Những mặt mạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 78 - 79)

9. Cấu trúc của luận văn

2.5.1. Những mặt mạnh

Trong những năm qua, công tác ĐTN, giải quyết việc làm luôn được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp đồng bộ của Mặt trận, các hội, đoàn thể, các sở, ngành của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố nên việc triển khai thực hiện các dự án, HĐ của Chương trình mục tiêu, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của từng địa phương trên địa bàn tỉnh ngày càng có hiệu quả.

Mạng lưới cơ sở GDNN phát triển theo quy hoạch; Quy mô tuyển sinh học nghề tăng, cơ cấu ngành nghề ĐT đã từng bước điều chỉnh theo cơ cấu trong sản xuất.

Các điều kiện bảo đảm chất lượng dạy nghề được cải thiện: Việc đầu tư trang thiết bị dạy nghề theo Đề án đổi mới và phát triển dạy nghề và Đề án ĐTN cho LĐNT đã thu hút nhiều người LĐ học nghề và nâng cao chất lượng; Đội ngũ GV dạy nghề tăng về số lượng và nâng dần chất lượng; Nhiều Chương trình ĐT đã được đổi mới về nội dung cho phù hợp với kỹ thuật, công nghệ sản xuất và đặc biệt chú trọng tới rèn luyện kỹ năng nghề cho người học; Chất lượng và hiệu quả dạy nghề có bước chuyển biến tích cực; Đã triển khai HĐ kiểm định chất lượng dạy nghề; XH hóa dạy nghề từng bước phát triển, nhiều tổ chức,

doanh nghiệp, cá nhân đã đầu tư thành lập cơ sở ĐT.

Nhìn chung, LĐ đã qua ĐTN đạt chất lượng khá tốt, tỷ lệ LĐ có việc làm sau ĐT tương đối cao, đạt trên 75%; Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đánh giá chất lượng của LĐ đã qua ĐT đạt mức trung bình, nhất là về kỹ năng thực hành, và cũng đề nghị các cơ sở ĐT tập trung đầu tư thiết bị, máy móc kỹ thuật hiện đại để nâng cao chất lượng ĐT thực hành, sát với HĐ thực tế của doanh nghiệp.

Một số cơ sở ĐT của tỉnh đã chủ động liên kết với các doanh nghiệp, gắn ĐT với sử dụng LĐ, tiếp tục tạo môi trường thông thoáng, khuyến khích các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có nhu cầu tuyển dụng, sử dụng LĐ địa phương. Nâng cao chất lượng dạy nghề, gắn dạy nghề với giải quyết việc làm, trong đó chú trọng quan tâm đến nhu cầu của người sử dụng LĐ tại tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)