9. Cấu trúc của luận văn
2.1.2. Nội dung, phương pháp và đối tượng khảo sát
Chúng tôi xây dựng bộ câu hỏi điều tra bằng các phiếu trưng cầu ý kiến nhằm làm rõ thực trạng hoạt động ĐTN cho LĐNT và quản lý hoạt động ĐTN cho LĐNT các trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn tỉnh Bình Định về các mặt cơ bản như sau:
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ GV và học viên; - Thực trạng hoạt động ĐTN;
- Quản lý kế hoạch, chương trình ĐTN cho LĐNT; - Quản lý thực hiện nội dung, chương trình;
- Quản lý đổi mới phương pháp ĐTN cho LĐNT; - Quản lý CSVC-TBĐT và ĐTN cho LĐNT; - Quản lý, bồi dưỡng đội ngũ GV;
- Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động ĐT và học nghề LĐNT; - Quản lý các HĐ khác hổ trợ hoạt động ĐTN cho LĐNT; - Quản lý HĐ học nghề của học viên.
Chúng tôi đã tiến hành phương pháp điều tra thông qua các Phiếu khảo sát trưng cầu ý kiến đánh giá của 100 CBQL, GV và một số GV thường xuyên hợp đồng thính giảng với 11 trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn tỉnh Bình Định (phiếu thu về hợp lệ là 73 phiếu gồm CBQL và GV).
2.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
Bình Định là tỉnh thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung bộ Việt Nam, có tổng diện tích tự nhiên khoảng 6.071,3km2, là 1 trong 5 tỉnh của Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung; nằm ở trung tâm của trục Bắc - Nam của Việt Nam trên cả 4 tuyến: đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển, là cửa ngõ ra biển gần nhất và thuận lợi nhất của Tây Nguyên, nam Lào, đông bắc Campuchia và Thái Lan (bằng cảng biển quốc tế Quy Nhơn và Quốc lộ 19). Với vị trí này, Bình Định có lợi thế vượt trội trong liên kết, giao lưu kinh tế khu vực và quốc tế. Có khoảng 196.000 ha đất lâm nghiệp trong đó trên 151.500 ha rừng tự nhiên và hơn 44.300 ha rừng trồng. Rừng hiện nay còn tập trung chủ yếu ở những vùng xa đường giao thông nên chỉ có ý nghĩa lớn về phòng hộ và bảo vệ môi trường. Tài nguyên khoáng sản ở Bình Định đa dạng, đáng chú ý nhất là đá Granít có trữ lượng khoảng 500 triệu m3 với nhiều màu sắc đỏ đen vàng... Nhiều nguồn nước khoáng được đánh giá có chất lượng cao đã và đang được đưa vào khai thác sản xuất nước giải khát chữa bệnh.
2.2.2. Tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa
Tổng sản phẩm địa phương (GRDP) giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh (theo giá so sánh 2010) tăng bình quân hàng năm 6,94%, thấp hơn chỉ tiêu Nghị quyết
Đại hội đề ra (8%); trong đó, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,93%, vượt chỉ tiêu đề ra (3,5%), công nghiệp - xây dựng tăng 9,55%, thấp hơn chỉ tiêu đề ra (12,5%), dịch vụ tăng 7,17%, tăng cao so với chỉ tiêu đề ra (6,5%), thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 8,9%, thấp hơn chỉ tiêu đề ra (10%).
Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Tuy không đạt so với chỉ tiêu đề ra nhưng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Đến năm 2020: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản đạt 26,5%, công nghiệp - xây dựng đạt 28,4%, dịch vụ đạt 40,5%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 4,6%. So với năm 2015, Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản giảm 5,1 điểm phần trăm, công nghiệp - xây dựng tăng 3,6 điểm phần trăm, dịch vụ tăng 1,1 điểm phần trăm, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 0,4 điểm phần trăm, (chỉ tiêu đề ra tương ứng là: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản giảm 6,7 điểm phần trăm, công nghiệp - xây dựng tăng 6,6 điểm phần trăm, dịch vụ tăng 0,8 điểm phần trăm, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm giảm 0,7 điểm phần trăm).
GRDP bình quân đầu người đạt 2.639 USD, tuy không đạt chỉ tiêu đề ra (chỉ tiêu đến 2020 đạt 3.200 - 3.500 USD), nhưng đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Tổng kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 ước đạt 970 triệu USD, tăng 41,6% so với năm 2015; lũy kế giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt 4.146,2 triệu USD, đạt 92,1% chỉ tiêu đề ra (chỉ tiêu đến 2020 đạt 4.500 triệu USD), tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn ước đạt 7,2%/năm.
Dự kiến thu ngân sách nhà nước năm 2020 khoảng 12.080 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu đề ra (chỉ tiêu đến 2020 là 11.000 tỷ đồng); trong đó, thu nội địa khoảng 11.165,4 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu đề ra (9.100 tỷ đồng).
Huy động vốn đầu tư toàn XH 5 năm đạt 43,1%/GRDP (chỉ tiêu Nghị quyết đạt 47%).
Đến năm 2020, toàn tỉnh có 85/121 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 70,25%, vượt chỉ tiêu đề ra (chỉ tiêu đến 2020 đạt 61%).
Tỷ lệ LĐ qua ĐT và bồi dưỡng nghề ước đến 2020 đạt 56% so tổng LĐ toàn xã hội, đạt chỉ tiêu đề ra (chỉ tiêu đến 2020 đạt 56%).
Bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 30.000 LĐ, đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra (chỉ tiêu đề ra là giải quyết cho 28.000 - 32.000 LĐ hàng năm).
(Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển KT-XH giai đoạn 2015-2020 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2020-2025)
Hầu hết các chỉ tiêu về KT-XH đều đạt và vượt so với kế hoạch Đến nay, tỉnh đã hoàn thành phổ cập GD tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập GD trung học cơ sở, quy mô GD, mạng lưới trường, lớp học mầm non, phổ thông và các cơ sở dạy nghề phát triển phù hợp với phân bố dân cư và địa hình của tỉnh. Trên 98% trạm y tế có bác sĩ, hệ thống bệnh viện các tuyến được đầu tư hoàn thiện, chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao. Công tác xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, ĐTN được chú trọng, an sinh XH được đảm bảo. Khoa học, công nghệ có nhiều tiến bộ, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng một số cây trồng, vật nuôi, cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, cung cấp một số luận cứ khoa học cho việc xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh. Các HĐ văn hoá, thể thao được đẩy mạnh, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân. Bên cạnh đó, tỉnh Bình Định cũng đã chú trọng công tác xây dựng, quảng bá hình ảnh, thu hút đầu tư, du lịch, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh và ĐT nhân lực, coi đây là những yếu tố quyết định đến sự phát triển của tỉnh trong tương lai. Bình Định hiện được xem là một trong những địa phương có môi trường đầu tư - kinh doanh thuận lợi, cởi mở, đã và đang là điểm đến ưa thích của nhiều nhà đầu tư tiềm năng và du khách trong, ngoài nước. Với các chính sách tích cực trong ĐT, thu hút, giữ chân người tài, trình độ NNL của tỉnh cũng đang được nâng lên, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu và tình hình mới.
Với phương hướng, mục tiêu phát triển KT-XH, trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX nêu: Tiếp tục xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong tỉnh trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đoàn kết toàn dân; phát huy nội lực đi đôi với tranh thủ tối đa các nguồn ngoại lực; khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Đẩy mạnh CNH-HĐH, chú trọng CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, phát triển nhanh, bền vững. Gắn phát triển kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng ngừa, giảm thiểu tác hại của thiên tai; QL tài nguyên và bảo vệ môi trường; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; phát triển KT-XH gắn với củng cố quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu xây dựng Bình Định trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực miền Trung.
* Dân số
Năm 2018, dân số trung bình tỉnh Bình Định là 1.534.767 người, tăng 5.747 người, tương đương 0,4% so với năm 2017. Bao gồm, dân số thành thị 475.481 người, chiếm 30,98%, dân số nông thôn 1.059.286 người, chiếm 69,02%; dân số nam 749.538 người, chiếm 48,84%, dân số nữ 785.229 người, chiếm 51,16%.
Bình Định có dân tộc Kinh (chiếm 98%), ngoài ra còn có các dân tộc khác cùng sinh sống trên địa bàn, trong đó chủ yếu là 3 dân tộc Chăm, Ba Na và Hrê sinh sống ở các huyện miền núi và trung du.
* Lao động
Sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Định đã tác động tích cực đến cơ cấu LĐ của tỉnh theo xu hướng giảm tỷ trọng LĐ thuộc khu vực nông, lâm, thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Năm 2018, lực lượng LĐ trẻ từ 15 tuổi trở lên là 944.683 người, tăng 8.492 người so với năm 2017, trong đó LĐ trẻ từ 15 tuổi trở lên làm việc
trong nền kinh tế khoảng 920.093 người, tăng 12.201 người so với năm 2017. Lực lượng LĐ từ 15 tuổi trở lên đã qua ĐT đạt 20,47% (2017 đạt 19,50%), trong đó LĐ đã qua ĐT khu vực thành thị đạt 30,25%; khu vực nông thôn đạt 16,38%.
Có sự khác nhau đáng kể về phân bố lực lượng LĐ theo tuổi giữa khu vực thành thị và nông thôn. Chất lượng của LĐ tỉnh Bình Định còn thấp, đây là thách thức lớn trong việc đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững.
(Nguồn: Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XIX Đảng bộ nhiệm kỳ 2015-2020)
Bảng 2.1: Hiện trạng dân số tỉnh Bình Định từ năm 2011 - 2018 TT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng dân số (1.000 người) 1.498,2 1.502,3 1.509,3 1.514,4 1.520,2 1.524,6 1.529,0 1.534,7
A Phân theo giới tính
1 Nam 730,3 732,3 735,7 739,8 742,8 744,8 746,8 749,5 2 Nữ 767,9 770,0 773,6 774,6 777,4 779,8 782,2 785,2
B Phân theo thành thị, nông thôn
1 Thành thị 415,5 462,9 465,4 469,4 471,9 473,8 474,4 475,4 2 Nông thôn 1.082,7 1.039,4 1.043,9 1.045,0 1.048,3 1.050,8 1.054,6 1.059,3 Tỷ lệ tăng dân số (%) 0,42 0,28 0,46 0,34 0,38 0,29 0,29 0,38
Cơ cấu dân số (%) 100 100 100 100 100 100 100 100
A Phân theo giới tính
1 Nam 48,75 48,75 48,75 48,85 48,86 48,85 48,85 48,84 2 Nữ 51,25 51,25 51,25 51,15 51,14 51,15 51,15 51,16
B Phân theo thành thị, nông thôn
1 Thành thị 27,74 30,81 30,82 31,0 31,05 31,08 31,03 30,98 2 Nông thôn 72,26 69,19 69,18 69,0 68,95 68,92 68,97 69,02
2.2.3. Thực trạng cơ cấu, trình độ nhân lực và nhận thức của xã hội về đào tạo nghề
2.2.3.1. Thực trạng cơ cấu, trình độ nhân lực
Tổng số CB, công chức, viên chức các cấp là 30.411 người, trong đó, công chức hành chính là 1.808 người; viên chức là 25.358 người và CB, công chức cấp xã là 3.245 người.
Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh năm 2018 là 920.093 người. Trong đó, thành thị là 271.269 người, nông thôn là 648.824 người. Phân theo cơ cấu LĐ trong các lĩnh vực: nông, lâm nghiệp, thủy sản 344.332 người, chiếm 37,4%; công nghiệp và xây dựng 254.101 người, chiếm 27,6%; dịch vụ 321.660 người, chiếm 35%. Phân theo nghề nghiệp: nhà lãnh đạo: 9.944 người; chuyên môn kỹ thuật bậc cao: 57.184 người; chuyên môn kỹ thuật bậc trung: 25.678 người; nhân viên: 16.028 người; dịch vụ cá nhân, bảo vệ bán hàng: 163.579 người; nghề trong nông, lâm, ngu nhiệp: 184.510 người; thợ thủ công và các thợ khác có liên quan: 165.729 người; thợ lắp ráp vận hành máy móc, thiết bị: 71.168 người; nghề đơn giản: 224.954 người; khác: 1.319 người.
Tỷ lệ LĐ từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế qua ĐT có bằng cấp, chứng chỉ tăng từ 11,56% (năm 2011) lên 20,47% (năm 2018) tổng số lao động. Phân theo giới tính thì nam chiếm 24%, nữ chiếm 15,23%; phân theo vùng thì thành thị chiếm 30,25%, nông thôn chiếm 16,38%.
Về công tác ĐT lao động, Bình Định đã đạt mức tăng ổn định tỷ lệ LĐ qua ĐT. Số lượng LĐ qua ĐT đã tăng từ 267.000 người lên đến 352.000 người trong giai đoạn 2005-2015. Trong 10 năm qua, số lượng HV tốt nghiệp đại học và trung cấp, sơ cấp nghề đã tăng lên nhanh chóng. Đặc biệt, số người có trình độ đại học trong lực lượng LĐ đã tăng khoảng 5%/năm, từ khoảng 46.000 người lên đến khoảng 72.000 người, trong khi số LĐ đã qua ĐTN
cũng tăng từ khoảng 153.000 người lên 210.000 người. Tỷ lệ LĐ được ĐTN bình quân hàng năm tăng 2%, từ năm 2011 đến năm 2018 tăng từ 38,42% lên đến 52,39%.
2.2.3.2. Nhận thức của xã hội về đào tạo nghề
Nhận thức của XH về ĐTN tác động mạnh đến công tác ĐTN và tìm kiến việc làm sau học nghề, ảnh hưởng rõ rệt nhất của nó là tới lượng HV (đầu vào) cho các cơ sở, đơn vị dạy nghề. Nếu mọi người trong xã hội, đặc biệt người LĐ trong độ tuổi thanh niên đánh giá đúng đắn tầm quan trọng của việc học nghề, chọn cho mình một nghề phù hợp bản thân, nhu cầu của thị trường LĐ thì tỷ lệ có việc làm sau học nghề sẽ cao, việc làm bền vững, ổn định.
2.3. Thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bình Định
2.3.1. Hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn
2.3.1.1. Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Năm 2011 đến năm 2018, toàn tỉnh có 32 cơ sở GDNN và có tham gia HĐ GDNN. Trong đó: 04 trường cao đẳng; 05 trường trung cấp (trong đó có 01 trường trung cấp đặt phân hiệu tại tỉnh Bình Định); 11 trung tâm GDNN- GDTX; 05 trung tâm GDNN, 02 trung tâm khác và 05 doanh nghiệp có tham gia ĐT nghề nghiệp .
Theo trình độ ĐT: 04 cơ sở ĐT trình độ cao đẳng; 05 cơ sở ĐT trình độ trung cấp, còn lại 23 cơ sở ĐT trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng;
Theo loại hình sở hữu: 25 cơ sở công lập và 07 cơ sở tư thục;
Theo phân bố: 18 cơ sở tại thành phố Quy Nhơn; 14 cơ sở rãi khắp các các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Quyết định số 2413/QĐ-UBND ngày 17/7/2018 của UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ và Kế hoạch số 35-KH/TU ngày 04/6/2018 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung
ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả HĐ của các đơn vị sự nghiệp công lập. UBND quyết định hợp nhất 03 Trung tâm Hội, đoàn thể (Thanh niên, Phụ nữ và Nông dân) thành Trung tâm GDNN Bình Định và sáp nhập 04 Trường Trung cấp (Thủ công Mỹ nghệ Bình Định, Hoài Nhơn, Kinh tế - Kỹ thuật Bình Định và Văn hóa nghệ thuật) vào trường Cao đẳng Bình Định.
Đến nay, toàn tỉnh Bình Định có 26 cơ sở GDNN và có tham gia HĐ GDNN. Trong đó: 04 trường cao đẳng (01 trường thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); 01 trường trung cấp đặt phân hiệu tại tỉnh Bình Định; 11 trung tâm GDNN-GDTX; 03 trung tâm GDNN, 02 trung tâm khác và 05 doanh nghiệp có tham gia ĐT nghề nghiệp.
Bảng 2.2: Mạng lưới cơ sở GDNN tỉnh Bình Định đến năm 2019
TT Tên cơ sở Năm thành lập Cơ quan chủ quản Loại hình Công lập Tư thục TƯ ĐP 1 2 3 4 6 7 8 I Trường Cao đẳng
1 Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ
Quy Nhơn 2007 UBND tỉnh x
2 Trường Cao đẳng Cơ điện – Xây dựng
và Nông lâm Trung bộ 2007
Bộ Nông nghiệp -
PTNT x
3 Trường Cao đẳng Bình Định 1998 UBND tỉnh x 4 Trường Cao đẳng Y tế Bình Định 1990 UBND tỉnh x
II Trường Trung cấp
1 Trường Trung cấp Tổng hợp Đông
Nam Á (phân hiệu tại Bình Định) 2008 Doanh nghiệp x
III Các Trung tâm
A Trung tâm GDNN - GDTX
1 Trung tâm GDNN-GDTX Quy Nhơn 1982 Sở GD và ĐT x 2 Trung tâm GDNN-GDTX An Nhơn 2007 Sở GD và ĐT x
TT Tên cơ sở Năm thành lập Cơ quan chủ quản Loại hình Công lập Tư thục TƯ ĐP 1 2 3 4 6 7 8
3 Trung tâm GDNN-GDTX Tuy Phước 2007 Sở GD và ĐT x