Đơn vị cần tổ chức bộ máy nhân sự thực hiện công tác quản lý và bộ máy kế toán phải phù hợp về quy mô, yêu cầu quản lý, điều kiện cơ sở vật chất; nên tuyển dụng kế toán viên có kiến thức về kế toán trong lĩnh vực công. Cần đưa ra các chính sách tuyển dụng thu hút nhân tài về làm trong các bộ phận quan trọng, tránh dựa vào mối quan hệ thân thiết. Có chính sách đãi ngộ khen thưởng cán bộ hợp lý để phát huy năng lực và tinh thần chịu trách nhiệm của người lao động. Đồng thời, đơn vị cần chú trọng tạo điều kiện, khuyến khích cho nhân viên tham gia các lớp bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên môn, cập nhật các chính sách, quy định mới có liên quan đến công tác kế toán. Tích cực phát hiện và đóng góp ý kiến, giải pháp cho những vướng mắc còn tồn tại trong chế độ kế toán cũng như các văn bản pháp lý có liên quan đến các cơ quan ban ngành để kịp thời nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
Đơn vị cần hoàn thiện Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý tài sản công, xây dựng định mức thu, chi hợp lý hơn. Đồng thời, hoàn thiện lại bộ máy kế toán, phân công công việc phù hợp, giúp các kế toán viên có thể phát huy tối đa điểm mạnh của mình. Chú trọng việc đánh giá và phân loại hàng tháng, nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ kế toán thông qua việc đào tạo, tập huấn các kiến thức mới về kế toán. Chú ý đầu tư, trang bị máy tính hiện
đại, cấu hình cao để có thể chạy các phần mềm kế toán nội bộ, phần mềm quản lý hàng hóa, phần mềm quản lý tài sản được tốt nhất. Chú trọng trang bị kỹ năng công nghệ thông tin cho nhân viên tạo thuận lợi cho việc sử dụng phần mềm mới.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở lý luận được nêu tại chương 1 và thực trạng được nêu ở chương 2, để nâng cao hiệu quả của công tác kế toán tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình, chương 3 của luận văn đã đề cấp đến những yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện nhằm mục đích định hướng cho việc đề xuất những nội dung hoàn thiện phù hợp. Những nội dung hoàn thiện được nghiên cứu dựa trên cơ sở đánh giá khách quan về thực trạng công tác kế toán tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình đã được khảo sát thực tế. Các nội dung hoàn thiện này vừa mang tính khái quát, vừa mang tính cụ thể. Ngoài ra, ở chương này đã đưa ra được một số điều kiện cơ bản thuộc về các cơ quan quản lý cấp trên và về phía Cục trong việc đưa ra các đề xuất về công tác kế toán trong Cục nhằm thực hiện tốt hơn nữa trong thực tế.
KẾT LUẬN
Cùng với phát triển, hòa nhập về kinh tế. Hệ thống pháp luật về kinh tế, tài chính, NSNN, chế độ kế toán tại các đơn vị hành chính, sự nghiệp đã không ngừng được hoàn thiện và góp phần tích cực vào việc tăng cường, nâng cao chất lượng quản lý hiệu quả sử dụng NSNN. Vấn đề hoàn thiện công tác kế toán có vai trò rất quan trọng đối với các đơn vị dự toán trong ngành dự trữ. Nó là công cụ đắc lực giúp các đơn vị thực hiện tốt công tác quản lý và cung cấp thông tin hữu ích cho nhà quản lý trong việc đưa ra các quyết định. Với đề tài
“Hoàn thiện công tác kế toán tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình”,
luận văn đã làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn như sau:
Thứ nhất, luận văn góp phần làm rõ những vấn đề lý thuyết cơ bản về công tác kế toán tại các cơ quan hành chính nhà nước.
Thứ hai, luận văn đã trình bày thực trạng công tác kế toán tại Cục DTNN khu vực Nghĩa Bình. Tác giả đưa ra những nhận định, đánh giá về thực trạng ấy, chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm, từ đó chỉ ra những tác động tiêu cực của những vấn đề còn tồn tại với yêu cầu công tác quản lý.
Thứ ba, luận văn cũng đã đưa ra một số vấn đề cốt lõi để hoàn thiện công tác kế toán tại Cục DTNN khu vực Nghĩa Bình nhằm phục vụ công tác quản lý; đưa ra các giải pháp cụ thể dựa trên các yêu cầu phù hợp với đặc điểm hoạt động và phương hướng phát triển của Cục.
Tác giả hy vọng những đề xuất của tác giả trong luận văn sẽ là những gợi ý để Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình xem xét, lựa chọn các giải pháp phù hợp để hoàn thiện công tác kế toán tại Cục, nâng cao chất lượng quản lý tài chính, đưa kế toán thực sự là công cụ quản lý kinh tế tài chính./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Tài chính – Bộ Nội vụ (2006),Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT/BTC-BNV ngày 17/01/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ, Hà Nội.
[2] Bộ Tài chính (2013),Thông tư số 145/2013/TT - BTC ngày 21/10/2013 hướng dẫn kế hoạch dự trữ quốc gia và ngân sách nhà nước chi cho dự trữ quốc gia, Hà Nội.
[3] Bộ Tài chính (2014), Quyết định số 2286/QĐ-BTC ngày 05/9/2014 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Hà Nội. [4] Bộ Tài chính (2017), Quyết định số 538/QĐ-BTC ngày 24/3/2017 quy định
phân cấp quản lý công chức, viên chức tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính, Hà Nội.
[5] Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, Hà Nội.
[6] Bộ Tài chính (2018), Thông tư số 108/2018/TT-BTC ngày 15/11/2018 hướng dẫn kế toán dự trữ quốc gia, Hà Nội.
[7] Bộ Tài chính (2020), Quyết định số 315/QĐ-BTC ngày 10/3/2020 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Dự trữ nhà nước trực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Hà Nội.
[8] Đặng Văn Công (2019), “Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng trong điều kiện áp dụng chế độ kế toán hành chính sự nghiệp mới”, Luận văn thạc sĩ - Đại học Đà Nẵng.
[9] Chính phủ (2005), Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước, Hà Nội.
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 130/2005/NĐ- CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước, Hà Nội.
[11]Chính phủ (2013), Nghị định 94/2013/NĐ-CP ngày 21/8/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Dự trữ quốc gia, Hà Nội.
[12]Chính phủ (2016), Nghị định 174/2016/NĐ-CP ngày 30/ 12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật kế toán, Hà Nội.
[13]Chính Phủ (2017), Nghị định số 25/2017/NĐ-CP hướng dẫn về báo cáo tài chính nhà nước, Hà Nội.
[14] Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình (2018), Quyết định số 289/QĐ- CDTNB ngày 12/7/2018 ban hành quy chế quản lý sử dụng tài sản công của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình, Bình Định.
[15] Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình (2019), Quyết định số 471/QĐ- CDTNB ngày 06/12/2019 ban hành quy chế chi tiêu nội bộ của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình, Bình Định.
[16] Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình (2020), Báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính, sổ chi tiết các tài khoản, biên bản xét duyệt quyết toán.
[17] Bùi Thị Lý (2017), “Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng” Luận văn thạc sĩ - Đại học Đà Nẵng. [18] Võ Thị Tuyết Nga (2014), “Hoàn thiện công tác kế toán ở các đơn vị sự nghiệp thuộc sở Tư pháp tỉnh Quảng Nam” Luận văn thạc sĩ - Đại học Đà Nẵng.
[19]Quốc hội (2008), Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12. [20]Quốc hội (2012), Luật dự trữ quốc gia số 22/2012/QH13.
[21]Quốc hội (2015), Luật kế toán số 88/2015/QH13.
[22]Quốc hội (2015), Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13.
[23] Trần Thị Thuận (2014), “Hoàn thiện công tác kế toán tại trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng” Luận văn thạc sĩ - Đại học Đà Nẵng.
[24] Tổng cục Dự trữ Nhà nước (2015), Quyết định số 859/QĐ-TCDT ngày 20/10/2015 về quy chế thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các trực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Hà Nội.
[25] Tổng cục Dự trữ Nhà nước (2019), Quyết định số 109/QĐ-TCDT ngày 26/02/2019 về phân cấp, ủy quyền quản lý tài chính, tài sản công, đầu tư xây dựng, ứng dụng công nghệ thông tin, kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong các đơn vị dự toán ngân sách thuộc và trực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Hà Nội.
[26] Tổng cục Dự trữ Nhà nước (2019), Quyết định số 825/QĐ-TCDT ngày 26/12/2019 về quy định mức chi phí nhập, chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia, Hà Nội.
[27] Tổng cục Dự trữ Nhà nước (2019), Quyết định số 826/QĐ-TCDT ngày 26/12/2019 về quy định mức chi cho nhóm các nội dung chi đối với chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia, Hà Nội.
[28] Tổng cục Dự trữ Nhà nước (2020), Quyết định số 333/QĐ-TCDT ngày 24/6/2020 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Dự trữ Nhà nước thuộc Cục Dự trữ Nhà nước khu vực, Hà Nội.
[29] Tổng cục Dự trữ Nhà nước (2020), Quyết định số 336/QĐ-TCDT ngày 24/6/2020 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Phòng thuộc Cục Dự trữ Nhà nước khu vực, Hà Nội.
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Số hiệu Tên Phụ lục Trang
Phụ lục1 Mịnh họa danh mục chi tiết hàng dự trữ quốc gia và các Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia
-1-
Phụ lục 2 Minh họa một số nghiệp vụ kế toán DTQG chủ yếu -4- Phụ lục 3 Minh họa Quyết định giao dự toán ngân sách năm 2020 của
Tổng cục Dự trữ Nhà nước
Phụ lục 4 Minh họa Quyết định phân bổ, giao dự toán ngân sách năm 2020 của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình
Phụ lục 5 Danh mục chứng từ được dùng tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình
Phụ lục 6 Minh họa một số mẫu chứng từ bắt buộc Phụ lục 7 Minh họa một số mẫu biểu hướng dẫn Phụ lục 8 Hệ thống tài khoản kế toán dự trữ quốc gia
Phụ lục 9 Các mẫu biểu báo cáo quyết toán, tài chính năm 2020 của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình
Phụ lục 1. Mịnh họa danh mục chi tiết hàng dự trữ quốc gia và các Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia
T T
Danh mục hàng Phân công
quản lý
I
1. Lương thực
a) Thóc tẻ; b) Gạo tẻ.
2. Vật tư, thiết bị cứu hộ, cứu nạn:
a) Nhà bạt cứu sinh các loại; b) Phao áo cứu sinh;
c) Phao tròn cứu sinh; d) Bè nhẹ cứu sinh; đ) Xuồng cao tốc các loại; e) Xuồng bơm hơi cứu nạn; g) Bè cứu sinh tự thổi; h) Phao áo cứu sinh tự thổi;
i) Máy bơm nước chữa cháy (đồng bộ thiết bị chữa cháy rừng); k) Trang phục đồng bộ cách nhiệt cho người làm công tác chữa cháy; l) Thiết bị tìm kiếm nạn nhân bằng hình ảnh và âm thanh;
m) Máy xúc, đào đa năng; n) Máy phát điện;
o) Máy khoan cắt bê tông; p) Xe cứu hộ đa năng; q) Ống thoát hiểm; r) Động cơ thủy các loại; s) Thiết bị khoan cắt;
t) Thiết bị phóng dây cứu hộ; u) Hóa chất chữa cháy.
3. Vật tư thông dụng động viên công nghiệp
a) Kim loại đen (thép, thép dầm cầu);
b) Kim loại màu (đồng, nhôm, thiếc, kẽm, chì).
Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước)
4. Muối trắng: - Muối ăn. II 1. Nhiên liệu: a) Xăng ô tô; b) Dầu Diesel; c) Mazut; d) Dầu thô.
2. Vật liệu nổ công nghiệp:
a) Thuốc nổ TEN; b) Thuốc nổ TNT. Bộ Công Thương III 1. Thuốc bảo vệ thực vật
2. Hóa chất khử khuẩn, khử trùng làm sạch môi trường, xử lý nước trong nuôi trồng thủy sản
a) Hóa chất sát trùng cho gia súc, gia cầm; b) Hóa chất sát trùng cho nuôi trồng thủy sản.
3. Thuốc phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản: a) Thuốc thú y; b) Vắc xin các loại. 4. Hạt giống: a) Hạt giống lúa; b) Hạt giống rau; c) Hạt giống ngô. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn IV
1. Một số vật tư phục vụ quốc phòng, bảo vệ biên giới, biển, đảo và động viên công nghiệp:
a) Vũ khí các loại;
b) Phương tiện tác chiến đa năng; c) Xe nghiệp vụ chuyên dụng;
d) Công cụ hỗ trợ, trang thiết bị bảo vệ cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ; đ) Trang thiết bị kỹ thuật mật mã;
e) Hệ thống thông tin liên lạc và giám sát thông tin;
Bộ Quốc phòng
g) Phương tiện, trang thiết bị, phụ tùng nghiệp vụ chuyên dụng quốc phòng;
h) Vật tư, phụ tùng đồng bộ để sản xuất, sửa chữa vũ khí, trang thiết bị quốc phòng;
i) Thuốc nổ và vật liệu nổ quân dụng.
2. Nhiên liệu:
a) Nhiên liệu chuyên dùng cho quân sự; b) Xăng ô tô;
c) Dầu Diesel.
3. Vật tư, máy móc, thiết bị, phương tiện chuyên dùng ngành cơ yếu
V
1. Một số vật tư, máy móc, thiết bị, phương tiện đặc chủng, chuyên dùng cho lực lượng công an nhân dân
a) Xe nghiệp vụ chuyên dụng;
b) Phương tiện, trang thiết bị, phụ tùng nghiệp vụ chuyên dụng an ninh; c) Vật tư, phụ tùng đồng bộ để sản xuất, sửa chữa vũ khí, trang thiết bị an ninh.
2. Vũ khí, công cụ hỗ trợ, các loại thiết bị phục vụ cho đấu tranh phòng, chống tội phạm
a) Vũ khí các loại;
b) Công cụ hỗ trợ, trang thiết bị bảo vệ cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ;
Bộ Công an
VI 1. Thuốc phòng, chống dịch bệnh cho người.
2. Hóa chất khử khuẩn, khử trừng xử lý nguồn nước. Bộ Y tế
VII
1. Ray, dầm cầu đường sắt.
2. Nhiên liệu dùng cho máy bay dân dụng.
Bộ Giao thông vận tải
VIII Hệ thống thu, phát thanh đồng bộ. Đài Tiếng nói
Việt Nam
IX Hệ thống thu, phát hình đồng bộ. Đài Truyền hình
Việt Nam (Nguồn: Nghị định số 94/2013/NĐ-CP ngày 21/8/ 2013 của Chính phủ)
(3c) thu nghiệp vụ (2a) rút tạm ứng dự toán thu hoạt động (3a) chi nghiệp vụ DTQG về quỹ TM hoặc tài khoản TG từ quỹ TM hoạc TG dự toán
(5a) xác định thặng dự giữa định mức so với
chi phí nhập, xuất, bảo quản, cứu trợ, viện trợ hàng DTQG (4a) Rút dự toán để chi cho nghiệp vụ DTQG
(6b)kết chuyển chi nghiệp vụ DTQG (6c)kết chuyển thặng dư
911 421 432
(6d)kết chuyển thâm hụt
(6e) xử lý thặng dư các hoạt dộng
(6a) kết chuyển thu nghiệp vụ
DTQG
011 012 013 00821,00822
(5c) (2b) (3b) (2c) (3d) (1a) (4b)
Lênh chi tiền Lệnh chi tiền lệnh chi hoàn ứng được giao (5b)
thực chi thực chi tạm ứng dự toán
Phụ lục 3: Minh họa Quyết định giao dự toán ngân sách năm 2020 của Tổng Cục Dự trữ Nhà nước
Phụ lục 4: Minh họa Quyết định giao dự toán ngân sách năm 2020 của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình
Phụ lục 5: Danh mục chứng từ được dùng tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình
STT Tên Chứng từ Số hiệu
1 Phiếu thu C40 - BB
2 Phiếu chi C41 -BB
3 Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng C43 – BB
4 Biên lai thu tiền C45 - BB
5 Phiếu nhập kho (Dùng cho nhập hàng dự trữ quốc gia) C20a-HD 6 Biên bản giao nhận hàng (Dùng cho hàng dự trữ quốc gia
tạm nhập tái xuất)
C74-HD
7 Biên bản nhập đầy kho C76-HD
8 Phiếu kiểm tra chất lượng hàng dự trữ quốc gia C77-HD 9 Biên bản nghiệm thu bảo quản lần đầu dự trữ quốc gia C78-HD 10 Biên bản xác định số lượng kinh phí bảo quản hàng hóa
dự trữ quốc gia theo định mức
C79-HD
11 Bảng thanh toán bồi dưỡng độc hại, nguy hiểm bằng tiền C80-HD 12 Bảng thanh toán bồi dưỡng độc hại, nguy hiểm hiện vật C81-HD
13 Biên bản tịnh kho khi xuất dốc kho C82-HD