9. Cấu trúc của luận văn
3.1.3. Định hướng phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bình
Bình Định đến năm 2020
3.1.3.1 Mục tiêu
a. Mục tiêu tổng quát
- Bình quân hàng năm ĐTN cho khoảng 16.200 lao động nông thôn; - Nâng cao chất lượng và hiệu quả ĐTN, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn;
b. Mục tiêu cụ thể
- Năm 2010: ĐTN cho 13.700 người. Tỷ lệ LĐ qua ĐT là 36%.
- Giai đoạn 2011-2015: đào tạo nghề cho 76.000 người. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này tối thiểu đạt 70%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 46%.
- Giai đoạn 2016-2020: đào tạo nghề cho 88.500 người. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này tối thiểu đạt 80%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 56%.
3.1.3.2. Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 (Chi tiết xem phụ lục số 01)
a. Các hoạt động
- Hoạt động1: Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với LĐNT.
- Hoạt động2: Điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu ĐTN cho LĐNT
- Hoạt động3: Thí điểm các mô hình ĐTN cho LĐNT.
- Hoạt động4: Tăng cường CSVC-TBĐT đối với các cơ sở GDNN công lập.
- Hoạt động 5: Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu và xây dựng danh mục thiết bị ĐT.
- Hoạt động6: Phát triển giáo viên, cán bộ quản lý ĐT
- Hoạt động7: Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề.
- Hoạt động8: Giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án. b. Lĩnh vực đào tạo
- ĐTN nông nghiệp: Trồng cây lương thực, thực phẩm; Trồng rau; Trồng cây công nghiệp; Trồng cây ăn quả; Bảo vệ thực vật; Chăn nuôi gia súc, gia cầm; Khuyến nông - lâm; Kỹ thuật dâu tằm tơ; Chọn và nhân giống cây trồng; Lâm sinh; Làm vườn - cây cảnh; Sinh vật cảnh.
- ĐTN phi nông nghiệp cho LĐ Công nghệ kỹ thuật cơ khí chế tạo; Sửa chữa, bảo trì xe; Máy và thiết bị cơ khí; Sản xuất hàng dệt, may; Kỹ thuật điện; Gia công sản phẩm từ gỗ; Công nghệ thông tin; Lắp ráp cơ khí; Kỹ thuật điện; Chế biến thủy sản; Dịch vụ nhà hàng, khách sạn, Chế biến gỗ mỹ nghệ, Sơn mài, Chạm, Khảm, Làm đồ gốm, Mây tre đan, Thêu ren, Dệt thổ cẩm, Làm thảm xơ dừa và các sản phẩm từ dừa, Sản xuất các sản phẩm từ cói, Chế biến hải sản khô các loại và các lĩnh vực khác...
Các nghề phi nông nghiệp cho LĐNT chuyển sang làm việc ở khu vực đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, xuất khẩu lao động.
c. Trình độ đào tạo: cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và dưới 03 tháng. d. Đối tượng đào tạo
LĐNT từ đủ 15 tuổi đến 60 tuổi (đối với nam), 55 tuổi (đối với nữ), có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học, bao gồm: Người LĐ có hộ khẩu thường trú tại xã; Người LĐ có hộ khẩu thường trú tại phường, thị trấn đang trực tiếp làm nông nghiệp hoặc thuộc hộ gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi. Ưu tiên ĐTN cho người LĐ thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, ngư dân.
e. Hình thức dạy nghề
Đào tạo chính quy: kết hợp dạy lý thuyết nghề tại cơ sở GDNN với thực hành nghề ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, dịch vụ; ĐT từ xa đối với những nghề phù hợp...
Đào tạo trình độ sơ cấp và ĐT dưới 3 tháng được thực hiện đa dạng, linh hoạt: dạy chính quy tại các cơ sở GDNN ; cầm tay chỉ việc, truyền nghề tại các làng nghề truyền thống; ĐTN lưu động tại các làng, xã, thôn, bản; dạy nghề nơi sản xuất, doanh nghiệp, làng nghề; kết hợp dạy lý thuyết nghề tại cơ sở dạy nghề với thực hành nghề ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, dịch vụ...
f. Cơ sở đào tạo
Các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh Bình Định có đăng ký HĐ ĐTN, chủ yếu là các cơ sở GDNN công lập và một số cơ sở GDNN ngoài công lập có năng lực ĐTN phù hợp cho LĐ nông thôn.
3.1.3.3. Kinh phí và cơ chế tài chính
a. Tổng số kinh phí thực hiện
Tổng kinh phí thực hiện Đề án dự kiến là 432.070 triệu đồng, gồm:
- Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 362.500 triệu đồng.
- Ngân sách địa phương: 58.570 triệu đồng.
- Nguồn huy động xã hội hóa: 11.000 triệu đồng.
(Chi tiết xem phụ lục số 02)
b. Cơ chế tài chính
Ngân sách Trung ương và tỉnh hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị ĐT cho các trung tâm GDNN-GDTX huyện, thị xã.
Ngân sách Trung ương hỗ trợ LĐNT học nghề từ Chương trình mục tiêu theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; đồng thời, hàng năm ngân sách tỉnh cũng được bố trí để thực hiện việc ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh.
Huy động thêm nguồn lực của các tổ chức quốc tế, các cơ sở GDNN, doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng để bổ sung cho việc ĐTN.