Những yếu kém và tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 79 - 82)

9. Cấu trúc của luận văn

2.5.2. Những yếu kém và tồn tại

- Về mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Mạng lưới cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh phân bố còn bất hợp lý. Quy mô ĐTN còn nhỏ, nhất là ĐTN trình độ cao.

Chưa đáp ứng được nhu cầu LĐ qua ĐTN cho các ngành kinh tế mũi nhọn, ngành kinh tế trọng điểm và xuất khẩu lao động.

Xưởng thực hành của HV không đạt chuẩn theo quy định; Thiết bị dạy nghề tại các cơ sở GDNN còn thiếu và lạc hậu.

- Về đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề và chương trình, nội dung đào tạo

Đội ngũ CBQL và GV dạy nghề còn thiếu về số lượng, hạn chế về chuyên môn nhất là kỹ năng thực hành nghề, chưa hợp lý về cơ cấu ngành nghề ĐT. Còn một vài trung tâm biên chế còn ít chưa đảm bảo để thực hiện nhiệm vụ ĐTN và nâng cao chất lượng ĐT.

Chương trình ĐTN phần lớn do các cơ sở G D N N tự xây dựng và do đội ngũ CB, GV biên soạn và phê duyệt, ít tham khảo ý kiến xây dựng của

doanh nghiệp và của người LĐ nên chương trình ĐT ở cơ sở G D N N không phù hợp thực tế ở doanh nghiệp. Nội dung ĐT thường đi sau công nghệ của các doanh nghiệp, việc đổi mới nội dung ĐT thường không kịp thời với việc đổi mới công nghệ nên LĐ sau ĐT bị lạc hậu so với kỹ thuật mới, không đáp ứng ngay được công việc tại các doanh nghiệp. Tài liệu học tập của HV không đầy đủ.

- Về xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp

Việc thực hiện XH hóa với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chưa được phát huy. Công tác rà soát, đánh giá hiệu quả ĐTN, người LĐ có việc làm, thu nhập của người LĐ đã qua ĐTN tại các doanh nghiệp, cơ sở SXKD chưa được quan tâm chú trọng.

- Về liên kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp

Việc liên kết các đơn vị dạy nghề với doanh nghiệp, gắn ĐT với sử dụng LĐ trên địa bàn tỉnh chưa đạt hiệu quả.

Số LĐ sau học nghề không có việc còn chiếm tỷ lệ cao.

Số LĐ được doanh nghiệp tuyển dụng sau học nghề phải ĐT lại vì chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp chưa tham gia vào quá trình giảng dạy và chấm điểm để đánh giá năng lực, kiến thức, kỹ năng của học sinh, sinh viên.

- Về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Việc hợp tác quốc tế, kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài nhằm xây dựng các trường chất lượng cao, liên kết ĐT nghề nghiệp với các trường có đẳng cấp quốc tế chưa được thực hiện.

Việc hợp tác với các nước có trình độ ĐT tiên tiến trong khu vực và quốc tế để tiếp thu công nghệ ĐT đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao cũng chưa được quan tâm chú trọng.

- Về cho vay vốn giải quyết việc làm

Phần lớn các dự án cho vay giải quyết việc làm thuộc lĩnh vực nông nghiệp (chiếm khoảng 70% tổng số dự án), đối tượng vay chủ yếu là hộ gia đình, các cơ sở sản xuất - kinh doanh được vay vốn rất ít nên chủ yếu tăng thời gian làm việc, chưa tạo được nhiều chỗ việc làm mới, chưa giải quyết được nhu cầu việc làm của người lao động.

Nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm còn ít, mức vay thấp, không đáp ứng nhu cầu vay vốn để tự tạo việc làm của người LĐ sau học nghề.

- Về tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên

Công tác tư vấn, hướng nghiệp đối học sinh Trung học phổ thông và cuối cấp Trung học cơ sở chưa được thực hiện; đối với sinh viên chưa được thường xuyên, liên tục.

- Về hỗ trợ phát triển thị trường lao động

Hoạt động của Sàn giao dịch việc làm và các điểm giao dịch vệ tinh đã được cải thiện đáng kể về tần suất và đã tập ở khu vực nông thôn, miền núi và các huyện nghèo của tỉnh; tuy nhiên, người LĐ tham gia tại các phiên giao dịch còn ít, mặt khác, tỷ lệ LĐ có việc làm thông qua các phiên giao dịch việc làm còn thấp.

Tình trạng mất cân đối cung - cầu LĐ cục bộ đang diễn biến phức tạp, hệ thống thông tin thị trường LĐ đang trong quá trình hoàn thiện nên về cơ bản vẫn chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho các đối tượng có nhu cầu và cho công tác quản lý; độ chính xác, hiệu lực và độ tin cậy của thông tin chưa cao. Công tác rà soát nắm thông tin, điều tra thực trạng sử dụng và nhu cầu LĐ trong doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

- Về nhận thức

Nhận thức của một bộ phận cán bộ trong các cấp, các ngành và nhận thức của người LĐ trong công tác dạy nghề, tạo việc làm còn hạn chế. Người nông dân, cả tay nghề cũng như nhận thức còn hạn chế; không đóng góp kinh

phí để học nghề; dễ sinh tâm lý chán nản khi học nghề. Mặt khác, bản thân người học cũng chưa nhận thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình; chỉ khi nào có các chương trình, dự án của nhà nước triển khai và hỗ trợ kinh phí mới tham gia học nghề; nhiều trường hợp đã không phải đóng góp kinh phí ĐT nhưng không hỗ trợ thêm kinh phí học hàng ngày cho cá nhân và cũng không tham gia học nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)