9. Cấu trúc của luận văn
3.3. Các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông
thôn ở các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Bình Định
3.3.1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, cán bộ quản lý, giáo viên của Trung tâm về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
a. Mục đích, ý nghĩa biện pháp
Công tác tuyên truyền có ý nghĩa quan trọng trong ĐTN cho LĐNT, một mặt nhằm tăng cơ hội tuyển sinh, mặt khác, tạo sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình ĐTN.
Mục đích của biện pháp là làm cho các cấp, các ngành, CBQL, GV của Trung tâm thấy được tầm quan trọng của công tác ĐTN cho LĐNT, từ đó, đảm bảo thực hiện thắng lợi công tác ĐTN cho LĐNT ở địa phương…
b. Nội dung, cách thực hiện biện pháp
Tăng cường tuyên truyền, GD định hướng cho toàn XH nhận thức đúng vị trí, vai trò của ĐTN trong giải quyết việc làm, đảm bảo cơ cấu NNL là yếu tố có tính quyết định để phát triển KT-XH bền vững; nhận thức đúng thang giá trị về ĐT nghề nghiệp để thay đổi hành vi, thu hút phần lớn thanh niên vào học nghề. Nâng cao nhận thức của các doanh nhân về lợi ích của ĐTN đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, từ đó chủ động tham gia, đóng góp chính và tích cực vào ĐTN;
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn cho người lao động; ĐTN, tạo việc làm cho LĐNT, nhất là các vùng sâu, vùng xa, các xã đăng ký xây dựng nông thôn mới. Trước mắt, cần tập trung vào các nghề dễ và gần gũi với người nông dân như Trồng rau an toàn, Chăn nuôi - Thú y, Mây tre đan, May công nghiệp; các nghề khó học và khó thu hút được LĐ như cơ khí, điện thì nên triển khai có lộ trình phù hợp để có thể thu hút được HV.
3.3.2. Quản lý có hiệu quả hoạt động đào tạo nghề của giáo viên và học nghề của học viên
a. Mục đích, ý nghĩa biện pháp
Công tác dạy và học nghề được xem là hoạt động trọng tâm của trung tâm, đồng thời là hoạt động chuyên môn quan trọng nhất do đội ngũ GV thực
hiện. Công tác giảng dạy chính là tổ chức quá trình nhận thức của HV, vì vậy chất lượng đào tạo là yếu tố quyết định chất lượng HV, quyết định chất lượng đào tạo của trung tâm. Giáo viên trong các trung tâm GDNN-GDTX có nhiệm vụ giảng dạy, rèn luyện kỹ năng nghề cho HV; đồng thời, họ phải học tập, rèn luyện, bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ về mọi mặt nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả ĐTN của mình.
Đổi mới phương thức đào tạo và hình thức đào tạo nhằm tạo cho HV có động lực học tập đúng đắn, có tâm với nghề, không ngại gian khó. Tổ chức tốt cho HV học tập trên lớp, tích cực tham gia các hoạt động, sinh hoạt nhóm một cách co tổ chức…, sẽ làm cho hoạt động học của HV mang tính tự giác hơn, tích cực học hỏi; góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trung tâm.
Quản lý hoạt động dạy nghề gắn liền với QL hoạt động học nghề của HV và đều hướng đến mục đích đó là nâng cao chất lượng đào tại nghề.
b. Nội dung, cách thực hiện biện pháp
- Quản lý hoạt động dạy nghề của giáo viên:
Hàng năm, lãnh đạo trung tâm chỉ đạo phòng đào tạo hướng dẫn cho GV lập kế hoạch giảng dạy, xây dựng đề cương bài giảng và tiến hành soạn giáo án theo các biểu mẫu quy định của Bộ LĐ-TB&XH ban hành. Ngoài ra, cần tạo điều kiện thuận lợi để GV làm các mô hình học cụ, chuẩn bị các TBĐT và phương tiện dạy học, nhằm thực hiện ĐT đạt hiệu quả cao. Phát động phong trào thi đua cải tiến phương pháp ĐT và tham gia tích cực việc làm đồ dùng học tập, xây dựng cơ chế QL và HĐ của GV; xây dựng các tiêu chí đánh giá xếp loại giáo án, xếp loại tiết dạy… theo quy định. Căn cứ vào đó để làm cơ sở cho việc kiểm tra định kỳ, đột xuất các HĐ ĐT của GV.
Để thực hiện tốt công tác dạy nghề, các GV cần thực hiện:
Xây dựng kế hoạch cần căn cứ vào khả năng chuyên môn cũng như số giờ định mức của từng GV để phân công hợp lý; đồng thời căn cứ vào CSVC
của đơn vị xây dựng thời khóa biểu một cách khoa học, đảm bảo tỉnh khả thi trong việc thực hiện kế hoạch ĐT.
Nội dung, chương trình ĐT cần thể hiện chi tiết theo từng mô-đun, môn học, được bộ phân chuyên môn thảo luận thống nhất, chịu trách nhiệm trước lãnh đạo trung tâm và nội dung, chương trình ĐT được lãnh đạo trung tâm phê duyệt.
Quản lý việc chấm và trả bài kiểm tra, đánh giá kết thúc mô-đun, môn học cho HV cần thực hiện một cách nghiêm túc. Nếu việc chấm và trả bài kiểm tra không được coi trọng thì kết quả đánh giá chất lượng của HV không chính xác. Thường xuyên kiểm tra chế độ cho điểm, cập nhật điểm kiểm tra, điểm thi theo đúng tiến độ.
- Quản lý hoạt động học nghề của học viên
Các trung tâm GDNN-GDTX cần phải xây dựng nội quy học nghề và quán triệt cho HV ngay từ đầu khóa học. Cử cán bộ thường xuyên theo dõi, kiểm tra nhắc nhỡ nề nếp học tập của HV. Phân công GV chủ nhiệm lớp để nắm bắt trình độ học vấn, năng lực học nghề… của HV để từ đó có những phương pháp ĐTN cho phù hợp.
Hàng tuần, hàng tháng GV ĐTN phải có thống kê số lượng, chất lượng, y thức tổ chức học nghề của HV, báo cáo với lãnh đạo trung tâm để kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn những sai sót trong quá trình giảng dạy và học nghề. Tổ chức các phong trào thi đua về dạy và học nghề; các buổi thi thực tế nhằm nâng cao nhận thức về nghề nghiệp; đồng thời giúp HV ý thức HĐ QL về học nghề.
Để có kết quả học nghề của học viên được cao, cần phải duy trì và tổ chức nề nếp học nghề của HV một cách nghiêm túc. Phải xây dựng nội quy học tập và các tiêu chí hướng dẫn hoạt động học tập và rèn luyện; đồng thời các trung tâm GDNN-GDTX xây dựng cơ chế phối hợp với chính quyền địa phương về việc QL HV trong suốt thời gian tham gia học nghề tại trung tâm.
3.3.3. Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; đổi mới chương trình, giáo trình, nội dung đào tạo nghề cho lao động nông thôn
a. Mục đích, ý nghĩa biện pháp
Xây dựng đội ngũ giáo viên, CBQL đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý và có chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm và tâm huyết với nghề. Đội ngũ GV, CBQL thực hiện công tác ĐTN cho LĐNT có vai trò quyết định đến chất lượng, hiệu quả HĐ ĐTN của trung tâm. Thực tế cho thấy, trong thời gian qua, HĐ ĐTN đã được nhiều cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh Bình Định nói chung và trung tâm GDNN-GDTX nói riêng đã triển khai thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, đội ngũ CBQL, GV tham gia HĐ này đã gặp nhiều bỡ ngỡ và khó khăn trong công tác ĐTN. Nguyên nhân chính là do kinh nghiệm còn hạn chế, hầu hết CBQL, GV tham gia đều chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn theo quy định tại Thông tư số 08/2019/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Nội dung, chương trình ĐT là những kiến thức, những kỹ năng nghề nghiệp cần truyền tải cho HV trong quá trình đào tại. Việc đổi mới và phát triển chương trình ĐT phù hợp với nhu cầu thực tiễn XH sẽ góp phần thực hiện có hiệu quả và nâng cao chất lượng công tác ĐTN cho LĐNT. Tuy nhiên, việc phát triển chương trình, giáo trình, nội dung ĐT trong những năm qua chưa sát với nhu cầu thực tế và chưa có sự tham gia của các chuyên gia từ các nhà sản xuất, doanh nghiệp, cơ sở SXKD,… Vì vậy, việc phát triển chương trình, giáo trình, nội dung ĐT là cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay, nhằm đổi mới nâng cao chất lượng ĐTN cho phù hợp với nhu cầu sử dụng LĐ của xã hội.
b. Nội dung, cách thực hiện biện pháp
Tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá đội ngũ GV và CBQL ĐT để có kế hoạch ĐT và tuyển dụng đáp ứng yêu cầu về số lượng (đối với Trung tâm GDNN-GDTX mỗi nghề tối thiểu có 01 GV cơ hữu), chất lượng và cơ cấu nghề ĐT. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ GV, CBQL trước mắt cũng như lâu dài; từng bước chuẩn hóa đội ngũ GV, đảm bảo tỷ lệ 01 GV/20 HV quy đổi;
ĐT nghiệp vụ sư phạm và bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề để bổ sung GV cho các trung tâm GDNN-GDTX chưa đủ GV cơ hữu; bồi dưỡng về phẩm chất, tư tưởng, chính trị, về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm theo đúng chuẩn quy định của Bộ LĐ-TB&XH, bồi dưỡng CB, GV thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, cách thức quản lý, tư vấn học nghề, tìm và tự tạo việc làm cho LĐNT sau khi đã được học nghề;
Thường xuyên tổ chức thao giảng, Hội giảng nhà giáo GDNN giỏi tại trung tâm để tìm ra những GV dạy giỏi. Khuyến khích GV giảng đạt theo phương pháp tích hợp, bằng phương tiện hỗ trợ dạy học mới.
Xây dựng chính sách, tiêu chí đối với việc bồi dưỡng ĐT, có chính sách đãi ngộ đối với CBQL, GV trẻ giúp họ yên tâm công việc; công tác thi đua khen thưởng kịp thời, khách quan và xử lý nghiêm người vi phạm kỷ luật, nâng lương trước thời hạn; có chính sách ưu đãi đối với GV nữ, GV chuyển sang làm công tác quản lý.
- Về đổi mới chương trình, giáo trình, nội dung đào tạo nghề
Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu ĐT trình độ sơ cấp, ĐT thường xuyên, đào tạo dưới 3 tháng; xây dựng danh mục thiết bị ĐT cần phải:
Đổi mới và phát triển chương trình, trình, học liệu ĐTN cho LĐNT theo yêu cầu của thị trường LĐ, thương xuyên cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới;
Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người LĐ có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở SXKD, các trung tâm
khuyến nông – lâm - ngư, nông dân sản xuất giỏi và các nghệ nhân tham gia xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu ĐTN cho LĐ nông thôn;
Tham gia hoàn thành chỉnh sửa các chương trình, học liệu và xây dựng mới các chương trình, học liệu ĐTN trình độ sơ cấp, ĐT thường xuyên và đào tạo dưới 3 tháng. Cung cấp các chương trình, học liệu dạy nghề cho các cơ sở GDNN tham gia ĐTN cho lao động nông thôn; xây dựng chương trình nội dung ĐT theo từng vùng miền (đồng bằng, trung du, miền núi, vùng dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn) theo từng giai đoạn phát triển, phù hợp với địa phương.
Để quản lý chặt chẽ nội dung, chương trình về lý thuyết, thực hành thông qua việc kiểm tra, đôn đốc quá trình biên soạn chương trình, giáo trình, giáo án. Nội dung giảng dạy cần phải gắn bó với yêu càầu của hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và phải cung cấp cho người học kiến thức chuyên môn, kỹ năng hành nghề, thái độ nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm trong công việc. Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng người học; nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung chương trình đào tạo, bồi dưỡng giảng viên đáp ứng được yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong giai đoạn CNH-HĐH.
Định kỳ kiểm tra đột xuất về biên soạn bổ sung bài giảng, giáo án nhằm nhận xét đánh giá, biểu dương, nhắc nhở, khen thưởng kịp thời. Có kế hoạch tổ chức, cử CB, GV đi thực tế ở các địa phương khác, các cơ sở SXKD để nắm bắt những công nghệ, kỹ thuật mới, tiên tiến hơn nhằm bổ sung vào bài giảng hoặc cải tiến phương pháp giảng dạy.
Trung tâm cần thành lập ban chỉ đạo xay dựng và đổi mới nội dung, chương trình ĐT là công việc quan trọng của thực hiện biện pháp. Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể cho phòng, tổ bộ môn. Sưu tầm, hệ thống hóa, xây dựng luận cứ để cải thiện nội dung, chương trình đào tạo. Xây dựng tính tự
giác trong GV, ý thức đổi mới nội dung, chương trình ĐT là nhiệm vụ xuyên suốt, quan trọng, bảo đảm vị thế trên bục giảng của chính mình .
Đảm bảo đủ tài liệu tham khảo, sách giáo trình, đề cương môn học cho việc nghiên cứu và thu thập thông tin của GV cần tham khảo, giờ dạy không quá khô khan.
3.3.4. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn
a. Mục đích, ý nghĩa biện pháp
Một trong những yếu tố quan trọng của người quản lý trung tâm đó là kiểm tra. Lãnh đạo mà không kiểm tra coi như không có lãnh đạo. Trong công tác ĐTN cho LĐNT cũng vậy, không có kiểm tra, đánh giá thì không biết kết quả ĐTN ấy như thế nào. Do đó, kiểm tra mới thúc đẩy hoạt động ĐTN có hiệu quả của trung tâm.
Tăng cường và thường xuyên đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá quá trình HĐ ĐTN cho LĐNT tại các trung tâm GDN-GDTX, nhằm tạo ra tính đồng bộ trong các khâu của quá trình ĐTN, Việc kiểm tra, đánh giá tốt là cách tạo nên tính tự giác trong làm việc, của HV; đồng thời để phân loại xếp thứ tự từ cao đến thấp, nhằm mang tính khách quan, công bằng, chính xác, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng công tác QL ĐT, thúc đẩy sự việc đến mục tiêu đề đề ra.
Thực hiện công tác kiểm tra còn có tác dụng nắm được thông tin, góp phần kiểm soạt quá trình ĐT, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong các trung tâm GDNN-GDTX.
b. Nội dung, cách thực hiện biện pháp
* Đối với giáo viên:
Xây dựng các tiêu chí kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Xây dựng phương pháp thu thập, xử lý thông tin và xây dựng phần mềm QL LĐNT học nghề ở các cấp.
Hàng năm lập kế hoạch kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện Đề án. Kiểm tra, đánh giá phải trung thực, công bằng, nghiêm túc; tránh tình trạng người kiểm qua loa, người được kiểm tra thì đối phó với công việc. Sau khi kiểm tra, cần tổ chức rút kinh nghiệm.
Báo cáo, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các mục tiê, nội dung của ĐNT; kiểm tra việc sử dụng và thanh quyết toán ngân sách nhà nước hỗ trợ ĐTN cho LĐNT; tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát các đối tượng thụ hưởng. Trong đó chú ý đến lợi ích của CB, GV và lợi ích của người học nghề. Định kỳ, 6 tháng, năm tổ chức sơ kết đánh giá tình hình thực hiện công tác ĐTN cho LĐNT tại địa phương. Thông qua kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án, hiệu quả của đề án, phát hiện sai sót, chấn chỉnh kịp thời nhằm thực hiện tốt những quy định của Nhà nước về ĐTN.
Tổ chức các hoạt động biểu dương, khen thưởng, tôn vinh những tập thể, cá nhân tiêu biểu như: công nhận nghệ nhân lành nghề, giáo viên dạy giỏi, thợ giỏi, bàn tay vàng... đã có nhiều cống hiến đối với sự nghiệp ĐTN cho LĐNT.
* Đối với học viên:
Phải có kế hoạch kiểm tra cụ thể, thông báo đề cương ôn tập, các mô- đun kiểm tra cho HV trước một tuần để HV có kế hoạch xem lại các bài đã học và ôn tập.
Trung tâm bố trí phòng thi lý thuyết, xưởng thực hành theo đúng quy định. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HV trong suốt quá trình ĐT