9. Cấu trúc của luận văn
3.1. Căn cứ xây dựng biện pháp
3.1.1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển dạy nghề cho lao động nông thôn của Đảng, Nhà nước.
Căn cứ Bộ Luật Lao động ngày 18/6/2012; Căn cứ Luật Việc làm ngày 16/11/2013;
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2017/QH khóa 13 ngày 27 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội khóa XIII;
Căn cứ Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015 cùa Chính phủ uy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp;
Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng của Nghị Quyết là: “Hình thành Chương trình mục tiêu quốc gia về đào đạo nghề, phát triển NNL, đảm bảo hàng năm ĐT khoản 1 triệu LĐNT.
Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã đặt ra nghiệm vụ: tập trung xây dựng kế hoạch và giải pháp ĐT cho bộ phận con em nông dân đủ trình độ, năng lực vào làm việc ở các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ và chuyển nghề; bộ phận nông dân còn tiếp tục sản xuất nông nghiệp được ĐT về kiến
thức và kỹ năng để thực hành sản xuất nông nghiệp hiện đại; đồng thời, tập trung ĐT nâng cao kiến thức cho CBQL, cán bộ cơ sở;
Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “ĐTN cho LĐNT đến năm 2020”; Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg, đặt ra mục tiêu bình quan hàng năm ĐTN cho khoản 1 triệu LĐNT; sau ĐT, ít nhất 80% số người học có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất; nâng cao chất lượng và hiệu quả ĐTN, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của LĐ nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu LĐ và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn;
Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh về phát triển NNL giai đoạn 2016-2020, với mục tiêu thực hiện đổi mới căn bản toàn diện GD và ĐT, phát triển nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng trên cả 3 yếu tố cơ bản sức khỏe, kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức và cơ cấu hợp lý đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH, mở rộng hội nhập và giao lưu kinh tế quốc tế và khu vực; ĐT đội ngũ LĐ có tay nghề cao, có năng lực cạnh tranh tạo việc làm, gắn với các chương trình phát triển KT-XH của tỉnh, đặc biệt chú ý ĐT công nhân lành nghề cho các khu, cụm công nghiệp và LĐ xuất khẩu;
Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 11/4/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (Khóa XIX) về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho LĐNT trên địa bàn tỉnh”, nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, CB, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về ví trí chiến lược của phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và vai trò của công tác dạy nghề trong việc nâng cao chất lượng LĐNT, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, tăng thu thu nhập và tạo thêm việc làm cho nông dân.
Nghị Quyết số 73/2017/NQ- HĐND ngày 14/7/2017 của HĐND tỉnh ban hành Quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN tỉnh Bình Định năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Quyết định số 2072/QĐ-CTUBND ngày 13 tháng 9 năm 2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định phê duyệt Đề án “ĐTN cho LĐNT đến năm 2020”, với mục tiêu đặt ra bình quân hàng năm ĐTN cho khoảng 16.200 lao động nông thôn.
Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV ngày 19/10/2015 của liên Bộ: Lao động – Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo; Nội vụ hướng dẫn việc sáp nhập Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp công lập cấp huyện (sau đây gọi chung là các trung tâm công lập cấp huyện) thành Trung tâm GDNN-GDTX; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm GDNN-GDTX.
3.1.2. Dự báo về phát triển kinh tế - xã hội, lao động - việc làm và nhu cầu ĐTN cho LĐNT tỉnh Bình Định đến năm 2020
3.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Tại Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh Bình Định khẳng định nền kinh tế của tỉnh đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của khủng hoảng kinh tế và suy thoái toàn cầu. Đại hội nhất trí phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp năm 2015-2020 với các chỉ tiêu chủ yếu sau: Giá trị tổng sản phẩm địa phương bình quân hàng năm tăng 8%, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 12,5%, nông- lâm- ngư nghiệp tăng 3,5%, dịch vụ tăng 6,5%. Đến năm 2020, cơ cấu kinh tế: công nghiệp - xây dựng 37%, dịch vụ 35,8%, nông - lâm - ngư nghiệp 21% và thuế trừ trợ cấp sản phẩm 6,2%; GRDP bình quân đầu người đạt 3.200 - 3.500 USD; thu ngân sách 11.000 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2016-2020 đạt 4,5 tỷ USD. Trên 50% số xã đạt chuẩn nông thôn
mới. Tỷ lệ LĐ qua ĐT, bồi dưỡng, tập huấn nghề đạt 56%. Biến động về quy mô và cơ cấu dân số thời kỳ 2011 - 2020 nằm trong vùng kiểm soát của tỉnh.
3.1.2.2. Dự báo về nhu cầu lao động - việc làm
Dự báo dân số tỉnh Bình Định năm 2016 khoảng 1.524,4 nghìn người và đạt khoảng 1.559,0 nghìn người vào năm 2020 (tốc độ tăng dân số hàng năm đạt 0,3%/năm), trong đó lực lượng LĐ từ 15 tuổi trở lên khoảng 1.025,9 nghìn người (phụ lục 5). Do vậy, giai đoạn 2016 - 2020, tổng cộng có khoảng 165 ngàn người có nhu cầu việc làm, bao gồm: số LĐ thất nghiệp từ năm 2015 chuyển sang; số học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường và một bộ phận dân số bước vào tuổi LĐ bắt đầu tham gia HĐ kinh tế; thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, người đi xuất khẩu LĐ trở về; LĐ bị mất việc làm do bị thu hồi đất, do thay đổi cơ cấu, công nghệ sản xuất,...
Bên cạnh đó, năm 2015 Cộng đồng kinh tế ASEAN được hình thành. Về lĩnh vực LĐ, một trong những thỏa thuận quan trọng giữa các thành viên AEC là việc công nhận lẫn nhau tự do di chuyển và quyền tự do làm việc tại các nước trong 8 lĩnh vực ngành nghề. Theo đó, khi thị trường LĐ của nước ta hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, đồng nghĩa người LĐ trong nước phải gặp khó khăn khi phải cạnh tranh với lực lượng LĐ được ĐT và có tay nghề cao di chuyển từ các thị trường LĐ khác. Mặc khác, bằng cấp cao, chuyên môn giỏi chưa phải là yếu tố quyết định trong quá trình xin việc, mà vấn đề là phải phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Từ dự báo về cung - cầu LĐ cho thấy trong 5 năm tới vẫn còn mất cân đối giữa cung và cầu LĐ (nguồn cung LĐ của tỉnh lớn hơn khả năng thu hút LĐ làm việc trong tỉnh, đi làm việc ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động), dẫn đến tình trạng còn một bộ phận người LĐ không có việc làm. Sự gia tăng dân số và lực lượng LĐ cùng với tình trạng thất nghiệp tạo nên sức ép lớn trong vấn đề giải quyết việc làm cho người LĐ, đặc biệt là việc làm chất lượng cao, ổn định.
Động lực phát triển của nền kinh tế Bình Định là 3 lĩnh vực chia thành 11 ngành kinh tế trọng điểm: lĩnh vực Nông nghiệp gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; lĩnh vực Công nghiệp - Xây dựng bao gồm các ngành sản xuất, phân phối điện, nước nóng và khí đốt, hơi nước và điều hòa không khí, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và ngành khai khoáng; lĩnh vực Dịch vụ bao gồm ngành Vận tải - Kho bãi, ngành Thông tin và Truyền thông, ngành Bán buôn - bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác, ngành Dịch vụ lưu trú và ăn uống, ngành Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm và ngành GD ĐT. 11 ngành này sẽ đóng góp 95% GDP của Bình Định đến năm 2020. Kỳ vọng tăng trưởng GDP trong các ngành kinh tế và mức tăng năng suất LĐ đòi hỏi đến năm 2020, nhân lực của Bình Định phải tăng cả về số lượng LĐ cũng như nâng cao tay nghề, kỹ năng của người lao động. Con số tăng về LĐ sẽ chủ yếu từ lĩnh vực Công nghiệp và Xây dựng, trong đó lực lượng LĐ sẽ tăng lên khoảng 300.000 người năm 2020 so với mức 198.000 người năm 2015 và lĩnh vực Dịch vụ sẽ đòi hỏi 385.000 LĐ năm 2020 so với mức 218.000 LĐ năm 2013. Ngược lại, lực lượng LĐ trong lĩnh vực Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản sẽ giảm đi, còn khoảng 186.000 LĐ năm 2020 so với mức 234.000 LĐ năm 2015.
Giai đoạn 2016 - 2020, dự báo sẽ thu hút khoảng 140.000 - 160.000 lao động. Nhu cầu LĐ dự kiến tăng mạnh trong giai đoạn triển khai các dự án FDI và ổn định sau khi các dự án FDI đi vào hoạt động; đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh có trên 7.500 doanh nghiệp, tạo thêm từ 72.000 - 75.000 chỗ việc làm mới; các chương trình phát triển KT-XH thu hút khoảng 48.000 - 60.000 người; Cho vay giải quyết việc làm từ 10.000 - 12.500; LĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ 2.000 - 2.500; LĐ đi làm việc ngoài tỉnh từ 8.000 - 10.000 người.
trong tỉnh Bình Định được dự báo thay đổi theo hướng giảm dần nhóm công việc đòi hỏi trình độ thấp, sang những nhóm công việc đòi hỏi trình độ cao hơn, ví dụ như những nhóm công việc tay nghề cao như nhóm quản lý, chuyên viên và kỹ thuật viên sẽ tăng từ 26% năm 2013 lên 32% năm 2020; trong khi đó bộ phận LĐ làm nhóm công việc sơ cấp, phần lớn là các LĐ không được ĐT sẽ giảm dần từ 26% năm 2015 xuống còn 16% năm 2020.
Cùng với việc chuyển dịch định hướng phát triển sang các ngành thiên về dịch vụ, nhân lực tỉnh Bình Định cũng được dự báo sẽ chuyển dịch sang nhóm công việc đòi hỏi tay nghề cao hơn. Nhóm công việc tăng nhanh nhất là nhóm nhân viên dịch vụ và bán hàng, nhóm kỹ thuật viên và trợ lý chuyên viên, chuyên viên và nhóm LĐ nghề thủ công và ngành liên quan. Những nhóm LĐ này thường đòi hỏi kỹ năng cao hơn và thường phải qua ĐT. Sự chuyển dịch trong lực lượng LĐ ở khắp các ngành theo hướng tập trung những ngành đòi hỏi kỹ năng hơn và những công việc đòi hỏi kỹ năng thấp dần trở nên thừa thãi do việc nâng cao năng lực, tay nghề của người LĐ và cơ giới hóa ngày càng tăng.
Căn cứ trên nhu cầu LĐ và yêu cầu tối thiểu về trình độ ĐT đối với từng nhóm công việc, có thể thấy nhu cầu LĐ được ĐT hệ chuyên nghiệp và hệ ĐTN sẽ có tỷ trọng tăng lên trong tổng cầu LĐ của tỉnh. Mặt khác nhu cầu đối với LĐ không qua ĐT sẽ giảm bớt tỷ trọng trong tổng nhu cầu lao động. Điều này nhất quán với xu hướng chuyển dịch nền kinh tế Bình Định theo hướng Công nghiệp - Xây dựng và lĩnh vực Dịch vụ và sự chuyển dịch cơ cấu các nhóm công việc theo hướng các nhóm công việc đòi hỏi trình độ cao hơn.Đến năm 2020, nhu cầu LĐ cần tuyển sẽ đa phần là LĐ qua ĐT, cụ thể LĐ có trình độ ĐT chuyên nghiệp (71.000) và LĐ có trình độ trung cấp/cao đẳng nghề (65.000) và sơ cấp nghề (49.000), đáp ứng được khoảng 80% lượng tăng về nhu cầu LĐ đến năm 2020.
3.1.1.3. Nhu cầu nhân lực qua đào tạo để thực hiện các định hướng phát triển kinh tế
Theo dự báo tốc độ tăng dân số trung bình thời kỳ 2011 - 2015 là 0,36%/năm và thời kỳ 2016- 2020 là 0,33%/năm. Dân số trung bình thực hiện đến năm 2015 là 1.520 ngàn người và ước thực hiện đến năm 2020 là 1.545 ngàn người, dự kiến đến năm 2030 là 1671,2 ngàn người. Lực lượng LĐ tương ứng đến năm 2015 là 913 ngàn người, năm 2020 là 1.005 ngàn người và đến năm 2030 là 1.010 ngàn người. (cơ cấu LĐ Nông, lâm nghiệp và thủy sản 524.975 người tỷ lệ 57,5%; Công nghiệp xây dựng 190.817 người, tỷ lệ 20,9% và Dịch vụ 197.208 người, tỷ lệ 21,6%); dự báo đến năm 2020 (cơ cấu LĐ Nông, lâm nghiệp và thủy sản 452.250 người tỷ lệ 45%; Công nghiệp xây dựng 281.400 người, tỷ lệ 28% và Dịch vụ 271.350 người, tỷ lệ 27%) và dự kiến đến năm 2030 (cơ cấu LĐ Nông, lâm nghiệp và thủy sản 303.000 người tỷ lệ 30%; Công nghiệp xây dựng 404.000 người, tỷ lệ 40% và Dịch vụ 303.000 người, tỷ lệ 30%).
Giai đoạn 2016-2020 đào tạo 170.000 người. Trong đó: trình độ cao đẳng 14.500 người, chiếm 8,53%, trình độ trung cấp 15.500 người, chiếm 9,12%, trình độ sơ cấp và ĐT dưới 3 tháng 140.000 người, chiếm 82,35%).
Đến năm 2030, đào tạo 35.000 người. Trong đó: Trình độ cao đẳng 7.000 người, chiếm 20%, trình độ trung cấp 8.750 người, chiếm 25%, trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng 19.250, chiếm 55%.
Cơ cấu lĩnh vực ĐT: Giai đoạn 2016 - 2020, ĐT ở lĩnh vực nông, lâm nghiệp là 76.500 người (chiếm 45%), lĩnh vực công nghiệp xây dựng là 47.600 người (chiếm 28%), lĩnh vực thương mại dịch vụ là 45.900 người (chiếm 27%). Đến năm 2030 ĐT ở lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp là 10.500 người (chiếm 30%), lĩnh vực công nghiệp xây dựng là 14.000 người (chiếm 40%), lĩnh vực thương mại dịch vụ là 10.500 người (chiếm 30%).
Định hướng ngành, nghề ĐT: Lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp phát triển nghề Nuôi trồng và chế biến thủy hải sản; nghề nuôi và phòng trị bệnh cho gia súc, gia cầm tập trung với quy mô lớn; nghề trồng trọt và chế biến cây lương thực, nghề trồng cây ăn quả, cây công nghiệp; trong đó, nghề được đầu tư trọng điểm ở cấp độ Quốc gia là nghề chế biến và Bảo quản thủy sản; Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng: phát triển các nghề được đầu tư trọng điểm ở các cấp độ quốc tế, khu vực ASEAN, quốc gia: nghề công nghệ ô tô, điện công nghiệp, gia công thiết kế sản phẩm mộc, chế tạo thiết bị cơ khí, vận hành máy thi công nền, kỹ thuật máy nông nghiệp, sản xuất sơn công nghiệp, công nghệ chế biến hoa quả, lọc hóa dầu...; Lĩnh vực thương mại dịch vụ: phát triển các nghề được đầu tư cấp độ quốc gia gồm: tin học văn phòng, chăm sóc sắc đẹp, dịch vụ chăm sóc gia đình, hướng dẫn du lịch, kinh doanh khách sạn, dịch vụ nhà hàng, dịch vụ y tế, vận tải hành khách,...
3.1.3. Định hướng phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bình Định đến năm 2020 Bình Định đến năm 2020
3.1.3.1 Mục tiêu
a. Mục tiêu tổng quát
- Bình quân hàng năm ĐTN cho khoảng 16.200 lao động nông thôn; - Nâng cao chất lượng và hiệu quả ĐTN, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn;
b. Mục tiêu cụ thể
- Năm 2010: ĐTN cho 13.700 người. Tỷ lệ LĐ qua ĐT là 36%.
- Giai đoạn 2011-2015: đào tạo nghề cho 76.000 người. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này tối thiểu đạt 70%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 46%.