vờ đi

Vó ngựa lao dồn dập Giặc phương Bắc kéo về Vung gươm dài đẫm máu Bao đền đài bị đốt thành than Bao cuốn sách bị quăng vào lửa

Bao đầu người bêu trên cọc gỗ Con trai chinh chiến liên miên Con gái mong chồng, hóa đá”.

(Đất nước đàn bầu)

Cho dù chúng ta có cố gắng nhìn bằng con mắt tích cực nhất, thì sự thật vẫn là sự thật. Và sự thật của chiến tranh đó là có quá nhiều người phải chết, đến nỗi Lưu Quang Vũ cảm nhận những xác chết như “đặc trong lòng đất”. Những người may mắn thoát chết cũng phải chịu cảnh “đói khát vật vờ”, “mặt vàng sốt rét”, trai thì “chinh chiến liên miên”, gái thì “mong chồng hóa đá”.

Mặc dù thời gian Lưu Quang Vũ trực tiếp tham gia quân ngũ không nhiều, nhưng những gì mà ông tận mắt chứng kiến đã làm ông mãi day dứt không yên. Những hình ảnh về đất nước và con người bị chiến tranh tàn phá trở đi trở lại rất nhiều thơ ông, đó là nỗi ám ảnh mà ông không thể nào quên được:

“Bệnh xá chở những giường sắt trắng những bệnh nhân què cụt

những cụ già ngồi bệt bên đường bà mẹ gầy hốt hoảng gọi tìm con thành phố của tôi đồng bào tôi đó

môi khô nẻ lòng như máu ứa tôi trở về những khu phố trống không”.

(Hồ sơ mùa hạ 1972)

Sự mất mát mà chiến tranh đưa tới dường như không chừa một ai, từ người già cho đến trẻ thơ. Những thanh niên trụ cột của đất nước cũng vì chiến tranh mà phải mất đi mạng sống hoặc trở thành “què cụt” tàn phế. Một đất nước tươi đẹp đã vì chiến tranh mà trở thành “trống không”, cho thấy sự đáng sợ của chiến tranh là có thực, cho dù chúng ta có muốn nhìn nhận nó hay không.

Lưu Quang Vũ ghi nhật ký cũng dạt dào cảm xúc như đang làm thơ và khi làm thơ cũng chân thực như đang ghi nhật kí. Đọc thơ ông ta thấy những cảm xúc tuôn chảy tự nhiên và chân thực vô cùng. Nói cách khác thơ ông chính là lòng ông. Những gì ông thấy, ông nghĩ đều được thể hiện vào trong thơ. Bài “Ghi vội một đêm 1972” là một bài thơ như thế. Những gì khốc liệt nhất của chiến tranh được tác giả ghi lại đầy đủ:

“Bom xé trời, mặt đất chao nghiêng Vụt mở hoác những vực sâu khủng khiếp

Ngực nghẹn lại không còn khóc được Thương mọi người cơ cực mấy mươi năm

Thương ga xưa đã sập tan tành

Thương những chuyến lên đường xưa đã chết Nỗi bất lực cứa lòng muôn kính nát Kẻ mất người thân lặng lẽ bước trên đường”.

Đó là những ngày tháng chiến tranh tàn khốc nhất, khắp nơi chỉ có chết chóc và tan hoang. Lưu Quang Vũ đã “rợn mình” và “tê dại” trước những nỗi kinh hoàng ấy và xót xa cho tất cả người dân quê mình. Cũng vì có tâm hồn nhạy cảm và tinh tế, ông càng thấu hiểu những gian khổ và mất mát của chiến tranh bao nhiêu thì ký ức về chiến tranh lại càng ám ảnh anh bấy nhiêu. Những đau thương năm 1972 còn in đậm trong bài “Khâm Thiên”, một bài thơ có thể nói là có sức ám ảnh ghê gớm đối với mọi độc giả ở mọi thời kì. Những thảm kịch chiến tranh được miêu tả chi tiết:

“Những người chết trong đêm thân gãy nát óc chảy ròng trên gạch

những người chết cháy đen miệng há mắt mở trừng những xác người đẫm máu dưới cầu thang

tay chân vặn vẹo thịt xương lòng ruột mắc trên dây điện phố Khâm Thiên ầm ầm đổ sụp tiếng người la khủng khiếp xé đêm dài”.

(Khâm Thiên)

Chiến tranh là như thế, đổ máu tang thương là không thể nào tránh khỏi, đó mãi mãi là sự thật cho dù ta có chấp nhận hay không, có muốn nhắc đến hay không. Chiến tranh còn mang trong mình nhiều gian dối và bất công, bằng tâm hồn tinh tế và nhạy cảm của mình, Lưu Quang Vũ đã nhìn ra được:

Năm 72! Có thể thế được chăng

hãy mở mắt ra trông

vụ thảm sát xưa nay chưa từng có năm trái đất phóng bao tàu vũ trụ không nơi nào không nói đến tình thương

Ghéc-ni-ca cũng chẳng thảm thê bằng vô nghĩa hết, thánh kinh và máy tính những pho sách, những dàn giao hưởng

ích gì đâu khi bể máu dâng đầy”. (Khâm Thiên)

Đứng trước những đau thương mà dân tộc mình phải gánh chịu, Lưu Quang Vũ đặt ra những câu hỏi chất vấn đầy ý nghĩa nhân văn. Quả thật khi chiến tranh vẫn đang từng ngày từng giờ gây nên những nỗi đau cho dân tộc thì mọi phát minh đều trở nên vô nghĩa. Tác giả cũng khẳng định rằng không có cuộc chiến nào mang lại hạnh phúc con người, đó chỉ toàn là những lời lẽ lừa bịp, bởi vì “nay

con người chết đi/ cái phúc ấy ai dùng được nữa!”. Mong muốn của tác giả là có

một phiên tòa để xử tội đích đáng cho những kẻ đi gieo tội ác, mang lại công bằng cho dân tộc mình, có như vậy mới thỏa sự căm phẫn trong lòng:

“Ôi xấu xa, đê nhục lắm con người lời không đủ để nói điều phẫn nộ

tôi muốn có phiên tòa cho tất cả tôi vạch từng tên tôi gọi từng người”.

(Khâm Thiên)

Có thể nói Lưu Quang Vũ có một tình yêu thương sâu sắc đối với đất nước và nhân dân, có như thế thì mới căm phẫn trước những bất công mà mọi người phải gánh chịu. Ông mong muốn thay đổi hiện thực nhưng điều đó quá khó khăn, ông mong muốn thay đổi thơ ông nhưng cũng gặp phải những khó khăn không kém. Những mất mát mà đất nước mình phải chịu là không gì bù đắp nổi. Lưu Quang Vũ đã âm thầm thể hiện những sự lo lắng, xót xa của mình vào một mảng thơ riêng khi viết về đất nước đau thương trong chiến tranh, có thể nó không cùng mạch thơ chung với mọi người nhưng nó vẫn là sự thật, nó giúp chúng ta có một cái nhìn toàn diện hơn về chiến tranh. Đồng thời ta cũng hiểu hơn về con người tác giả, khi đứng trước một hiện thực đầy khổ đau khiến tâm hồn ông day dứt không yên, thì làm sao thơ ông có thể tươi sáng hồn nhiên được:

“Muốn kết thúc thơ mình bằng những lời tốt đẹp

nhưng lòng tôi làm sao tươi sáng được khi máu bầm khắp nơi”.

Ông lại cũng không cho phép mình trau chuốt những câu thơ, bởi vì ông tin rằng những điều mình viết ra sẽ là những minh chứng cho tội ác của kẻ thù, cũng là những lời chân thành nhất nói về nỗi đau dân tộc. Rồi lịch sử sẽ là phiên tòa công bằng nhất, ai đúng ai sai sẽ được nhìn thấy rõ ràng:

“kẻ làm chứng trung thành trước phiên tòa lịch sử

giữa tột cùng đau khổ

đâu dám ngồi trau chuốt mỗi câu thơ”. (Khâm Thiên)

Đây cũng chính là lý do thơ Lưu Quang Vũ luôn tuôn chảy một cách tự nhiên, cảm xúc chân thành đắm đuối khó tả. Lời lẽ không quá trau chuốt cầu kỳ nhưng thơ ông vẫn luôn đi vào tâm hồn người đọc và chiếm được nhiều tình cảm của độc giả, bởi ông đã dám nhìn thẳng vào sự thật và bằng tiếng thơ nói lên sự thật đó ở đời.

2.1.2.2 Cái tôi day dứt trước số phận của trẻ em trong chiến tranh

Với Lưu Quang Vũ, đất nước mình là nạn nhân của bao nhiêu thảm kịch. Càng yêu thương gắn bó với mảnh đất quê hương bao nhiêu thì sẽ lại càng day dứt, đau khổ bấy nhiêu khi chứng kiến mọi tai ương, thảm họa xảy ra. Chiến tranh kéo dài triền miên không chỉ khiến cho đất nước bị tàn phá, mà đời sống của người dân cũng trở thành bi kịch. Đọc thơ Lưu Quang Vũ ta thấy tình cảm mà ông dành cho mọi người rất chân thành, yêu thương và lo lắng cho họ vô điều kiện, đặc biệt là người già và trẻ em.

Những đứa trẻ con bị giết

nằm kín hàng hiên”

(Em)

Những hình ảnh như thế một người bình thường khi chứng kiến sẽ rất xót xa, đau đớn. Còn với một nhà thơ có tâm hồn nhạy cảm như Lưu Quang Vũ thì có thể nói là nó ám ảnh suốt cuộc đời ông, nó khiến ông dằn vặt mãi không thôi. Thơ ông viết về đề tài chiến tranh luôn chứa đựng một nỗi dằn vặt như thế.

Một sự thật không thể nào chối cãi được đó là chiến tranh không chỉ gây ra những tổn thất về vật chất, không chỉ khiến cho đất nước tan hoang với những tiếng bom náo động ngày đêm, nhìn đâu cũng thấy hố bom và xác người; chiến tranh còn mang đến những tổn thất về tinh thần không gì bù đắp nổi. Đó là việc mất đi người thân, là vợ mất chồng, con mất cha, là cha mẹ già không còn nơi nương tựa. Nhưng tinh tế hơn cả, Lưu Quang Vũ đã nhìn ra sự mất mát của những đứa trẻ ngay khi chúng vẫn đang tồn tại, đó là việc mất đi tuổi thơ. Số phận của những đứa trẻ thời chiến bị mất đi tuổi thơ được tác giả thể hiện rất rõ trong bài “Những tuổi thơ”:

“Những tuổi thơ không có tuổi thơ Những đôi mắt tráo trơ mà tội nghiệp

Chúng ăn cắp, đánh nhau, chửi tục Lang thang hè đường tàu điện quán bia

Những bông hoa chưa nở đã tàn đi Những cành cây chưa xanh đã cỗi”

Những đứa trẻ đáng lẽ phải được sống trong sự yên vui đầm ấm của gia đình, được cha mẹ yêu thương, đùm bọc để phát triển và hoàn thiện nhân cách thì nay, vì chiến tranh mà chúng phải lang thang nơi vỉa hè, bến tàu để kiếm từng miếng ăn qua bữa. Chúng “ăn cắp”, “đánh nhau”, “chửi tục”, chúng làm những việc mà chính bản thân mình còn chưa ý thức được đúng hay sai. Vậy đó có phải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cái tôi trữ tình trong di cảo thơ lưu quang vũ (Trang 41 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)