9. Cấu trúc của luận văn
2.3.4. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quản lý hoạt động đào tạo
nghề trên địa bàn tỉnh
Được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh và các địa phương nên công tác ĐTN cho LĐNT đã từng bước được đổi mới và phát triển. Sau khi phân cấp về huyện, nhận thức về ĐTN cho LĐNT của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương được nâng lên. Công tác QL nhà nước về ĐT nghề nghiệp đã từng bước được đổi mới, từng bước đi sâu vào chuyên môn theo hướng đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Công tác tuyên truyền, vận động học nghề đã thay đổi nhận thức của người LĐ trong việc học nghề lập nghiệp; đồng thời, nâng cao kỹ năng nghề, nâng cao khả năng tự tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động;
Tuy nhiên, sự phối hợp triển khai thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của các sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh vẫn còn chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ. CBQL công tác ĐTN ở địa phương chủ yếu làm kiêm nhiệm; công tác lãnh đạo chỉ đạo của các cấp, các ngành chưa tập trung đúng mức, sự phối hợp và tham gia của các cấp ủy đảng, chính quyền, các Hội đoàn thể ở các địa phương chưa được chặt chẽ và đồng bộ. QL nhà nước về GDNN ở cấp huyện và cấp xã còn nhiều hạn chế. Công tác tuyên truyền hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở chưa được quan tâm đúng mức ở một số địa phương. ĐTN theo hướng XH hóa chưa được đổi mới và mạnh mẽ.
2.3.5. Thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Bình Định
Bảng 2.4. Quy mô tuyển sinh ở các trung tâm GDNN-GDTX
TT Tên Trung tâm Địa chỉ Quy mô
(HV/năm)
1 Trung tâm GDNN-GDTX
Quy Nhơn 69 Tô Hiến Thành, Thành phố Quy Nhơn 600 2 Trung tâm GDNN-GDTX
An Nhơn
599 Ngô Gia Tự, Phường Bình
Định, thị xã An Nhơn 700 3 Trung tâm GDNN-GDTX
Tuy Phước
418 Nguyễn Huệ, Thị trấn Tuy
Phước, huyện Tuy Phước 430 4 Trung tâm GDNN-GDTX
Phù Cát
47 Trần Quốc Toản, Thị trấn Ngô
Mây, huyện Phù Cát 700 5 Trung tâm GDNN-GDTX
Tây Sơn Xã Tây Xuân, huyện Tây Sơn 505
6 Trung tâm GDNN-GDTX
Phù Mỹ Thị trấn Phù Mỹ, huyện Phù Mỹ 600
7 Trung tâm GDNN-GDTX
Hoài Nhơn Xã Hoài Tân, huyện Hoài Nhơn 620
8 Trung tâm GDNN-GDTX Hoài Ân
01 Hà Huy Tập, Thị trấn Tăng Bạt
Hổ, huyện Hoài Ân 245 9 Trung tâm GDNN-GDTX
Vĩnh Thạnh Thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh 120 10 Trung tâm GDNN-GDTX
Vân Canh
Thị trấn Vân Canh, huyện Vân
Canh 100
11 Trung tâm GDNN-GDTX
An Lão Xã An Tân, huyện An Lão 270
2.3.5.2. Các ngành nghề và thời gian đào tạo
Ngành nghề ĐT tập trung chủ yếu gồm: Trồng rau an toàn; Chăn nuôi – Thú ý; Trồng và nhân giống cây trồng; Nuôi và phòng trị bệnh cho Trâu, Bò, gà, Lợn; Trồng lúa năng suất cao; Trồng nấm; Trồng dâu, nuôi tằm; Trồng cây có múi; Sửa chữa máy nông nghiệp; Điện dân dụng, công nghiệp; May
công nghiệp; Chế biến món ăn; Kỹ thuật làm bánh; Hàn điện; Tin học văn phòng; Nề - hoàn thiện; Đan nhựa giả mây; Làm nón lá; Chăm sóc sắc đẹp; Nghiệp vụ nhà hàng;…
ĐTN cho LĐNT được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: ĐT chính quy tại các cơ sở GDNN; ĐTN lưu động đến các xã, thôn, bản; ĐTN tại các doanh nghiệp và cơ sở SXKD; ĐTN theo hợp đồng với doanh nghiệp và ĐTN phục vụ cho XKLĐ.
Thời gian ĐT thường từ 1,5 – 3 tháng hoặc có khóa học đến dưới 1 năm.
2.3.5.3. Tình hình cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo tại các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyêntrên địa bàn tỉnh Bình Định
Bảng 2.5. Đánh giá về trang bị CSVC, TBĐT ở các trung tâm GDNN-GDTX Mức độ
đánh giá Đầy đủ Thiếu ít Thiếu nhiều Thiếu rất nhiều
Chủ thể đánh giá SL % SL % SL % SL %
GĐ, PGĐ trung tâm 2 11,1 3 16,7 10 55,5 3 16,7 GV trung tâm 8 14,5 10 18,2 27 49,1 10 18,2 Hiện nay, CSVC, TBĐT ở các GDNN-GDTX vẫn còn thiếu nhiều và lạc hậu. Mức độ áp dụng các TBĐT ở các GDNN-GDTX vẫn còn thấp, tỷ lệ từ 50-69% chiếm khá cao, thể hiện ở bảng 2.6.
Bảng 2.6. Mức độ áp dụng các CSVC, TBĐT ở các trung tâm GDNN-GDTX Mức độ đánh giá Dưới 50% 50-69% 70-89% 90-100% Chủ thể đánh giá SL % SL % SL % SL % GĐ, PGĐ trung tâm 0 0 8 44,4 7 38,9 3 16,7 GV trung tâm 0 0 30 57,6 15 27,3 10 18,2
Thực tế cho thấy, phương thiện ĐT ở các trung tâm hiện nay tính đồng bộ cũng tương đối về thành phần, chủng loại. Kết quả khảo sát ở bảng 2.7 cho thấy:
Bảng 2.7. Tính đồng bộ về CSVC, TBĐT ở các trung tâm GDNN-GDTX Mức độ
đánh giá Đồng bộ Chưa đồng bộ đồng bộ Không
Chủ thể đánh giá SL % SL % SL %
GĐ, PGĐ trung tâm 8 44,4 5 27,8 5 27,8
GV trung tâm 20 36,4 10 18,2 25 45,4
Phần lớn các ý kiến đánh giá cho thấy tỷ lệ đồng bộ và không đồng bộ của CSVC, TBĐT của các trung tâm còn khá cáo.
* Đối với chất lượng của CSVC, TBĐT ở các trung tâm
Bảng 2.8. Chất lượng các CSVC, TBĐT ở các trung tâm GDNN-GDTX Mức độ đánh giá Tốt Khá Trung bình Kém Chủ thể đánh giá SL % SL % SL % SL % GĐ, PGĐ trung tâm 5 27,8 7 38,9 5 27,8 1 5,5 GV trung tâm 12 21,8 30 54,5 10 18,3 3 5,4
Đa số các ý kiến đánh giá chất lượng TBĐT ở các trung tâm GDNN- GDTX hiện nay khá tốt. Qua trao đổi với các giáo viên trực tiếp ĐT, phần lớn ý kiến cho rằng TB ĐTN hiện nay có chất lượng khá, cơ bản đáp ứng được nhu cầy ĐTN cho LĐNT.
2.3.5.4. Về kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên.
Tổng tuyển sinh mới ĐT là 31.244 người, trong đó: - Trung cấp (liên kết ĐT): 1.495 người.
- Sơ cấp và ĐT dưới 3 tháng là 29.749 người
Năm 2018, tỷ lệ LĐ qua ĐT, bồi dưỡng tập huấn nghề đạt 52,39%, tăng 2% so với năm 2017 (50,19%). Đa số LĐNT sau khi học nghề đều có việc làm (chủ yếu là tự tạo việc làm tại chổ chiếm 75%; số còn lại thành lập hợp tác xã sản xuất hoặc được các doanh nghiệp tuyển dụng và bao tiêu sản phẩm đầu ra của người học).
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo nghề ở các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Bình Định
2.4.1. Quản lý mục tiêu đào tạo
Đối với đào tạo nói chung và ĐTN cho LĐNT nói riêng, muốn đạt được kết quả cao, điều quan trọng nhất là việc xác định mục tiêu đào tạo. Mục tiêu đào tạo sẽ định hướng cho toàn bộ hoạt động, tạo ra sự thống nhất đồng bộ của hệ thống quản lý.
Bảng 2.9: Đánh giá kết quả công tác quản lý mục tiêu đào tạo Số TT Nội dung Kết quả thực hiện (%) Tốt Khá Trung bình Chưa tốt 1 Xây dựng quy định xác định mục tiêu ĐT 15,9 28,4 42,5 13,2
2 Xây dựng văn bản thực hiện QL
mục tiêu ĐT 24,1 15,7 45,0 15,2
3 Tổ chức chỉ đạo thực hiện mục
tiêu ĐT 26,3 32,6 35,8 5,3
4 Kiểm tra và điều chỉnh mục tiêu
Việc QL mục tiêu ĐT trong những năm qua đã được các trung tâm quan tâm thực hiện. Trong đó, việc kiểm tra và điều chỉnh mục tiêu định kỳ có 43,1% và 19,9% ý kiến nhận xét thực hiện ở mức độ khá, tốt; điều đó chứng tỏ các trung tâm GDNN-GDTX đã quan tâm đến công tác QL mục tiêu ĐT. Tuy nhiên, việc xây dựng quy trình xác định mục tiêu ĐT trong những năm qua là vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn, có 13,2% ý kiến cho rằng nội dung này thực hiện chưa tốt. Ngoài ra, việc QL mục tiêu và xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện mục tiêu cũng chưa được quan tâm đúng mức, có đến 15,2% ý kiến cho rằng thực hiện chưa tốt. Đây là những thiếu sót cần được điều chỉnh, bổ sung kịp thời trong thời gian tới.
2.4.2. Quản lý kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo nghề
QL kế hoạch, nội dung, chương trình ĐTN là một HĐ quan trọng để thực hiện mục tiêu ĐT. Trong những năm qua, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Định thường xuyên chỉ đạo hướng dẫn các trung tâm GDNN-GDTX thực hiện theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “ĐTN cho LĐNT đến năm 2020”; Quyết định số 212/2003/QĐ - BLĐTBXH ngày 27/3/2003 của Bộ LĐ-TB&XH về việc ban hành các nguyên tắc xây dựng và tổ chức thực hiện công tác ĐT nghề; Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH, Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ LĐ-TB&XH quy định về ĐT trình độ sơ cấp và ĐT thường xuyên; Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01/3/2017 của Bộ LĐ-TB&XH về việc quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình ĐT trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng, trong đó có hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình ĐT trình độ sơ cấp, ĐT thường xuyên và quy trình xây dựng, chuyển đổi chương trình ĐT trình độ trung cấp.
* Về nội dung, chương trình ĐT ở các trung tâm GDNN - GDTX
Bảng 2.10: Kết quả khảo sát về đánh giá nội dung, chương trình đào tạo Mức độ đánh giá Rất phù hợp Phù hợp Tương đối phù hợp Không phù hợp Chủ thể đánh giá SL % SL % SL % SL % GĐ, PGĐ trung tâm 3 16,7 6 33,3 8 44,4 1 5,6 GV trung tâm 10 18,2 22 40 18 32,7 5 9,1
Kết quả khảo sát trên cho thấy nội dung, chương trình ĐTN cho LĐNT hiện nay còn bất cập, hạn chế: Chậm đổi mới về nội dung, một số nghề chương trình còn mang tính lý thuyết, thiếu tính thực tế, chưa thể hiện sự thích hợp giữa chương trình ĐTN và yêu cầu thực tiễn. Nội dung giảng dạy của một số nghề chưa được thống nhất, công tác biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy tuy có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới hiện nay, một số nội dung chương trình ĐT chưa phù hợp với sự thay đổi của khoa học, kỹ thuật và công nghệ sản xuất, một số nghề đang tổ chức dạy nhưng chưa có giáo trình, nghệ nhân truyền nghề (các nghề truyền thống của địa phương), chính vì vậy việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng giảng dạy gặp nhiều khó khăn.
Theo đánh giá của GV, có đến 9,1% ý kiến cho rằng chương trình không phù hợp, có 40,0% nhận xét là phù hợp. Một trong những nguyên nhân cơ bản của chưa phù hợp đó là Tổng cục GDNN điều chỉnh chương trình chưa kịp thời, kinh phí đầu tư cho biên soạn chương trình giáo trình tài liệu cho các địa phương còn hạn chế.
* Về quản lý nội dung, chương trình đào tạo
Bảng 2.11. Kết quả khảo sát về quản lý nội dung, chương trình đào tạo
TT Nội dung Kết quả thực hiện (%) Tốt Tương đối tốt Trung bình Chưa tốt
1 Xây dựng chương trình theo một quy
trình khoa học, phù hợp với thực tiễn 20,8 38,8 28,3 12,1 2 Biên soạn giáo trình, tài liệu theo đúng
nội dung, chương trình ĐTN 28,0 29,0 32,7 10,3 3 Thường xuyên cập nhập, điều chỉnh
nội dung chương trình ĐT 20,1 24,0 39,6 15,3 Qua khảo sát, việc QL xây dựng chương trình ĐT tương đối khá, có 12,1% ý kiến đánh giá chưa tốt; việc QL biên soạn giáo trình, tài liệu theo đánh giá thực hiện ở mức trung bình là 32,7%. Thường xuyên rà soát, điều chỉnh nội dung ĐT còn nhiều hạn chế, có 15,3% ý kiến đánh giá thực hiện chưa tốt. Do đó, nội dung ĐT trong thời gian tới cần được cải thiện cho phù hợp với hiện nay.
Bên cạnh đó, việc thiết kế, xây dựng chương trình giảng dạy chưa tốt, nhiều ý kiến cho rằng nội dung chương trình thiết kế còn ở mức bình thường. Phân chia số tiết cho từng phần chưa hợp lý, vẫn còn nặng về lý thuyết, trong khi đó yêu cầu kỹ năng thực hành đối với nghề nông nghiệp là rất cần thiết. Công tác kiểm tra, thực hiện nội dung chương trình ĐT chủ yếu từ phía các trung tâm theo cơ chế vừa xây dựng, vừa tổ chức thực hiện, vừa kiểm tra đánh giá. Do vậy, khó có thể đánh giá khách quan, công bằng việc tổ chức thực hiện.
Nguyên nhân cơ bản là do công tác chỉ đạo của cấp trên thiếu sâu sát. Trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn tác động của một số yếu tố chủ
quan và khách quan, cần có sự điều chỉnh khắc phục. Đó là công tác tuyên truyền nhận thức còn chậm, chưa sâu rộng, còn nặng về hình thức; công tác kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, nội dung chương trình, tiến độ cũng như đánh giá chất lượng của quá trình ĐT chưa thường xuyên; chương trình ĐT chưa kịp thời được điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với thực tiễn của địa phương.
2.4.3. Quản lý đội ngũ giáo viên giáo dục nghề nghiệp
Bảng 2.12: Tình hình CB, GV các trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn tỉnh Bình Định đến cuối năm 2019
T T
Tên Trung tâm GDNN-GDTX CB, GV, nhân viên Trình độ đào tạo Số GV còn thiếu của đơn vị Trong đó: Tổng số Quả n lý Giáo viên Nhân viên Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung cấp, khác Tổng 308 21 232 55 17 230 33 28 52 1 Trung tâm GDNN- GDTX Quy Nhơn 57 3 43 11 10 41 1 5 0 2 Trung tâm GDNN- GDTX An Nhơn 37 3 29 5 0 34 1 2 7 3 Trung tâm GDNN- GDTX Tuy Phước 30 1 25 4 0 28 2 0 6 4 Trung tâm GDNN- GDTX Phù Cát 41 1 33 7 0 38 0 3 5 5 Trung tâm GDNN- GDTX Tây Sơn 25 3 16 6 3 15 3 4 7 6 Trung tâm GDNN- GDTX Phù Mỹ 27 3 22 2 0 26 0 1 0 7 Trung tâm GDNN- GDTX Hoài Nhơn 33 1 27 5 4 19 3 7 5 8 Trung tâm GDNN- GDTX Hoài Ân 17 1 14 2 0 16 0 1 7 9 Trung tâm GDNN- GDTX Vĩnh Thạnh 10 1 3 6 0 7 1 2 7 1 0 Trung tâm GDNN- GDTX Vân Canh 18 1 12 5 0 0 17 1 8 1 1 Trung tâm GDNN- GDTX An Lão 13 3 8 2 0 6 5 2 0
* Thực trạng về đội ngũ cán bộ, giáo viên ở các trung tâm GDNN-GDTX
Theo số liệu thống kê ở Bảng 2.12, tổng số GV dạy nghề ở 11 trung tâm GDNN-GDTX đến năm 2019 là 308 người, tập trung ở các nghề: May công nghiệp; Điện dân dụng; Nấu ăn; Điện lạnh; Tin học ứng dụng; Trồng rau an toàn; Kỹ thuật nuôi và phòng bệnh cho trâu, bò, lợn, gà; Trồng cây có múi...; Số GV còn thiếu là 52 người. CBQL là 21 người hầu hết là GV văn hóa đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ QL GD và QL dạy nghề. Với đội ngũ GV hiện nay có thể đảm nhận 70% chương trình ĐTN cho LĐNT trong toàn tỉnh. Để đạt được 100% LĐNT có nhu cầu được học nghề thì phải có một đội ngũ GV đủ về số lượng, có năng lực chuyên môn và kỹ năng thực hành giỏi, phù hợp với ngành nghề ĐT. Đây là một trong những vấn đề còn khó khăn hiện nay của Ngành LĐ-TB&XH nói chung và các trung tâm GDNN-GDTX nói riêng, cần được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, Hội đoàn thể quan tâm để có chủ trương đúng đắn kịp thời.
* Về quản lý thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo và việc đổi mới phương pháp đào tạo của giáo viên.
Bảng 2.13: Kết quả khảo sát nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo và việc đổi