Thực trạng công tác đào tạo nhân lực tại Công ty cổ phần đƣờng sắt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần đường sắt nghĩa bình (Trang 45 - 59)

6. Kết cấu luận văn

2.2. Thực trạng công tác đào tạo nhân lực tại Công ty cổ phần đƣờng sắt

Đƣờng sắt Nghĩa Bình

Công tác đào tạo đƣợc triển khai dựa trên sơ đồ quy trình đào tạo đƣợc Giám đốc phê duyệt và ký ban hành.

Hình 2.2. Quy trình đào tạo nhân lực tại Công ty CPĐS Nghĩa Bình

Trách nhiệm Trình tự thực hiện Biểu mẫu

Trƣởng phòng TCHC Trƣởng các đơn vị

Phiếu đề xuất đào tạo

Trƣởng phòng TCHC Kế hoạch

đào tạo năm Trƣởng phòng TCHC

Trƣởng các đơn vị

Kế hoạch giảng dạy Hợp đồng giảng dạy Quyết định cử đi học

Trƣởng phòng TCHC Phiếu theo dõi

đào tạo

Trƣởng phòng TCHC Trƣởng các đơn vị

Phiếu đánh giá sau đào tạo

Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính

Lập kế hoạch đào tạo năm Xác định nhu cầu

đào tạo

Nhu cầu

đột xuất Thực hiện đào tạo

Lập hồ sơ, cập nhật kế hoạch đào tạo

Đánh giá đào tạo

2.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo nhân lực

2.2.1.1. Căn cứ xác định nhu cầu đào tạo

Căn cứ xác định nhu cầu đào tạo dựa trên kế hoạch kinh doanh của công ty, theo yêu cầu của ngành, dựa trên nhu cầu phát triển năng lực đội ngũ cán bộ nhân viên và công ty theo từng năm, theo từng giai đoạn, cụ thể nhƣ sau:

Căn cứ vào sự thay đổi máy móc, kỹ thuật, công nghệ.

Căn cứ vào tiêu chuẩn vị trí, chức danh công việc và kết quả đánh giá thực hiện công việc:

Căn cứ vào hồ sơ nhân viên: Khi thay đổi vị trí công tác hoặc nhân viên mới tuyển dụng.

Căn cứ vào đề nghị của từng phòng ban và của từng ngƣời lao động: Yêu cầu của công ty đối với nhân viên trong việc nâng cao trình độ nghiệp vụ (hệ thống quản lý chất lƣợng, quản lý điều hành công việc, trình độ tác nghiệp, chế độ chính sách mới...).

2.2.1.2. Thực hiện xác định nhu cầu đào tạo của Công ty

Mỗi phòng ban trong công ty, các đơn vị hiện trƣờng có trách nhiệm thực hiện đề xuất, lập danh sách cho các nhân viên có nhu cầu gửi lên phòng tổ chức hành chính để đánh giá và quyết định.

Phòng Tổ chức hành chính của Công ty tổng hợp kết quả nhu cầu đào tạo, phân tích đánh giá và xem xét nhu cầu đào tạo thƣờng xuyên hàng năm. Từ đó, xác định đƣợc số lao động cần đào tạo để lên kế hoạch và trình ban giám đốc phê duyệt (theo phụ lục 2.1). Với trƣờng hợp các phòng ban, đơn vị có yêu cầu đào tạo đột xuất thì bổ sung phiếu nhu cầu đào tạo đột xuất chuyển về phòng TCHC.

Bảng 2.3. Nhu cầu và thực tế số ngƣời đào tạo trong năm 2016-2020 Đơn vị

Nhu cầu tham gia đào tạo/thực tế đào tạo (lƣợt ngƣời)

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) I. Lực lƣợng lao động trực tiếp 402/503 80 396/471 84 446/519 86 444/509 87 433/529 82 Lực lƣợng làm công tác an toàn 219/293 75 237/288 82 239/289 83 254/299 85 234/312 75 Lực lƣợng

duy tu, xây dựng cơ bản 142/160 89 127/140 91 153/167 92 150/160 94 158/167 95 Lực lƣợng làm công tác dịch vụ, lực lƣợng khác 40/50 80 31/38 83 53/63 84 40/50 80 41/50 82 II. Khối gián tiếp 42/58 72 46/62 75 50/65 77 55/69 80 57/70 81 Tổng nhu cầu/Thực tế đào tạo 42/58 72 46/62 75 50/65 77 55/69 80 57/70 81 Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính

Qua bảng 2.3. ta nhận thấy, nhu cầu đào tạo của Công ty hàng năm đối với lực lƣợng làm công tác an toàn và lực lƣợng duy tu là rất lớn (chủ yếu về lĩnh vực quy trình, quy phạm và Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động) vì yêu cầu của ngành đƣờng sắt liên quan tới công tác an toàn chạy tàu rất nghiêm ngặt. Tuy nhiên, số lƣợng đào tạo hàng năm phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của công ty và theo yêu cầu của ngành đƣờng sắt. Nhu cầu đào tạo nhân viên của Công ty luôn cao hơn số lƣợng đào tạo thực tế. Nguyên nhân do đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty đa phần các lực lƣợng phục vụ công tác chạy tàu nên việc điều động ngƣời đi học cũng tƣơng đối khó khăn.

2.2.2. Lập kế hoạch đào tạo nhân lực

Phòng Tổ chức hành chính xây dựng và lập kế hoạch đào tạo dựa trên căn cứ vào việc phân tích nhu cầu đào tạo của toàn Công ty và các phiếu xác định nhu cầu đào tạo của các phòng ban, các đơn vị trực thuộc Công ty cho năm tiếp theo trình BGĐ phê duyệt (theo phụ lục 2.2).

2.2.2.1.Xác định mục tiêu đào tạo

Đối với từng loại lao động và công việc cụ thể, Công ty cụ thể hóa các yêu cầu đối với ngƣời thực hiện công việc dựa theo tiêu chí, tiêu chuẩn đặt ra đối với từng vị trí, cấp bậc công việc.

• Lao động trực tiếp: Nắm đƣợc kỹ năng nghề nghiệp sửa chữa, xây dựng, kỹ năng vận hành, sử dụng máy móc, thiết bị thi công, đảm bảo an toàn chạy tàu, an toàn lao động.

• Lao động gián tiếp: nắm vững đƣợc kiến thức, kỹ năng liên quan đến công việc, kiến thức pháp luật; kiến thức ngoại ngữ, sử dụng thành thạo máy tính, các phần mềm liên quan một cách linh hoạt đáp ứng công việc hiệu quả.

Kết quả khảo sát của tác giả (số liệu năm 2020) bằng bảng điều tra (phụ lục 2.4) về kiến thức và kỹ năng mà NLĐ mong muốn đƣợc bổ sung để đáp ứng công việc trong tƣơng lai đƣợc tổng hợp theo bảng 2.4.

Bảng 2.4. Kết quả khảo sát về ƣu tiên mục tiêu đào tạo năm 2020

Nội dung Lao động gián tiếp Lao động trực tiếp

Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%)

1. Kiến thức chuyên môn 11/13 84,6 178/187 95,2

2. Kỹ năng làm việc 10/13 76,9 169/187 90,4

3. Kỹ năng vi tính văn phòng 10/13 76,9 50/187 26,7 4. Hiểu biết pháp luật kinh doanh 8/13 61,5 40/187 21,4

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Qua kết quả tổng hợp bảng 2.4, đáp án nhận đƣợc nhiều sự lựa chọn nhất là bổ sung kiến thức chuyên môn sâu trong các công việc. Đây xuất phát từ yêu cầu thực tế công việc tại công ty, có thể cho thấy bản thân NLĐ đều ý thức đƣợc nhiệm vụ, trách nhiệm với công việc của họ, từ đó tìm ra những điểm còn hạn chế trong năng lực để khắc phục thông qua công tác đào tạo.

2.2.2.2. Lựa chọn đối tượng đào tạo

Hàng năm trên cơ sở nội dung của các khóa học, số lƣợng ngƣời đƣợc cử đi học gửi về phòng TCHC, đồng thời bố trí tạo điều kiện cho những ngƣời trong danh sách đi học.

* Điều kiện để đƣợc tham gia các hình thức đào tạo của Công ty:

Đối với hình thức đào tạo dài hạn: NLĐ phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau: CBCNV đang công tác tại Công ty, có khả năng nguyện vọng đƣợc nâng cao trình độ và nằm trong diện quy hoạch của Công ty.

Đối với hình thức đào tạo ngắn hạn: NLĐ chƣa đáp ứng tốt công việc hiện tại hoặc những đối tƣợng mà công việc của họ mới đƣa công nghệ hiện đại vào sử dụng.

Ngoài những điều kiện chung nhƣ trên Công ty còn có những điều kiện cụ thể nhƣ sau:

* Tiêu chuẩn lựa chọn đối với đối tuợng là lao động gián tiếp, lao động quản lý:

- Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý: là cán bộ nằm trong diện quy hoạch, có triển vọng phát triển vào các vị trí lãnh đạo từ bộ phận đến công ty. Đào tạo nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao năng lực quản lý so với yêu cầu tại vị trí đang đảm nhận.

- Đào tạo tin học, ngoại ngữ: Yêu cầu đặt ra với đào tạo tin học là phải sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng cơ bản và sử dụng thành thạo hệ thống phần mềm liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lƣợng gián tiếp; đối với ngoại ngữ một số bộ phận liên quan khuyến khích học tập để bổ trợ cho công việc khi cần nhƣ bộ phận kỹ thuật, kế hoạch, bộ phận làm dịch vụ nhà hàng, nhà nghỉ.

* Tiêu chuẩn lựa chọn đối tuợng đào tạo đối với lao động trực tiếp: - Thi nâng bậc thợ: Tất cả công nhân trực tiếp sản xuất có đủ tiêu

chuẩn và điều kiện nâng lƣơng theo quy định của pháp luật và của Công ty đƣợc Hội đồng xét duyệt và tổ chức thi nâng bậc.

- Đào tạo mới: Do tình hình kinh doanh một số thợ đƣợc tuyển mới nên Công ty sẽ tổ chức đạo tạo mới những nguời này, để đảm bảo họ có thể hoàn thành công việc đƣợc giao.

- Đào tạo sử dụng trang thiết bị, máy móc mới: Áp dụng cho công nhân vận hành, sửa chữa máy móc thiết bị, cán bộ quản lý kỹ thuật.

- Đào tạo lại: Áp dụng cho CBCNV trình độ chƣa đáp ứng với yêu cầu thực tế công tác hay chƣa có bằng cấp, chứng chỉ tƣơng ứng với vị trí công tác.

2.2.2.3. Xây dựng nội dung chương trình đào tạo nhân lực

Dựa trên kế hoạch đào tạo đã đƣợc Giám đốc phê duyệt, phòng TCHC phối hợp với các phòng ban liên quan lập chƣơng trình đào tạo chi tiết.

* Đào tạo lao động gián tiếp, lao động quản lý:

Đào tạo nâng cao về trình độ chuyên môn quản lý: Chủ yếu là lãnh đạo công ty, lãnh đạo các phòng ban, các đơn vị trực thuộc, các cá nhân trong diện quy hoạch cán bộ quản lý của công ty. Do đó, các cán bộ sẽ đƣợc cử đi học tại các khóa học đào tạo do các trƣờng, trung tâm tổ chức; các khóa học quản lý chuyên sâu do Tổng công ty Đƣờng sắt Việt Nam đào tạo, ... Cuối khóa đƣợc cấp chứng nhận.

* Đào tạo công nhân:

Đối với đào tạo lại: thì đƣợc đào tạo vừa học vừa làm, mở lớp tại công ty hoặc tại các trƣờng thuộc Tổng công ty đƣờng sắt Việt Nam và các trƣờng khác phù hợp với chuyên ngành.

Đối với đào tạo mới: trƣớc khi tuyển dụng, khi công ty có nhu cầu tuyển dụng lực lƣợng lao động một số bộ phận còn thiếu thì công ty sẽ cho đi học tại một số trƣờng, trung tâm thuộc Tổng công ty đƣờng sắt Việt Nam, hoặc hợp đồng với các trung tâm này về tại công ty giảng dạy, sau khi học lý

thuyết xong sẽ đƣợc thực hành thực tế tại hiện trƣờng tùy theo chuyên môn cụ thể, tiến hành ngay tại nơi làm việc, theo hình thức kèm cặp, vừa học vừa làm. Đào tạo thi nâng bậc: đƣợc học lý thuyết, kết hợp với thực hành tùy theo chuyên môn cụ thể. Đề cƣơng ôn tập do phòng kỹ thuật và phòng tổ chức hành chính trực tiếp biên soạn. Nội dung thi gồm 2 phần: Thi nâng bậc lý thuyết (với bậc 2/5 trở lên).

Đào tạo về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ: Hàng năm, Công ty tổ chức bồi dƣỡng kiến thức về ATLĐ cho công nhân. Công ty hợp đồng với các trung tâm, trƣờng tổ chức giảng dạy tại hội trƣờng Công ty.

2.2.2.4. Lựa chọn hình thức đào tạo nhân lực

- Đào tạo nội bộ tại công ty

Áp dụng hình thức đào tạo nội bộ đối với tất cả NLĐ trong công ty, trang bị các kiến thức tổng hợp, kiến thức chuyên môn và kiến thức pháp luật. Các lớp này có thể tổ chức ngay tại hội trƣờng của công ty hoặc ở buổi Hội nghị trong công ty.

- Đào tạo bên ngoài

Căn cứ vào nhu cầu đào tạo và nghiệp vụ chuyên môn của các phòng ban, bộ phận, Phòng TCHC liên hệ, tìm hiểu các đơn vị thực hiện đào tạo và triển khai đào tạo cho nhân viên công ty theo các hình thức: Gửi nhân viên tham dự các khóa đào tạo, các buổi hội thảo, tập huấn, ... do các đơn vị tƣ vấn - đào tạo tổ chức; Mời giáo viên về giảng tại công ty; Tổ chức khóa học tại một địa điểm ngoài công ty.

Các cơ sở đào tạo bên ngoài hầu hết đều từ phía giáo viên giảng dạy tại Trung tâm, các trƣờng thuộc Tổng Công ty Đƣờng sắt Việt Nam và các lớp khác thì theo lĩnh vực và nhu cầu công ty sẽ gửi đi học phù hợp với lĩnh vực đào tạo.

Bảng 2.5. Hệ thống các khóa đào tạo bên trong Công ty cổ phần Đƣờng sắt Nghĩa Bình

STT Khóa đào tạo Đối tƣợng đào tạo Thời gian đào tạo Mục tiêu đào tạo Trách

nhiệm

QĐ chung Thời gian

I. Huấn luyện ban đầu:

1 Hội nhập tổng quát Tất cả nhân viên Từ ngày đầu

tiên nhận việc 02 giờ

Giới thiệu về công ty, hội nhập với môi trƣờng chung, mối liên hệ giữa các phòng chức năng, chính sách, văn hóa,... của Công ty

PTCHC

2 Kiến thức về hệ thống quản lý Tất cả nhân viên Từ ngày đầu

tiên nhận việc 6 giờ

Giới thiệu cho nhân viên nhận thức về Nội quy kỷ luật, chính sách công ty , Các chính sách và mục tiêu chất lƣợng, HTQL-ISO, Những quy định chung về Luật lao động, nội quy lao động

PTCHC

II. Các khóa đào tạo nghiệp vụ chuyên môn

1

Phổ biến luật đƣờng sắt và các văn bản quy phạm pháp luật khác, nghị quyết, chỉ thị cấp trên

Tất cả CBCNV Theo kế hoạch 7 giờ

Đảm bảo NV nắm bắt các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt các luật sửa đổi có liên quan đến nghề nghiệp

Lãnh đạo Công ty, các phòng chức

năng liên quan

2 Đào tạo kiến thức thi nâng bậc Đối tƣợng tham gia

dự thi nâng bậc thợ Theo kế hoạch 1 tuần

Đảm bảo NV nắm bắt các kiến thức liên quan tới đề cƣơng thi nâng bậc cho các bậc thợ tham gia dự thi(chuyên môn và pháp luật) và kỹ năng thực hành liên quan tới từng bậc thợ cụ thể

Ban chỉ huy các đội cầu đƣờng, cán bộ phòng kỹ thuật-an toàn và TCHC

3 Hƣớng dẫn nghiệp vụ quy trình quy phạm

Công nhân trực tiếp sản xuất liên quan đến công tác an toàn chạy tàu,an toàn lao

động

Theo kế hoạch 7 giờ Đảm bảo NV nắm bắt quy trình quy phạm liên quan đến công tác

Lãnh đạo Công ty, các phòng chức

năng liên quan

Bảng 2.6. Hệ thống các khóa đào tạo bên ngoài Công ty cổ phần Đƣờng sắt Nghĩa Bình

TT Nội dung đào tạo Đối tƣợng đào tạo

Thời gian đào tạo Học phí /

Học viên (VNĐ)

Mục tiêu đào tạo

Quy định Thời gian

I Cấp quản lý

1 Bồi dƣỡng kiến thức quản lý, quản

trị doanh nghiệp trong diện quy hoạch Lãnh đạo, cán bộ Theo kế hoạch 10 ngày 5.000.000

Bồi dƣỡng, nâng cao kỹ năng quản trị doanh nghiệp cho lãnh đạo và một số cán bộ nguồn 2 Lớp bồi dƣỡng kiến thức quản lý

nhà nƣớc

Đối tƣợng tham gia dự thi và chuẩn bị thi chuyên viên chính

Theo kế hoạch 30 ngày 7.000.000

bồi dƣỡng kiến thức quản lý NN cho cán bộ

thi chuyên viên chính 3 Tập huấn tuyên truvền quy định

pháp luật về bảo vệ môi trƣờng

Lãnh đạo, cán bộ phụ trách công tác

môi trƣờng

Theo kế hoạch 3 ngày Miễn phí Tìm hiểu quy định pháp luật về bảo vệ môi trƣờng

4 Lớp phổ biến nâng cao kiến thức và nghiệp vụ QL môi trƣờng

Lãnh đạo, cán bộ phụ trách công tác

môi trƣờng

Theo kế hoạch 3 ngày Miễn phí

nâng cao kiến thức về QL môi trƣờng cho cán

bọ phụ trách 5 Huấn luyện, bồi dƣỡng đào tạo

nghiệp vụ sát hạch viên lái tàu

Lãnh đạo, cán bộ

phụ trách lĩnh vực Theo kế hoạch 4 ngày 1.500.000

Bồi dƣỡng nghiệp vụ sát hạch viên lái tàu 6 Tập huấn nghiệp vụ bảo vệ cơ

quan, doanh nghiệp

Lãnh đạo, cán bộ

phụ trách lĩnh vực Theo kế hoạch 2 ngày Miễn phí

Nâng cao nghiệp vụ bảo vệ cơ quan 7 Bồi dƣỡng nghiệp vụ an toàn

GTĐS; Công tác quản lý ATGTĐS phụ trách lĩnh vực Lãnh đạo, cán bộ Theo kế hoạch 3 ngày Miễn phí Nân cao nghiệp vụ quản lý ATGTĐS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần đường sắt nghĩa bình (Trang 45 - 59)